Có một binh đoàn huyền thoại của những người thợ Mỏ

NGUYỄN HÙNG |

Nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam, đặc biệt là cuộc Tổng Tiến công Mậu Thân 1968, tháng 7.1967, hàng nghìn công nhân của các mỏ than ở Quảng Ninh đã tình nguyện nhập ngũ, ra chiến trường.

Dù sau đó họ được bố trí vào những đơn vị chiến đấu khác nhau, và dù trong biên chế chính thức không có cái tên “Binh đoàn Than”, nhưng phiên hiệu đó đã trở thành niềm tự hào của những người lính - thợ lò và của người dân đất Mỏ, bởi những chiến công và cả sự hy sinh, mất mát cao cả, trong đó có hàng trăm người đã mãi nằm lại nơi chiến trường.

Thợ Mỏ ra trận

Ông Bùi Duy Thinh - SN 1944, nguyên Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp than Cao Thắng, thuộc Cty than Hòn Gai - lật giở từng trang nhật ký cũ kỹ mà ông ghi lại tất cả các sự kiện từ lúc ông cùng các thợ lò nhập ngũ đến những trận đánh ác liệt trên chiến trường.

17h30, ngày 30.7.1967, hai tiểu đoàn 385 và 386 với khoảng 1.100 thợ Mỏ xuất phát từ bến phà Bãi Cháy, thuộc khu vực Hòn Gai để hành quân về Đông Triều. Trong lúc chờ phà, mỗi người ngồi cách nhau vài mét để đề phòng Mỹ ném bom.

Sau đợt kiểm tra sức khỏe tại Đông Triều, đến ngày 6.8, những người thợ lò mới chính thức được mặc quân phục và đến 12.8, hành quân lên Hòa Bình để huấn luyện 4,5 tháng trước khi ra chiến trường.

Ông Thinh khi đó 23 tuổi, là cán bộ kỹ thuật của mỏ than Hà Tu. Ông thuộc diện không phải ra chiến trường bởi là con một, bố bị Pháp giết hại, lại đang được cơ quan bố trí cho đi Ba Lan học tập. Ông cũng vừa cưới vợ được đúng 10 ngày. “Lúc đó không khí sôi sục lắm. Ai cũng muốn xung phong ra chiến trường. Tất cả thợ Mỏ đi đợt đó đều viết đơn tình nguyện. Mỏ Hà Tu khi đó có 75 người được lựa chọn” - ông Thinh nhớ lại.

Ông Chu Văn Đích - nguyên Chủ tịch Công đoàn Cty Cơ khí than Hòn Gai - khi xung phong ra trận khi vừa tròn 20 và là công nhân của Cty trên được 2 năm. “Có những công nhân viết đơn xin ra trận bằng chính máu của mình” - ông Đích tâm sự.

Tôi hỏi bà Trịnh Thị Thanh An - vợ ông Thinh - rằng bà nghĩ gì khi mới cưới nhau được 10 ngày thì chồng đã xung phong ra chiến trường, bà - từng là thiếu nữ xinh đẹp, sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hàng Gai, Hà Nội - chỉ cười rồi nhìn ông. Những câu thơ bà viết tặng ông trước khi ra trận và những dòng nhật ký bà viết trong những năm tháng chờ đợi ông trở về đầy khắc khoải, nhớ thương nhưng cũng nặng đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam thời chiến. “Trăng kia ai nỡ xẻ đôi. Gối thêu ai nỡ để người lẻ loi” hoặc “Anh đi xa cách ngàn trùng. Chờ ngày thống nhất ta cùng chung vui”.

Sau hơn 4 tháng huấn luyện ở Hòa Bình, trước giờ lên đường, ngày 15.12.1967, ông Nguyễn Ngọc Đàm - khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - đã lên chia tay và dặn dò những người lính. Cũng chính ông Đàm là người đặt tên cho binh đoàn của những người lính đặc biệt này là “Binh đoàn Than”, dù rằng đây không phải là một phiên hiệu chính thức trong quân đội. “Binh đoàn Than” gồm 3 tiểu đoàn: 385, 386 và tiểu đoàn 9, với tổng cộng khoảng 2.000 người. Trong đó, tất cả các thành viên của tiểu đoàn 385 và 386 đều là thợ Mỏ ở hai khu vực Hòn Gai và Cẩm Phả; tiểu đoàn 9 là tập hợp quân số của nhiều ngành, nghề, với khoảng 900 quân.

Thực ra, con em Quảng Ninh trước và sau đó ra chiến trường nhiều, nhưng đây là đợt xung phong tòng quân lớn nhất của địa phương này.

Theo ông Thinh, trong khi tiểu đoàn 9, sau khi huấn luyện ở Đông Triều, Quảng Ninh, hành quân thẳng vào Kon Tum thì tiểu đoàn 385 và 386, rời Hòa Bình, tiến lên mặt trận Khe Sanh, Quảng Trị.

Sau 45 ngày cuốc bộ, những người lính - thợ Mỏ được bổ sung vào các lực lượng đang chiến đấu ác liệt tại làng Vây - một cứ điểm đặc biệt của Mỹ trong hệ thống phòng ngự trên đường 9 - Khe Sanh.

Bia lưu niệm sự kiện thành lập “Binh đoàn Than” tại bến phà Bãi Cháy cũ (phía Hòn Gai, TP.Hạ Long). Ảnh: N.H
Bia lưu niệm sự kiện thành lập “Binh đoàn Than” tại bến phà Bãi Cháy cũ (phía Hòn Gai, TP.Hạ Long). Ảnh: N.H

Xứng danh “Binh đoàn Than”

Đó là dịp gần Tết Nguyên đán Mậu Thân. Ông Thinh kể, trước trận đánh lớn - cũng là trận đánh đầu tiên của những người thợ Mỏ mà cách đấy nửa năm chưa hề biết súng đạn là gì, các chàng tân binh của vùng Mỏ ăn Tết sớm, dưới hầm, với 8 người một bao thuốc lá Điện Biên và một cái bánh chưng. Trước ngày ra trận, ông Thinh còn vinh dự được kết nạp Đảng, vào ngày 5.2.1968, trên cao điểm 700, thuộc mặt trận Khe Sanh.

Khoảng 2 ngày sau đó, những người lính “Binh đoàn Than” chính thức tham gia những trận đánh đầu tiên ở nhiều mũi tấn công trên các cao điểm phía Tây Bắc Tà Cơn - Làng Vây. Đã có nhiều người lính ngã xuống, trong đó có cả những người lính - thợ Mỏ, nhưng quân ta đã làm chủ hoàn toàn làng Vây - Tà Cơn.

Sau đó, những người lính “Binh đoàn Than” chuyển vào mặt trận trong Huế, ở những đơn vị chiến đấu khác nhau, rồi tiến sâu vào Tây Nguyên, miền Nam… Có người được tham gia đánh những trận cuối cùng tại nội đô Sài Gòn, như ông Thinh.

Uy tín của “Binh đoàn Than” đã được thể hiện qua mỗi trận đánh, mỗi chiến trường, với nhiều tấm gương điển hình, như: Nguyễn Xuân Hùng (công nhân XN Tuyển than Hồng Gai) cùng đồng đội bắn cháy 2 xe tăng, 1 xe cơ giới; Nguyễn Đức Bình (thợ mỏ Đèo Nai) cùng đồng đội đánh kho xăng Nhà Bè, phá hủy hàng vạn lít xăng dầu; tiểu đội trưởng Phạm Ngọc Niếp (thợ mỏ Thống Nhất) dũng cảm mưu trí, cùng đồng đội bắn chìm 1 tàu chiến, tiêu diệt hàng chục tên Mỹ - Ngụy...

Ông Chu Văn Đích kể, ngày đó cũng không để ý nhiều tới cái tên “Binh đoàn Than” bởi không phải là phiên hiệu chính thức. “Nhưng rất lạ là, có lần hành quân, máy bay địch thả truyền đơn, đích danh kêu gọi “các chiến binh của Binh đoàn Than hãy trở về”. Sau này, khi tham gia đánh ở Lộc Ninh, Tây Ninh, tôi tình cờ nghe được đài BBC nói: trận đánh tiêu diệt hàng trăm xe tăng trên đường 13 chắc chắn do bộ đội ngoài Bắc, trong đó có lực lượng Binh đoàn Than thực hiện” - ông Đích nhớ lại.

Ước tính, tính đến sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có khoảng 300-400 lính của “Binh đoàn Than” nằm lại chiến trường. Ông Đích cho rằng con số có thể còn lớn hơn, bởi riêng Cty Cơ khí than Hòn Gai của ông có 30 người ra chiến trường thì chỉ còn 10 người trở về.

Rất nhiều người lính trở về, trong đó có những người với quân hàm cấp úy, nhưng họ lại xin quay về với nghề thợ Mỏ và làm việc cho đến khi về hưu.

Tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam vừa cho dựng một tấm bia tại bến phà Bãi Cháy cũ (bên phía Hòn Gai) - nơi cách đây đúng nửa thế kỷ, có một binh đoàn đặc biệt xuất phát để chi viện cho miền Nam. Đó chính là “Binh đoàn Than”.

NGUYỄN HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Tái hiện bản hùng ca bất diệt

MINH THI |

Sáng 31.1, tại Hội trường Thống Nhất - TPHCM, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TPHCM tổ chức long trọng lễ kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy (TTCND) xuân Mậu Thân 1968. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn trong chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968

M.Q |

Sáng 31.1, sau khi dự lễ cấp quốc gia kỷ niệm "50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo TPHCM đã tới thăm căn hầm bí mật của gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Lai (bí danh Năm Lai) tại quận 3, TPHCM.

TPHCM: Long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Nhóm PV |

Sáng 31.1, tại TPHCM diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia “50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TPHCM tổ chức với sự tham dự của khoảng 3.500 đại biểu.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tái hiện bản hùng ca bất diệt

MINH THI |

Sáng 31.1, tại Hội trường Thống Nhất - TPHCM, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TPHCM tổ chức long trọng lễ kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy (TTCND) xuân Mậu Thân 1968. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn trong chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968

M.Q |

Sáng 31.1, sau khi dự lễ cấp quốc gia kỷ niệm "50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo TPHCM đã tới thăm căn hầm bí mật của gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Lai (bí danh Năm Lai) tại quận 3, TPHCM.

TPHCM: Long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Nhóm PV |

Sáng 31.1, tại TPHCM diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia “50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TPHCM tổ chức với sự tham dự của khoảng 3.500 đại biểu.