Cuộc sống khốn khó của những cặp vợ chồng lấy nhau khi còn quá trẻ

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Dù cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã tích cực tuyên truyền, phổ biến những hệ lụy xảy ra trong gia đình và xã hội nhưng nạn tảo hôn tại các thôn, buôn vùng sâu vùng xa ở địa phương này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, mỗi năm đều có những ông bố, bà mẹ "tuổi teen" lấy nhau và rồi những câu chuyện buồn đã xảy đến với họ.

Làm bố, mẹ ở "tuổi teen"

Em Hầu Thị E (Buôn H’ Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk) tâm sự: “Mình và chồng quen nhau qua Facebook được khoảng 1 năm, gặp mặt sau đó nói chuyện với gia đình xin cưới thôi. Năm ấy, mình 17 tuổi, còn chồng thì mới 18 và bỏ học từ cấp 1.

Thấy hai đứa thương nhau, đòi cưới, bố mẹ chồng làm sính lễ qua rước dâu về. Về nhà thì mình phụ giúp bố mẹ, đi làm đưa tiền cho họ, nếu cần gì thì xin thêm. Thực tế cả hai khi lấy nhau cũng không tính toán gì nhiều”.

Trong ngôi nhà tạm bợ, Đào Văn Sơn (buôn H’ Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar) đang sống nheo nhóc cùng với vợ và đứa con nhỏ 6 tháng.

Lấy nhau đã được 2 năm, khi lấy vợ thì Sơn 16 tuổi còn một nửa kia chỉ mới tròn 17. Hai vợ chồng cũng phải làm thuê để trang trải cuộc sống và nuôi con nhỏ.

Một bà mẹ “tuổi teen” ở Đắk Lắk đang chăm con nhỏ. Ảnh: Bảo Trung
Một bà mẹ “tuổi teen” ở Đắk Lắk đang chăm con nhỏ. Ảnh: Bảo Trung

Ngày ấy, Sơn thừa nhận không biết suy nghĩ cho gia đình, kiếm được bao nhiêu tiền thì tiêu bấy nhiêu, chưa biết lo, còn phụ thuộc bố mẹ nhiều. Lúc lớn tý rồi mới nghĩ tới gia đình, con cái.

Chị Mùa Thị Mỷ (thôn Giang Đông, xã Ea Dăh, huyện Krông Năng) chua chát nói: "Lấy chồng năm 14 tuổi, tôi từng bế tắc vì không có tiền nuôi con và đã sa chân vào con đường buôn bán ma tuý và phải đi tù. Do khổ quá, lúc trước tôi mang bầu được 7 tháng, còn 1 tháng hơn nữa sinh, vì không có tiền nuôi con thì tôi đã buôn bán ma tuý, nhưng không may bị bắt".

Nạn tảo hôn đã khiến nhiều gia đình “trẻ” ở các buôn làng người Mông tại Đắk Lắk rơi vào tình trạng đói nghèo, thất học, bệnh tật, dẫn đến phạm pháp. Dù chính quyền sở tại đã tuyên truyền nhưng đối với nhiều gia đình, nếu ngăn cấm, các bạn trẻ sẽ bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết.

Vì hoàn cảnh khó khăn và hủ tục lâu đời, nhiều trẻ em dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã bỏ học giữa chừng, sau đó lập gia đình sớm. Cuộc sống dựa vào canh tác nương rẫy, làm thuê.

Vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại

Ông Lê Văn Hiển - Chủ tịch UBND xã Ea Dăh, huyện Krông Năng - thừa nhận: "Có những trường hợp khi lên làm thẻ căn cước mới phát hiện là tảo hôn. Nạn tảo hôn tại địa phương vẫn chưa dừng lại, kéo dài từ đời này qua đời khác. Đơn cử có gia đình  2 thế hệ đều tảo hôn. Tảo hôn cộng với việc sinh đẻ không có kế hoạch khiến cuộc sống nhiều gia đình tại địa phương ngày càng khó khăn. Người mẹ vừa mang thai con mình nhưng cũng đang cõng trên lưng đứa cháu mình. Những đứa trẻ này vẫn chưa biết tương lai sẽ như thế nào". 

Thống kê của Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Đắk Lắk đang là tỉnh có mức sinh cao so với mặt bằng chung của cả nước, hàng năm có khoản trên 32.000 trẻ được sinh ra và tình trạng sinh con thứ 3 trở lên trên 13% trong đó có tình trạng tảo hôn.

Năm 2020, địa phương có 276 cặp tảo hôn. Năm 2021 giảm còn 188 cặp. Nạn tảo hôn xảy ra nhiều nhất ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Nạn tảo hôn gây ra rất nhiều hệ lụy cho xã hội. Ảnh: Bảo Trung
Nạn tảo hôn gây ra rất nhiều hệ lụy cho xã hội. Ảnh: Bảo Trung

Bác sĩ H'Bê Niê - Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Đắk Lắk: “Kiến thức của hôn nhân, tảo hôn của một số bộ phận người dân vẫn còn hạn chế. Họ ở vùng sâu vùng xa nên công tác giáo dục truyền thông để cập nhật kiến thức tảo hôn, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của chính quyền địa phương cũng gặp nhiều khó khăn.”

Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, những người bố mẹ "tuổi teen" này đã phải mang trên vai gánh nặng gia đình, tay bồng tay bế những đứa con nhỏ. Tảo hôn không những vi phạm Luật hôn nhân gia đình mà còn khiến chất lượng dân số suy giảm, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và cản trở sự phát triển kinh tế xã hội".

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Tảo hôn khiến nhiều bé gái ở miền núi Quảng Trị trở thành mẹ

HƯNG THƠ |

Mới đến tuổi học lớp 9, lớp 10, không ít bé gái người đồng bào thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Trị đã lấy chồng, sinh con. Với các trường hợp tảo hôn, hầu hết đều rơi vào tình cảnh nghèo khó.

Đạo diễn làm phim về người Mông nói gì về tục tảo hôn?

Mi Lan |

Tục “kéo vợ” và chuyện tảo hôn của người Mông từng được gọi là “vấn nạn”. Trong cuộc trò chuyện với 2 đạo diễn vừa có phim gây tiếng vang về cuộc sống, hôn nhân của người Mông, họ lại cho rằng: Rất khó để nói đúng hay sai.

Nạn tảo hôn ở Việt Nam gây ấn tượng mạnh trong loạt phim ra mắt 2022

Hải Minh |

"Khu rừng của Páo" và "Những đứa trẻ trong sương" là 2 bộ phim về đề tài nạn tảo hôn để lại nhiều ấn tượng cho khán giả trong năm 2022.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Tảo hôn khiến nhiều bé gái ở miền núi Quảng Trị trở thành mẹ

HƯNG THƠ |

Mới đến tuổi học lớp 9, lớp 10, không ít bé gái người đồng bào thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Trị đã lấy chồng, sinh con. Với các trường hợp tảo hôn, hầu hết đều rơi vào tình cảnh nghèo khó.

Đạo diễn làm phim về người Mông nói gì về tục tảo hôn?

Mi Lan |

Tục “kéo vợ” và chuyện tảo hôn của người Mông từng được gọi là “vấn nạn”. Trong cuộc trò chuyện với 2 đạo diễn vừa có phim gây tiếng vang về cuộc sống, hôn nhân của người Mông, họ lại cho rằng: Rất khó để nói đúng hay sai.

Nạn tảo hôn ở Việt Nam gây ấn tượng mạnh trong loạt phim ra mắt 2022

Hải Minh |

"Khu rừng của Páo" và "Những đứa trẻ trong sương" là 2 bộ phim về đề tài nạn tảo hôn để lại nhiều ấn tượng cho khán giả trong năm 2022.