Cây giọt băng có giá tới 7 triệu đồng/kg vừa trồng thành công ở Việt Nam

HUYÊN NGUYỄN |

Cây giọt băng vừa được Trường Đại học An Giang – Đại học Quốc gia TPHCM công bố trồng thành công có giá bán từ 1 đến 7 triệu đồng tại Nhật Bản. Loại cây này có nhiều điểm đặc biệt có lợi đối với vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long.

Loại cây đặc biệt có giá trị cao

Sau rất nhiều lần thất bại, tới nay, khu thực nghiệm của Trường Đại học An Giang đã đầy ắp những chậu cây giọt băng xanh mơn mởn. Những chậu cây tươi tốt, phát triển đánh dấu nỗ lực kiên trì không mệt mỏi của đội ngũ nhà trường và các chuyên gia Nhật Bản hỗ trợ trong suốt 10 năm qua.

Trao đổi với Lao Động, ông Võ Văn Thắng - Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang cho biết từ khi đại diện trường đến Đại học Saga tham quan, nghiên cứu và thực hiện quá trình hợp tác chuyển giao giống, đến nay đã hơn 10 năm. Đây là loại cây không chỉ mang lại giá trị về dinh dưỡng mà còn đặc biệt tốt với những vùng bị xâm nhập mặn.

“Cây giọt băng có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể dùng làm thực phẩm vì dễ ăn, giòn giòn, có vị chua chua ngọt ngọt, có tính năng làm đẹp rất tốt, bên Nhật Bản thường dùng làm mỹ phẩm. Đặc biệt, cây này rất có lợi trong điều kiện nhiễm mặn và biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cây sẽ hút mặn với những đất nhiễm mặn, giúp cải tạo những vùng đất suy thoái” - ông Thắng nói về lý do chọn loại cây này để nghiên cứu trồng thực nghiệm.

Lần đầu tiên Trường đại học An Giang trồng thành công cây “giọt băng” có nguồn gốc từ Nhật Bản - Ảnh:
Lần đầu tiên, Trường Đại học An Giang trồng thành công cây giọt băng. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Được biết, cây giọt băng có tên Tiếng Anh là Ice-plant (Mesembryanthemum crystallinum). Được đặt tên Ice-plant – giọt băng vì lá của nó phủ đầy nốt nhỏ long lanh như giọt băng, trông rất đẹp mắt. Đây là loại cây thân thảo, có nguồn gốc ở Nam và Đông Phi. Loại cây này không xuất phát tại Nhật Bản nhưng được các nhà chuyên gia nước này ứng dụng thành công trong sản xuất.

Lá cây Ice-plant rất giàu dinh dưỡng, dùng làm thực phẩm (như rau xà lách của Việt Nam), thậm chí có thể làm mỹ phẩm, dược phẩm. Cây được giới thiệu có tác dụng là giảm huyết áp, trị bệnh mỡ trong máu và làm đẹp da.

Cách đây 5-7 năm, loại cây này có giá khoảng 80 USD/kg tươi (khoảng 2 triệu đồng), thế nhưng tới nay, giá trị của nó đã có nhiều thay đổi. Theo khảo sát của Lao Động tại một số đơn vị cung cấp ở Nhật Bản cho thấy, giá bán dao động tại đất nước này dao động từ khoảng hơn 1 triệu đồng tới hơn 7 triệu đồng/kg rau tươi. Có mức giá chênh lệch cao như vậy là do mỗi một nơi nuôi trồng trong điều kiện khác nhau, chất lượng cũng có sự khác biệt.

Mức giá bán
Mức giá bán tại Nhật Bản dao động từ khoảng 1 đến 7 triệu đồng/kg tươi.

Tại Việt Nam, một số cửa hàng cũng xếp giọt băng vào thứ hàng cao cấp, nhập khẩu ở nước ngoài về, tuy nhiên, kén người mua do giá cả về đến nước ta khá cao.

Cùng với giá trị dinh dưỡng và đặc biệt là tính chịu mặn cao nên từ một loài thực vật ít được chú ý, giọt băng đã dần trở thành cây trồng mang lại giá trị kinh tế và được yêu thích ở nhiều quốc gia.

Phấn đấu hạ giá thành và xuất khẩu

Trước khi Trường Đại học An Giang trồng thành công giống cây này cũng có một đơn vị công lập tổ chức trồng thực nghiệm nhưng không thành công. Ông Võ Văn Thắng cho biết ở bên Nhật, trồng loài này tương đối dễ dàng nhưng tại Việt Nam khó hơn. Việc trồng trước đây liên tục thất bại, cây không lớn hoặc bị chết. Nhà trường đã kiên trì nghiên cứu, điều chỉnh các thành phần trồng cây sau mỗi lần thất bại. Hiện nay, cây đang phát triển tốt với hình thức bán thuỷ canh trong nhà lưới.

Đoàn công tác của Trường Đại học An Giang đi tham quan
Đoàn công tác của Trường Đại học An Giang đi tham quan công trình trồng cây giọt băng tại Nhật Bản từ 10 năm trước. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Chia sẻ về kế hoạch phát triển, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang cho hay việc trồng thực nghiệm thành công trong nhà lưới mới chỉ là bước đầu. Sắp tới trường sẽ mở rộng quy mô trồng trong nhà lưới để xây dựng một quy trình tốt nhất. Việc nhân rộng, trồng bên ngoài phải chờ quá trình thực nghiệm quy mô rộng thành công và đặc biệt phải được nhà nước đầu tư hoặc có doanh nghiệp đầu tư, hợp tác.

“Việc chuyển giao ra sản xuất đại trà thì không dễ dàng. Nhà trường xác định trồng bên ngoài nhiều rủi ro và chi phí lớn nên trường không có khả năng. Chúng tôi phải quyết liệt, kiên trì” – lãnh đạo nhà trường nói.

Mục tiêu được nhà trường xây dựng là sớm đưa giống cây này ra sản xuất đại trà để hạ giá thành thấp nhất và người dân có thể tiêu thụ. Mong ước lớn hơn là xuất khẩu, bởi hiện nay loại này rất nhiều quốc gia yêu thích.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng văn hóa để nâng cao giá trị cho ngành hàng cà phê

Phan Tuấn |

"Chúng ta cần xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam để dẫn dắt ngành hàng cà phê trở thành một hướng đi tích hợp đa giá trị, mang tính nhân văn, làm sao để người trồng cà phê được chia sẻ lợi ích nhiều nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng".

Đại hội điểm CĐCS Trường Đại học An Giang nhiệm kỳ 2023 - 2028

Lê Mỹ |

Ngày 24.2, Công đoàn cơ sở Trường Đại học An Giang đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đây là đơn vị đại hội điểm cuối cùng (thuộc 1 trong 3 loại hình: Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) được Liên đoàn lao động tỉnh An Giang lựa chọn rút kinh nghiệm cho công tác tổ chức đại hội khối các Công đoàn cơ sở đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc tỉnh.

Điểm chuẩn trúng tuyển 2022 Trường Đại học An Giang cao nhất 27 điểm

Chân Phúc |

Ngày 15.9, Trường Đại học An Giang chính thức công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2022.

Tháo gỡ vướng mắc giấy phép 6 mỏ đất để làm cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Mặc dù tại Nghị quyết 31 ngày 7.3 của Chính phủ đã cho phép UBND tỉnh Bình Thuận xem xét, cấp lại giấy phép khai thác 6 mỏ đất để thi công cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết , nhưng thực tế vẫn còn vướng mắc.

Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới

Phương Ngân |

TPHCM - Trong ngày xét xử thứ 3, ngày 16.3, bị cáo Trần Phương Bình  - cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB, nói lời sau cùng, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các cấp dưới.

Xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch ở TPHCM gặp khó khăn

MINH QUÂN |

TPHCM đặt mục tiêu phát triển xe buýt sử dụng điện, nhiên liệu sạch để dần thay thế cho xe buýt chạy bằng xăng, dầu. Tuy nhiên, hàng loạt khó khăn về trạm cung cấp nhiên liệu, trạm sạc, đơn giá,... khiến kế hoạch phủ xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch của TPHCM gặp khó.

Quảng Trị: Đất giảm giá 50% vẫn không có người mua

HƯNG THƠ |

Năm 2023, tỉnh Quảng Trị được giao nhiệm vụ thu ngân sách thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là 800 tỉ đồng. Dù đã tổ chức một số phiên đấu giá, nhưng gần hết quý I, cả tỉnh chỉ mới thu được vài chục tỉ đồng.

Phá đường dây chuyên làm giả giấy khám sức khoẻ cho công nhân ở Hải Phòng

Mai Dung |

Sáng 16.3, Công an TP.Hải Phòng thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Đồ Sơn vừa ra thông báo tìm người liên quan vụ Làm giả tài liệu, sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức.

Xây dựng văn hóa để nâng cao giá trị cho ngành hàng cà phê

Phan Tuấn |

"Chúng ta cần xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam để dẫn dắt ngành hàng cà phê trở thành một hướng đi tích hợp đa giá trị, mang tính nhân văn, làm sao để người trồng cà phê được chia sẻ lợi ích nhiều nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng".

Đại hội điểm CĐCS Trường Đại học An Giang nhiệm kỳ 2023 - 2028

Lê Mỹ |

Ngày 24.2, Công đoàn cơ sở Trường Đại học An Giang đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đây là đơn vị đại hội điểm cuối cùng (thuộc 1 trong 3 loại hình: Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) được Liên đoàn lao động tỉnh An Giang lựa chọn rút kinh nghiệm cho công tác tổ chức đại hội khối các Công đoàn cơ sở đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc tỉnh.

Điểm chuẩn trúng tuyển 2022 Trường Đại học An Giang cao nhất 27 điểm

Chân Phúc |

Ngày 15.9, Trường Đại học An Giang chính thức công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2022.