Chạy theo IELTS quá mức, dễ bỏ lọt nhân tài

HUYÊN NGUYỄN |

Cộng điểm, xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS, TOEFL, SAT,..) vào các trường đại học đang tạo ra một cuộc “chạy đua” để có được tấm bằng công nhận này. Trong đó, IELTS là chứng chỉ được nhiều trường ưu tiên sử dụng, thậm chí được nhiều người ví như một “hộ chiếu” để vào đại học. Từ đó, không ít lo ngại về việc có thể bỏ lọt nhân tài.

Nhiều thí sinh trượt vì không có IELTS

Đồng Thị Hà Vy (Hà Nội), một nữ sinh 3 năm là học sinh giỏi, đạt 26,45 điểm nhưng trong kỳ tuyển sinh đại học năm vừa qua em trượt trượt hết 13 nguyện vọng đầu tiên mà em yêu thích nhất. Với kinh nghiệm “xương máu” rút ra từ bản thân, Vy tâm sự: “Trước đây, các anh chị khoá trước cũng khuyên em đi học IELTS nhưng em bỏ ngoài tai. Thế nhưng, bây giờ em rất thấm và hối hận vì nếu với điểm số của em mà có thêm chứng chỉ IELTS, chắc chắn em đỗ vào trường mình yêu thích” - Vy chia sẻ về việc các trường đại học top đầu dành nhiều chỉ tiêu cho chứng chỉ ngoại ngữ nên nếu thiếu chứng chỉ này là một thiệt thòi.

Tương tự, Phạm Linh cũng là một thí sinh nộp nguyện vọng vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với số điểm khá cao nhưng lại trượt sát nút. “Em thực sự cảm thấy buồn vì mình cố gắng 12 năm cũng không đủ và những bạn điểm thấp hơn nhiều nhưng có chứng chỉ IELTS lại đỗ. Dù em biết IELTS là tốt nhưng không phải tất cả. Nhiều người dù tiếng Anh có đạt 8.0-9.0 IELTS chưa chắc dịch nổi bản thảo khoa học được như dân trong ngành không có bằng đâu. Không ít người đang cho rằng IELTS là “hộ chiếu” để vào đại học”.

Một thí sinh khác là L.H.T (TP.Thuận An, Bình Dương) cũng lỡ cơ hội vào ngành Dược học (phương thức có kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) Trường Đại học Y Dược TPHCM vì quên nộp chứng chỉ IELTS.

Tuyển sinh kết hợp các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đang là phương thức được nhiều trường đại học top đầu sử dụng, tạo điều kiện giúp các em học giỏi tiếng Anh có nhiều cơ hội khi xét tuyển vào những trường, ngành học cạnh tranh.

Vấn đề liệu có nên xét tuyển đại học bằng kết quả các kỳ thi năng lực ngoại ngữ quốc tế vẫn luôn nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Người cho rằng phương thức xét tuyển này có thể sẽ thúc đẩy phong trào học tiếng Anh. Nếu tỉ lệ xét tuyển dựa trên các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tăng cũng có nghĩa cơ hội của những thí sinh không có những chứng chỉ này sẽ bị thu hẹp và đây cũng là một thiệt thòi rất lớn. Điều này vô hình trung tạo ra sự bất bình đẳng với học sinh vùng nông thôn hay vùng sâu vùng xa khó có cơ hội tiếp cận, điều kiện kinh tế để có được một tấm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Mới đây, vấn đề này lại trở thành tâm điểm bàn luận khi trong một chương trình truyền hình dành cho lứa tuổi THPT, một thí sinh cho rằng: "Việc đưa chứng chỉ ngoại ngữ vào xét tuyển đại học là rất thực tiễn, cần thiết cho công tác tuyển dụng sau này. Bởi ông chủ của bạn sẽ thích điều này hơn là điểm 10 Toán, Lý, Hóa, Sinh".

Quan điểm của thí sinh một lần nữa dấy lên những lo ngại về việc chạy theo chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế quá mức.

Nhận định về xu hướng học và thi IELTS, chuyên gia tư vấn về học tiếng Anh của Ivyprep cho rằng trước đây phụ huynh chọn cho con học TOEFL nhiều, nhưng khoảng 3-4 năm gần đây thì độ phổ biến của IELTS nhiều hơn và xu thế của học sinh cũng như phụ huynh chuyển sang học IELTS. Theo vị này, một phần nhu cầu tăng cao là do thời gian gần đây các trường đại học lớn dành nhiều ưu tiên cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS. Thực tế, cũng xuất hiện nhiều phụ huynh vì quá kỳ vọng nên cho con đi luyện IELTS từ rất sớm.

Tránh mất công bằng trong tuyển sinh

TS Ngô Minh Hải - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Trier, CHLB Đức, hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định - đồng ý với quan điểm nếu chạy theo chứng chỉ IELTS hay một chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nào khác cũng sẽ có thể bỏ lọt nhân tài bởi vì không phải ai cũng có điều kiện để tiếp cận tri thức đó. Bản chất tuyển sinh đại học thì cần có năng lực học tập, tư duy, kỹ năng để chứng minh khi học tại trường vì thế chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chỉ là phần nào đó thôi. Với cách tuyển sinh hiện nay của nhiều trường thì chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đang chiếm trọng số khá lớn khiến ảnh hưởng đến các phần còn lại.

Theo quan điểm của TS Hải, trường đại học phải là nơi tạo thêm giá trị cho sinh viên, trong quá trình học sẽ được bổ sung những điều còn thiếu, hoặc yếu để họ có thể phát huy được tốt nhất năng lực của mình. Ví dụ một người có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về Toán hoặc Kinh doanh rất tốt nhưng thiếu về ngoại ngữ thì môi trường đại học không phải từ chối hay không nhận họ. Trường đại học phải là đào tạo, bổ sung thêm năng lực ngoại ngữ để họ trở thành người toàn diện. Đó mới là ý nghĩa cao nhất của giáo dục đại học.

Còn theo PGS-TS Nguyễn Đức Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TPHCM - IELTS không đơn thuần chỉ là tiếng Anh mà các kỹ năng yêu cầu người học phải có được khả năng phân tích, dữ liệu, sự kiện cuộc sống xã hội. Khi học sinh đã thi được IELTS thì đã bước đầu làm quen được cách thức học đại học. Ông Trung cho rằng không phải ngẫu nhiên mà IELTS được hàng vạn trường trên thế giới chấp thuận và Việt Nam đang đi theo xu thế đó để xét tuyển chứng chỉ kết hợp với điểm năng lực học tập.

Tuy nhiên, theo ông Trung, ở Việt Nam, những thí sinh thành phố có cơ hội tiếp cận cao hơn vì mức phí học và thi rất cao. Nếu các trường đại học xét tuyển IELTS là trọng tâm thì sẽ dẫn đến không công bằng trong tuyển sinh.

“Trong xét tuyển chỉ nên dùng IELTS ở một tỉ trọng nhất định, không được phép là chủ yếu bởi khi lấy chỉ tiêu chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế quá lớn sẽ hạn chế cơ hội của các thí sinh khác dẫn đến điểm chuẩn tăng cao. Điều này gây mất công bằng với những thí sinh không có điều kiện tiếp cận” - ông Trung bày tỏ và cho rằng các trường cần có phương án tuyển sinh phù hợp tránh việc thí sinh dùng “chiến thuật IELTS” thì sẽ tuyển được người không toàn diện.

“Bản thân ngôn ngữ chỉ là phương tiện để giao tiếp, giống như nói chuyện với người Anh thì phải nói tiếng Anh, nói chuyện với người Pháp thì dùng tiếng Pháp, nhưng để có gì nói chuyện với họ thì không phải đến từ ngôn ngữ. Vậy, kiến thức về chuyên môn phải vững, điều này mới là quan trọng. Vì thế, cần đặt IELTS đúng vị trí là công cụ, chứng nhận cho khả năng rằng chúng ta có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ của người nghe. Nghiên cứu, làm được việc hay không thì cần nền tảng kiến thức”.

TS Ngô Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Từ 1.8, không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức hành chính

Quế Chi |

Bắt đầu từ ngày 1.8.2021, không còn quy định yêu cầu về chứng chỉngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức hành chính, văn thư.

Chính thức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức hành chính

Minh Hương |

Bộ Nội vụ quy định cụ thể tại Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11.6.2021 về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Thể hiện sự đổi mới, cải cách hành chính

Bạn đọc Vĩnh Linh |

Bộ Nội vụ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Từ 1.8, không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức hành chính

Quế Chi |

Bắt đầu từ ngày 1.8.2021, không còn quy định yêu cầu về chứng chỉngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức hành chính, văn thư.

Chính thức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức hành chính

Minh Hương |

Bộ Nội vụ quy định cụ thể tại Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11.6.2021 về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Thể hiện sự đổi mới, cải cách hành chính

Bạn đọc Vĩnh Linh |

Bộ Nội vụ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.