Người dân chưa thể lạc nghiệp vì bất cập chia tách địa giới hành chính

Phan Tuấn |

Hiện chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng đã kéo điện lưới cho người dân sử dụng, đầu tư xây dựng trường học, đường sá, trạm y tế... trên địa giới hành chính thuộc tỉnh Đắk Nông quản lí. Tuy nhiên, những đầu tư này chưa đủ để cho một khu vực dân cư có quy mô lớn hàng nghìn nhân khẩu phát triển. Hiện có rất nhiều người dân đang lâm vào cảnh khó khăn vì không được cấp sổ đỏ để vay vốn, con em bỏ học vì đường sá đi lại khó khăn...

Khu dân cư lâu đời chưa được cấp sổ đỏ

Hiện nay, ông K’Krông - ở thôn Păng Dung, xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng - đã xây dựng nhà cửa khang trang, nhưng cơ sở pháp lí thì đất thuộc địa giới hành chính của tỉnh Đắk Nông.

d
Hiện đang có hơn 1.300ha đất đai của người dân ở vùng đệm của vườn Quốc gia Tà Đùng đã được người dân canh tác ổn định hàng chục năm nay nhưng chưa được cấp sổ đỏ. Ảnh: Phan Tuấn

“Cách đây 6 năm, gia đình tôi đã đầu tư xây dựng nhà ở trị giá khoảng 1 tỉ đồng. Khi xây dựng, tôi không biết phần đất của gia đình thuộc địa giới hành chính ở tỉnh nào và không biết đất thuộc quy hoạch gì. Hơn nữa, khi người dân chúng tôi xây nhà cũng không thấy cán bộ, cơ quan chức năng đến kiểm tra hỏi về quy trình xin phép xây dựng” - ông K’Krông cho hay.

Theo ông K’Krông, sau khi có nhà cửa ổn định, ông và nhiều hộ dân khác tìm đến chính quyền xã Đạ K’nàng để được cấp sổ đỏ. Thế nhưng, chính quyền xã Đạ K’Nàng thông báo họ không giải quyết vì phần đất này thuộc về tỉnh Đắk Nông.

Nhiều người dân mong muốn vườn tược, nhà cửa của gia đình được cấp sổ đỏ để vay vốn ngân hàng, tái đầu tư phát triển sản xuất.
Nhiều người dân mong muốn vườn tược, nhà cửa của gia đình được cấp sổ đỏ để vay vốn ngân hàng, tái đầu tư phát triển sản xuất.

“Từ nơi chúng tôi ở, muốn đi đến  trụ sở UBND xã Đắk Som phải đi đường vòng hơn 100 km, còn đến trung tâm huyện Đắk Glong (Đắk Nông) khoảng 150 km. Thế nên, từ khi có ý định xin cấp sổ đỏ không thành đến nay đã nhiều năm trôi qua. Chúng tôi mong muốn được cấp sổ đỏ thuộc về tỉnh Lâm Đồng để có thể vay vốn kinh doanh, con cái thuận tiện ăn học, xác nhận giấy tờ tùy thân…” - ông K'Krông cho hay.

Căn cứ Quyết định (số 2177/QĐ-UBND, ngày 21.12.2022) của UBND tỉnh Đắk Nông, phần lớn diện tích khu vực giáp ranh các xã Đạ K’Nàng, Phi Liêng (Lâm Đồng) đã được phê duyệt đưa ra ngoài quy hoạch Vườn quốc gia Tà Đùng để giao địa phương quản lí. Tổng diện tích nằm ngoài quy hoạch Vườn quốc gia Tà Đùng đến năm 2030 đối với khu vực nêu trên là 1.588,72 ha.

 
Mặc dù đã được các cấp ngành ở tỉnh Lâm Đồng đầu tư hạ tầng, trường học nhưng như vậy là chưa đủ để cho khu dân cư hàng nghìn người dân phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, diện tích thuộc quy hoạch ba loại rừng bao gồm 241,61 ha rừng sản xuất, 75,23 ha diện tích có rừng, 166,38 ha diện tích không có rừng; diện tích không thuộc quy hoạch ba loại rừng là 1.347,11 ha.

“Hiện họ đã xây dựng nhà cửa kiên cố, phát triển kinh tế ổn định nhưng không được thế chấp để vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế, gây thiệt thòi về nhiều mặt. Mặc khác, người dân cũng không có cơ sở để làm thủ tục chuyển nhượng hoặc muốn chuyển nhượng thì không đủ căn cứ pháp lí” - ông Nguyễn Bá Nhân - Chủ tịch UBND xã Đạ K’Nàng - cho hay.

Mong sớm điều chỉnh địa giới hành chính

Theo ông Nguyễn Bá Nhân - Chủ tịch UBND xã Đạ K’Nàng - việc người dân tỉnh Lâm Đồng xâm canh, sinh sống trên phần đất của tỉnh Đắk Nông đang gây ra nhiều khó khăn cho địa phương trong việc quản lí dân cư, chăm lo đời sống vật chất tinh thần… cho người dân.  Đơn cử như công tác quản lí nhân hộ khẩu, xác nhận nhà ở hợp pháp… gặp nhiều khó khăn. Hay khi người dân của xã xảy ra sự việc vi phạm pháp luật, tranh chấp đất đai, gây rối trật tự công cộng… phải nhờ đến chính quyền UBND xã Đắk Som, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) giải quyết. Đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn những vấn đề về an ninh trật tự khi có tội phạm lẩn trốn pháp luật và gây ra hậu quả khó lường.

Ngoài trường học, về phía xã ở tỉnh Lâm Đồng đã làm chủ đầu tư 2 công trình giao thông, huyện làm chủ đầu tư 3 công trình đường giao thông.
Việc đầu tư hạ tầng như hiện nay vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nơi đây.

“Các hộ gia đình chưa được cấp sổ đỏ không thể vay vốn, phát triển sản xuất nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Xuất hiện tình trạng học sinh bỏ học” - ông Nhân cho biết thêm.

Theo ông Trương Hữu Đồng - Chủ tịch UBND huyện Đam Rông, nhiệm kì trước, địa phương đã quan tâm thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, dù biết rõ đấy là đất của tỉnh bạn - Đắk Nông. Cụ thể, hiện nay, 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Huyện Đam Rông còn đầu tư xây dựng 2 điểm trường (1 điểm trường mầm non và 1 điểm trường tiểu học); 2 hội trường thôn (thôn Păng Dung và Đạ Pin). Về phía xã cũng làm chủ đầu tư 2 công trình giao thông và huyện làm chủ đầu tư 3 công trình đường giao thông.

“Việc đầu tư hạ tầng như hiện nay vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nơi đây. Người dân là của tỉnh Lâm Đồng, trong khi đất đai lại của tỉnh Đắk Nông nên vấn đề đầu tư hạ tầng, chăm lo đời sống người dân còn nhiều khó khăn, vướng mắc” - ông Đồng trăn trở. 

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Để dân "sống lậu" 30 năm trên quê hương mình, chính quyền không thể vô can

Thanh Hải |

Gần 4.000 người dân ở Lâm Đồng đã dựng nhà sinh sống, sản xuất  tại chỗ bao đời nay, nhưng phần đất đó lại thuộc địa giới hành chính của tỉnh Đắk Nông. Sự trớ trêu này tồn tại hơn 30 năm nay vẫn chưa được giải quyết...

Hàng nghìn người dân “sống lậu” trên quê hương mình

Phan Tuấn |

Do bất cập trong việc chia tách địa giới hành chính, nên đang xảy ra tình trạng hàng nghìn người dân Lâm Đồng bỗng dưng thành "sống lậu" trên chính quê hương của mình.

Lâm Đồng thu hồi đất dự án 33 tỉ của Tập đoàn Trung Nguyên chậm triển khai

Hữu Long |

Lâm Đồng - Dự án khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê trung nguyên Legend - Lộc An nhiều năm liền chậm triển khai, nên địa phương đã quyết định thu hồi đất.

Khi nhà sản xuất gameshow, nhà đài đẩy người chơi vào tâm bão dư luận

Anh Trang |

Dùng đủ chiêu bài gây thu hút cho gameshow, nhưng khi ồn ào xảy đến, nhà sản xuất cũng như nhà đài thường chọn cách im lặng, để mặc người chơi chịu búa rìu dư luận.

Tiền đạo Tiến Linh nhận thẻ đỏ là xứng đáng

HOÀNG HUÊ (GHI) |

Bình luận viên Quang Huy cho rằng, tình huống trọng tài rút thẻ đỏ đối với tiền đạo Tiến Linh trong trận thua 0-2 của tuyển Việt Nam trước tuyển Trung Quốc là hoàn toàn chính xác. Dưới đây là quan điểm của bình luận viên Quang Huy khi trao đổi với Lao Động:

Học sinh ngóng chờ phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Trang Hà |

Theo kế hoạch, từ năm 2025 sẽ có lứa học sinh đầu tiên học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt nghiệp THPT. Nhiều em bày tỏ sự lo lắng vì hiện tại Bộ GDĐT vẫn chưa chốt phương án cho kỳ thi, gây ảnh hưởng đến định hướng học tập.

Dự báo những kênh đầu tư tốt cho năm 2024

Anh Kiệt |

Giới chuyên gia đánh giá, hiện tại cũng như trong năm tới, chứng khoán vẫn là kênh được đa số nhà đầu tư lựa chọn do bất động sản còn khó khăn, vàng ít biến động và lãi suất tiết kiệm vẫn thấp, không đủ hấp dẫn.

Nghi án phá hoại đường ống dẫn khí khác gần Nord Stream

Song Minh |

Phần Lan được cho là đang cân nhắc yêu cầu NATO giúp điều tra nghi án phá hoại đường ống dẫn khí ở biển Baltic, gần Nord Stream.

Để dân "sống lậu" 30 năm trên quê hương mình, chính quyền không thể vô can

Thanh Hải |

Gần 4.000 người dân ở Lâm Đồng đã dựng nhà sinh sống, sản xuất  tại chỗ bao đời nay, nhưng phần đất đó lại thuộc địa giới hành chính của tỉnh Đắk Nông. Sự trớ trêu này tồn tại hơn 30 năm nay vẫn chưa được giải quyết...

Hàng nghìn người dân “sống lậu” trên quê hương mình

Phan Tuấn |

Do bất cập trong việc chia tách địa giới hành chính, nên đang xảy ra tình trạng hàng nghìn người dân Lâm Đồng bỗng dưng thành "sống lậu" trên chính quê hương của mình.

Lâm Đồng thu hồi đất dự án 33 tỉ của Tập đoàn Trung Nguyên chậm triển khai

Hữu Long |

Lâm Đồng - Dự án khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê trung nguyên Legend - Lộc An nhiều năm liền chậm triển khai, nên địa phương đã quyết định thu hồi đất.