Gần 24.000 tỉ đồng cho giao thông kết nối ở thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất nước

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau 4 năm sáp nhập, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được đầu tư khoảng 18.000 tỉ đồng để xây dựng hệ thống giao thông mở rộng không gian phát triển Hạ Long. Một loạt công trình giao thông động lực khác với số vốn hàng nghìn tỉ đồng cũng đang được nghiên cứu xây dựng để kết nối toàn bộ các khu vực của Hạ Long cũng như Hạ Long với các địa phương khác.

Sau khi TP Hạ Long và huyện Hoành Bồ sáp nhập với nhau để trở thành phố Hạ Long mới, theo Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14, ngày 17.12.2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, với hơn 1.119km2 đất liền và trên 400km2 mặt nước vịnh Hạ Long.

Theo UBND TP Hạ Long, sau sáp nhập đến nay, đã có nhiều công trình giao thông trọng điểm được đầu tư, hoàn thành đưa vào sử dụng, nhằm rút ngắn khoảng cách kết nối khu vực các xã phía Bắc thành phố Hạ Long với trung tâm thành phố và mở rộng không gian phát triển không chỉ riêng của Hạ Long.

Đường dẫn cầu Bình Minh, bắc qua vịnh Cửa Lục được đưa vào sử dụng từ 1.1.2024. Ảnh: Nguyễn Hùng
Đường dẫn cầu Bình Minh, bắc qua vịnh Cửa Lục được đưa vào sử dụng từ 1.1.2024. Ảnh: Nguyễn Hùng

Tính đến nay, đã có 15 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, với tổng vốn đầu tư khoảng 18.345 tỉ đồng đã được đưa vào sử dụng và đang được triển khai xây dựng. Trong đó, 7 dự án do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỉ đồng và 8 dự án thuộc ngân sách TP Hạ Long với tổng mức đầu tư 3.383 tỉ đồng.

Trong số các dự án do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, đã có 3 dự án hoàn thành, được đưa vào sử dụng với tổng mức đầu tư hơn 7.400 tỉ đồng, gồm: cầu Tình Yêu (2.110 tỉ đồng); Đường bao biển nối thành phố Hạ Long với thành phố Cẩm Phả với tổng mức đầu tư 2.284 tỉ đồng; Đường nối KCN Cái Lân qua KCN Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn với tổng mức đầu tư hơn 1.275 tỉ đồng; cầu Bình Minh (cầu Cửa Lục 3), 1.742 tỉ đồng.

Các dự án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt chủ trương đầu tư và khởi công vào đầu năm 2024, gồm: Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn từ Km0+00 đến Km8+600 với tổng mức đầu tư 1.861 tỉ đồng; Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342 đoạn thuộc địa phận TP Hạ Long với tổng mức đầu tư 3.965 tỉ đồng; Tuyến đường nối từ Quốc lộ 279, tỉnh Quảng Ninh đến Đường tỉnh 291, tỉnh Bắc Giang với tổng mức đầu tư 1.455 tỉ đồng.

Vịnh Cửa Lục - trung tâm kết nối mới của TP.Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Hùng
Vịnh Cửa Lục - trung tâm kết nối mới của TP Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Hùng

Hiện nay, TP Hạ Long đang nghiên cứu và đầu tư các dự án, gồm: Nút giao kết nối đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn với tỉnh lộ 342 tại thôn Trại Me, xã Sơn Dương, TP Hạ Long, khái toán tổng mức đầu tư 158 tỉ đồng; Tuyến đường nối từ nút giao cầu Tình Yêu đến đường dẫn cầu Bình Minh 3, TP Hạ Long với khái toán tổng mức đầu tư 5.300 tỉ đồng.

Như vậy, kể từ thời điểm sáp nhập Hạ Long với Hoành Bồ vào năm 2020 đến nay, tổng số vốn đầu tư đã và đang tiếp tục được giải ngân để phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần mở rộng không gian phát triển của TP Hạ Long đã lên tới trên 23.800 tỉ đồng.

Các công trình giao thông trọng điểm này đều nằm xung quanh vịnh Cửa Lục hoặc kết nối với các địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận đều hướng về vịnh Cửa Lục.

Theo quy hoạch TP Hạ Long sau khi được mở rộng, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vịnh Cửa Lục là trung tâm kết nối phát triển đô thị theo mô hình đa cực.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Tổng mức giải ngân 94.161 tỉ đồng: Thách thức lớn của ngành giao thông

Minh Hạnh |

Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, năm 2023 tổng mức giải ngân toàn ngành lên tới 94.161 tỉ đồng. Đây được coi là thách thức lớn. Do đó, ngay từ đầu năm 2023, toàn ngành đã tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, tập trung hoàn thiện thủ tục để khởi công các dự án thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam...

Vì sao hạ tầng giao thông đi trước mở đường cho nền kinh tế?

Phương Thảo |

Giao thông được ví như mạch máu của nền kinh tế. Những địa phương có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách… luôn cho thấy lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, ổn định và bền vững.

Quảng Ninh - Bắc Giang đột phá giao thông để Bắc Giang “có biển”

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành kế hoạch thực hiện kết luận của Ban Thường vụ 3 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang về việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy liên kết giữa 3 tỉnh. Trong đó, với Bắc Giang, sẽ hợp tác phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và tạo điều kiện để Bắc Giang “có biển”.

Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương hợp tác phát triển hạ tầng giao thông

Mai Dung |

Ngày 13.3, tại Hải Dương, TP.Hải Phòng và các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh tổ chức hội nghị hợp tác, phát triển để đánh giá kết quả hợp tác giữa 3 địa phương thời gian qua, thống nhất chương trình hợp tác phát triển giai đoạn 2022-2025.

Cả Công ty BHS lẫn công ty mẹ BKAV đều trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội

Ngọc Thiện |

Ngoài nợ lương người lao động, Công ty Cổ phần điện tử BHS còn nằm trong danh sách chậm đóng bảo hiểm cho lao động.

Giáo viên nghỉ dạy vì cho rằng bị xúc phạm: Kiểm điểm hiệu trưởng

QUANG ĐẠI |

NGHỆ AN - Liên quan tới vụ việc một nữ giáo viên nghỉ dạy vì cho rằng bị hiệu trưởng xúc phạm, UBND TP Vinh đã tổ chức kiểm điểm hiệu trưởng.

Nhà xe Thành Bưởi được Sở GTVT TPHCM cấp phép hoạt động lại

MINH QUÂN |

TPHCM – Nhà xe Thành Bưởi vừa được Sở GTVT TPHCM cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô, sau gần 4 tháng bị thu hồi.

Nhiều cá nhân thi tuyển công chức ở Hà Nội chỉ đạt 50/100 điểm

KHÁNH AN |

Ngày 29.2, Sở Nội vụ Hà Nội công bố kết quả điểm bài viết kỳ kiểm tra, sát hạch tiếp nhận vào công chức đợt 1 năm 2024 của TP Hà Nội.

Tổng mức giải ngân 94.161 tỉ đồng: Thách thức lớn của ngành giao thông

Minh Hạnh |

Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, năm 2023 tổng mức giải ngân toàn ngành lên tới 94.161 tỉ đồng. Đây được coi là thách thức lớn. Do đó, ngay từ đầu năm 2023, toàn ngành đã tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, tập trung hoàn thiện thủ tục để khởi công các dự án thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam...

Vì sao hạ tầng giao thông đi trước mở đường cho nền kinh tế?

Phương Thảo |

Giao thông được ví như mạch máu của nền kinh tế. Những địa phương có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách… luôn cho thấy lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, ổn định và bền vững.

Quảng Ninh - Bắc Giang đột phá giao thông để Bắc Giang “có biển”

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành kế hoạch thực hiện kết luận của Ban Thường vụ 3 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang về việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy liên kết giữa 3 tỉnh. Trong đó, với Bắc Giang, sẽ hợp tác phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và tạo điều kiện để Bắc Giang “có biển”.

Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương hợp tác phát triển hạ tầng giao thông

Mai Dung |

Ngày 13.3, tại Hải Dương, TP.Hải Phòng và các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh tổ chức hội nghị hợp tác, phát triển để đánh giá kết quả hợp tác giữa 3 địa phương thời gian qua, thống nhất chương trình hợp tác phát triển giai đoạn 2022-2025.