Chuyển dịch xanh trong giao thông - triển vọng và thách thức

Minh Ánh thực hiện |

Liên quan đến những giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch xanh trong giao thông, Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với GS.TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội, thành viên Hội kỹ sư ôtô quốc tế, thành viên Mạng lưới xe điện toàn cầu (GEAN), thành viên Hội đồng cố vấn phát triển giao thông carbon thấp châu Á.

GS.TS. Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp
GS.TS. Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thưa GS, cuộc đua hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 đang cấp thiết mỗi ngày, trong đó, có mục tiêu giảm phát thải từ các phương tiện giao thông. Vậy, GS có đánh giá như thế nào về lộ trình chuyển đổi này và sẽ phải đối mặt với những thách thức, áp lực ra sao?

- Theo tôi, việc chuyển đổi phương tiện giao thông sang phương tiện dùng điện và phương tiện sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch sẽ là động lực cho quá trình định hướng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 năm 2050 của Việt Nam. Phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân dùng điện, phương tiện phát thải carbon thấp hoặc không phát thải carbon trên đường (gọi chung là phương tiện sạch) có tác động trực tiếp đến bộ mặt giao thông, đặc biệt là giao thông đô thị, qua đó nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông, hướng tới sử dụng phương tiện sạch hơn và thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang phương tiện dùng điện hay phương tiện sạch cần phải có lộ trình và sự tham gia của không chỉ ngành giao thông. Nói đến phương tiện dùng điện tức là nói đến nguồn điện, lưới điện và hạ tầng cấp điện, hệ thống trạm sạc điện, hệ thống thu gom, xử lý và tái chế pin thải… Nói đến phương tiện sạch là nói đến sản xuất, tồn trữ và phân phối các loại nhiên liệu sạch như hydrogen, nhiên liệu tái tạo…

Ngoài ra, chuyển đổi sang phương tiện dùng điện, phương tiện sạch cần song hành với chuyển đổi phương thức vận chuyển hành khách và phát triển mạnh mạng lưới phương tiện công cộng dùng điện, dùng nhiên liệu sạch. Có như vậy thì mới giảm được phương tiện cá nhân, hệ thống giao thông sẽ văn minh hơn, sạch hơn, chất lượng không khí sẽ được cải thiện.

Một ví dụ về nhu cầu điện năng cho phương tiện dùng điện được tính toán lý thuyết cho Anh quốc vào năm 2020 như sau: Nếu tất cả ôtô được chuyển thành phương tiện dùng điện và cùng sạc một lúc với loại sạc thường 7 kW thì công suất của hệ thống lưới điện đã cần đến 229 GW, gấp khoảng 3 lần năng lực của hệ thống hiện có; còn nếu tất cả cùng sạc với loại sạc nhanh 50 kW thì cần công suất lưới điện đến 1,6 TW, gấp 21,5 lần năng lực của hệ thống hiện có. Một trạm sạc nhanh có 10 trụ sạc, mỗi trụ sạc có công suất 125 kW thì mỗi ngày trạm sạc này có thể tiêu thụ tới 10.000 kWh, một con số không hề nhỏ.

Ví dụ trên là một trong những minh chứng cho thấy hệ thống điện của quốc gia, của mỗi tỉnh, thành phố cần phải được quy hoạch đảm bảo cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có tính đến hạ tầng cấp điện theo các kịch bản phát triển phương tiện dùng điện.

Phát triển phương tiện dùng điện một cách bền vững, giảm phát thải carbon và hướng tới phát thải ròng bằng zero, còn cần thiết phải quan tâm đến nguồn điện. Nói cách khác, việc phát triển phương tiện dùng điện phải được đi cùng với chuyển đổi năng lượng sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15.5.2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), mục tiêu đạt tỉ lệ năng lượng tái tạo 30,9 - 39,2% vào năm 2030 và 67,5 - 71,5% vào năm 2050 thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện tuyên bố phát thải ròng bằng zero năm 2050, làm tiền đề quan trọng cho việc phát triển phương tiện giao thông dùng điện bền vững.

Thưa GS, trên thực tế đã có nhiều chính sách, chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, đơn cử như các địa phương đang vào cuộc rất mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu Net Zero. Từ các thực tế thách thức trên, xin GS hãy chia sẻ thêm về các giải pháp liên quan đến phương tiện giao thông?
- Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22.7.2022 đã đặt mục tiêu rất cụ thể chuyển đổi sang năng lượng sạch, giảm phát thải khí các-bon và khí methan.

Đây là một trong những văn bản quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu này là hết sức thách thức vì thực tiễn hiện nay, đa số phương tiện vận tải của Việt Nam đều sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu diesel…), tỉ lệ phương tiện cơ giới đường bộ 2 bánh, 4 bánh, ôtô, xe bus… dùng điện còn rất khiêm tốn. Với sự có mặt của một số tuyến bus điện, taxi điện ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác, sử dụng phương tiện dùng điện đang trở thành một xu thế tất yếu, nhận được sự quan tâm và đồng thuận của xã hội. Tuy nhiên, để thúc đẩy mạnh hơn xu thế này, cần thiết phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có thể kể đến một số định hướng sau đây.

Thứ nhất, thúc đẩy phát triển phương tiện dùng điện đồng bộ với các chính sách liên quan đến nguồn năng lượng, lưới điện và hạ tầng trạm sạc điện, xử lý pin thải… bên cạnh việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phương tiện dùng điện, các chính sách khuyến khích, thúc đẩy sử dụng phương tiện dùng điện.

Chuyển dịch năng lượng một cách bền vững và định hướng phát triển mạnh các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Quy hoạch lưới điện quốc gia, lưới điện các tỉnh, thành phố đảm bảo đáp ứng nhu cầu công suất điện cho phương tiện dùng điện.

Quy hoạch hệ thống trạm sạc tương ứng với các kịch bản phát triển phương tiện dùng điện. Phát triển và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phương tiện dùng điện. Định hướng công nghệ thu gom, xử lý và tái chế pin thải. Định hướng chuyển giao và làm chủ về công nghệ sản xuất phương tiện dùng điện, phụ kiện quan trọng của phương tiện dùng điện, trạm sạc điện...

Thứ hai, triển khai mạnh các chương trình, chính sách thúc đẩy phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo. Việt Nam có tiềm năng rất lớn về phát triển nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo nói chung và nhiên liệu sinh học nói riêng.

Phát triển nhiên liệu sinh học là một trong những hướng tiếp cận rất quan trọng đối với Việt Nam nhằm hướng tới đồng thời 3 mục tiêu, trồng cây nhiên liệu để hấp thụ phát thải khí nhà kính; sản xuất nhiên liệu sinh học có phát thải khí nhà kính thấp cho phương tiện; và nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này một cách bền vững cần triển khai tốt công tác quy hoạch đất trồng.

Việt Nam đã ban hành chương trình phát triển nhiên liệu sinh học nhưng thực tiễn thì các mục tiêu về sản xuất, sử dụng nhiên liệu sinh học đều khó có thể đạt. Trên thị trường hiện chỉ có xăng E5 (5% ethanol sinh học làm từ sắn và 95% xăng). Nhiên liệu hydro (hydrogen), đặc biệt là hydro xanh là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và nhà khoa học nhưng chi phí và công nghệ sản xuất, tồn chứa và vận chuyển hydro đang là một bài toán lớn và khó giải trong thời gian gần.

Thứ ba, bên cạnh việc thúc đẩy phương tiện dùng điện, các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong đang lưu hành và sắp có mặt ở thị trường cũng phải hướng đến giảm phát thải khí nhà kính. Để làm được điều này, cần thực hiện nghiêm túc lộ trình về cắt giảm phát thải khí nhà kính, áp dụng các chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với phương tiện đăng ký mới; tuân thủ chặt chẽ chế độ bảo trì, bảo dưỡng đối với phương tiện đang lưu hành để tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải khí nhà kính và giảm phát thải ô nhiễm.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm quốc tế, các thành phố có thể thí điểm và triển khai các vùng giới hạn, có chế tài để hạn chế các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong có phát thải carbon cao hay phương tiện sử dụng động cơ đốt trong di chuyển vào vùng này. Đây là mô hình có thể tạo ra động lực và nâng cao nhận thức của người sử dụng phương tiện sạch hơn và bảo vệ môi trường.

Thứ tư, tăng cường đầu tư phát triển hệ thống giao thông công cộng dùng điện hoặc phương tiện sử dụng động cơ đốt trong phát thải carbon thấp là một trong những giải pháp quan trọng mang lại văn minh cho giao thông đô thị.

Hệ thống giao thông công cộng tiện lợi và bảo vệ môi trường là nền tảng để nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông và thúc đẩy chuyển dịch từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.

Xin trân trọng cảm ơn giáo sư!

Minh Ánh thực hiện
TIN LIÊN QUAN

TPHCM chi 238 tỉ đồng lắp hệ thống camera giám sát giao thông

MINH QUÂN |

TPHCM chi 238 tỉ đồng đầu tư 2 dự án hệ thống camera giám sát phục vụ công tác kiểm soát giao thông và hệ thống điều khiển giao thông linh hoạt các trục giao thông chính trên địa bàn.

Dân ngao ngán khi nhắc về xe buýt, đến bao giờ mới “xanh hoá” giao thông?

Diệp Trang |

Xe buýt được xem là phương tiện công cộng vừa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, vừa giải quyết được tình trạng tắc đường của đô thị. Tuy nhiên, những trải nghiệm không tốt của người dân khi sử dụng xe buýt vẫn còn tồn tại, khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán.

Gần 24.000 tỉ đồng cho giao thông kết nối ở thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất nước

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau 4 năm sáp nhập, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được đầu tư khoảng 18.000 tỉ đồng để xây dựng hệ thống giao thông mở rộng không gian phát triển Hạ Long. Một loạt công trình giao thông động lực khác với số vốn hàng nghìn tỉ đồng cũng đang được nghiên cứu xây dựng để kết nối toàn bộ các khu vực của Hạ Long cũng như Hạ Long với các địa phương khác.

NSND Mỹ Uyên: Là giám đốc, tôi vẫn đang cầm nhà, nợ ngân hàng để lo cho sân khấu

NHÓM PV |

NSND Mỹ Uyên có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 về những gánh vác khó khăn trong nghề, và sự xúc động khi nhận được danh hiệu NSND.

Ngỡ ngàng nhà trong ngõ không có sổ đỏ rao bán giá rẻ như cho ở Hà Nội

Tuyết Lan |

Tài chính thấp nhưng mong muốn sở hữu nhà mặt đất nên một số người lựa chọn tìm đến phân khúc nhà trong ngõ không có sổ đỏ. Thực tế, nhiều căn nhà trong ngõ không có sổ đỏ ở Hà Nội đang được bán với mức giá rẻ "giật mình" khi thấp hơn gần nửa giá so với thị trường.

Công an thông tin vụ cháy quán bar cao tầng ở Hải Phòng

Mai Dung |

Sáng 16.3, Công an TP.Hải Phòng thông tin về vụ cháy tại quán bar Sakura 2 ở số 223 Văn Cao, quận Ngô Quyền.

Báo Đức chỉ ra "đồng minh" bất ngờ của Nga ngay trong lòng phương Tây

Khánh Minh |

Nhà báo Đức cho rằng, phương Tây đang tìm cách nối lại quan hệ thương mại với Nga trước nguy cơ Ukraina thua trận.

Độc đáo cách cải tạo trụ sở trăm tỉ giữa trung tâm thành phố Yên Bái

Đinh Đại |

Bên cạnh hàng rào che chắn kỹ lưỡng, công trình cải tạo trụ sở UBND tỉnh Yên Bái còn dựng backdrop xung quanh khiến không nhiều người phát hiện đang có hoạt động xây dựng tấp nập bên trong.

TPHCM chi 238 tỉ đồng lắp hệ thống camera giám sát giao thông

MINH QUÂN |

TPHCM chi 238 tỉ đồng đầu tư 2 dự án hệ thống camera giám sát phục vụ công tác kiểm soát giao thông và hệ thống điều khiển giao thông linh hoạt các trục giao thông chính trên địa bàn.

Dân ngao ngán khi nhắc về xe buýt, đến bao giờ mới “xanh hoá” giao thông?

Diệp Trang |

Xe buýt được xem là phương tiện công cộng vừa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, vừa giải quyết được tình trạng tắc đường của đô thị. Tuy nhiên, những trải nghiệm không tốt của người dân khi sử dụng xe buýt vẫn còn tồn tại, khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán.

Gần 24.000 tỉ đồng cho giao thông kết nối ở thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất nước

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau 4 năm sáp nhập, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được đầu tư khoảng 18.000 tỉ đồng để xây dựng hệ thống giao thông mở rộng không gian phát triển Hạ Long. Một loạt công trình giao thông động lực khác với số vốn hàng nghìn tỉ đồng cũng đang được nghiên cứu xây dựng để kết nối toàn bộ các khu vực của Hạ Long cũng như Hạ Long với các địa phương khác.