Cao điểm xâm nhập mặn, ĐBSCL khẩn trương ứng phó

PHƯƠNG ANH - THÀNH NHÂN |

Đang bước vào cao điểm mùa khô năm 2024, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL trở nên gay gắt hơn. Có nơi nước mặn đã xâm nhập vào sâu hơn 50km. Trước tình hình này các địa phương ĐBSCL đang khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó.

Khan hiếm nước ngọt

Trong một buổi chiều cuối tháng 2, phóng viên Báo Lao Động ghé một tiệm rửa xe với dòng chữ "Rửa xe nước ngọt" đặt ven Quốc lộ 57 trên địa bàn xã Tân Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre). Chị Quỳnh - chủ tiệm rửa xe - nói: “Từ sau Tết Nguyên đán 2024, nhà máy nước trên địa bàn toàn cung cấp nước nhiễm mặn cho người dân. Vì hiện nay cống chưa khép kín, mặn đang tấn công khiến nước dưới sông nhiễm mặn. Dù nhà máy nước xử lý xong rồi mới cung cấp nước cho người dân, nhưng nước vẫn mặn”.

Theo chị Quỳnh, ngày thường, chị dùng nước máy giá hơn 8.000 đồng/m3 để rửa xe. Nay nước máy nhiễm mặn, chị phải mua nước ngọt giá cao để rửa xe cho khách, nên mỗi lượt rửa xe đã phải tăng thêm 5.000 đồng/xe.

“Mình nói với người ta là rửa nước ngọt nên giá cao, ai chịu thì rửa. Nước đắt, nên rửa cũng phải tiết kiệm. Mua với giá 70.000 đồng/m3, nhưng chỉ là nước giếng thôi”, Chị Quỳnh nói.

Cách nhà chị Quỳnh khoảng 2km, anh Trần Văn Nổi ngụ ở xã Tân Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) cho biết, những ngày này gia đình đã phải sử dụng đến nguồn nước dữ trữ từ mùa mưa 2023.

“Thông thường giá nước ngọt chở tới nhà là 100.000 đồng/m3 đối với nước giếng, còn nước mưa có giá khoảng 120.000 đồng/m3”, anh Nổi nói.

Tương tự, tại tỉnh Sóc Trăng, những ngày gần đây nguồn nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt người dân trên địa bàn thành phố Sóc Trăng cũng thiếu hụt trầm trọng, chất lượng nước kém.

Ông Đặng Văn Ngọ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng - cho biết, do khô hạn, xâm nhập mặn đến sớm hơn mọi năm đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc cung cấp nước sạch thời gian qua.

Theo ông Ngọ, tại vị trí Nhà máy Nước mặt khu công nghiệp (xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) hiện nay không thể lấy được nguồn nước mặt do tình hình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, độ mặn nước mặt liên tục tăng.

"Hiện độ mặn nước sông khu vực này dao động 630 - 660mg/lít. Nhà máy nước mặt chịu ảnh hưởng, dẫn đến lưu lượng nước giảm đáng kể", ông Ngọ thông tin.

Mặn đã vào sâu hàng chục km

Ghi nhận tại tỉnh Bến Tre, ngày 22.2 trên sông Cửa Đại, độ mặn 4‰ xâm nhập đến Ấp Long Quới, xã Long Định (huyện Bình Đại), cách cửa sông 37km. Trên sông Hàm Luông, độ mặn 4‰ xâm nhập đến Ấp Phú Lợi, xã Bình Phú (TP Bến Tre) - Ấp Thanh Sơn 3, xã Thanh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc), cách cửa sông 49,5km.

Trên sông Cổ Chiên, độ mặn 4‰ xâm nhập đến Ấp Tân Phong, xã Thành Thới A (huyện Mỏ Cày Nam), cách cửa sông 38km. Độ mặn 1‰ xâm nhập đến Ấp Giồng Đắc, xã Nhuận Phú Tân (huyện Mỏ Cày Bắc), cách cửa sông 55km.

Theo Đài Khí Tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, độ mặn cao nhất đo vào ngày 26.2 tại các Trạm Bình Đại, An Thuận và Bến Trại lần lượt là 22.9‰, 23.5‰ và 19.6‰.

Ông Bùi Văn Thắm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre - cho biết, theo dự báo của các cơ quan chức năng, nguồn nước về mùa khô năm 2023-2024 thuộc nhóm năm ít nước, xâm nhập mặn đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Độ mặn cao nhất rơi vào tháng 2 và tháng 3.2024. Ngoài ra, độ mặn sẽ lên xuống theo triều.

Còn tại tỉnh Sóc Trăng, trong tháng 2, trên địa bàn tỉnh có 2 lần độ mặn xâm nhập mạnh và sâu vào các kênh rạch.

Ông Đỗ Tấn Lập - Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng - thông tin, ngay từ những ngày đầu tháng 2.2024, nồng độ mặn theo sông Hậu xâm nhập gần 50km vào địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Điển hình tại huyện Trần Đề, độ mặn cao nhất là 22,4‰, thị trấn Long Phú (huyện Long Phú) là 18,4‰ và thị trấn Đại Ngãi (huyện Long Phú) là 7,7‰…

Hàng nghìn hécta lúa có nguy cơ chết

Ông Lách Phà Rích - Trưởng Trạm Quản lý thủy nông huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) - cho biết, vài ngày gần đây, độ mặn trên các sông cao nhất đo được tại bến phà Đại Ân lên tới 12g/l (tức khoảng 12‰). Trước tình hình đó, huyện đã đóng kín 30 cống để ngăn mặn xâm nhập vào nội đồng.

Ông Danh Ngọc Triệu, ở ấp Nước Mặn 2, xã Long Phú (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, gia đình trồng gần 10 ha lúa vụ Đông Xuân muộn hiện đã được hơn 1 tháng tuổi; trong những ngày qua, do độ mặn trên các sông tăng cao nên các cống đóng lại, lúa thiếu nước và đã có một số diện tích bị chết.

Theo ngành nông nghiệp huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), toàn huyện có khoảng 6.000ha lúa Đông Xuân muộn đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh, đòng, trổ. Tuy nhiên, đã có 334ha bị ngộ độc phèn, gần 74ha bị thiếu nước. Nếu trong thời gian tới nắng nóng còn kéo dài, xâm nhập mặn vẫn tăng, dự báo sẽ có hàng nghìn hecta lúa đứng trước nguy cơ gặp rủi ro là rất cao.

Trước tình hình trên, Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng đã ra thông báo khẩn yêu cầu các đơn vị có liên quan tăng cường thông tin về xâm nhập mặn, nguồn nước để người dân nắm, kịp thời ứng phó. Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời có ý thức chia sẻ nguồn nước trong hoạt động sản xuất tại địa phương. Chủ động kiểm tra nguồn nước trước khi lấy nước vào bơm, tưới.

Tỉnh Sóc Trăng cũng đã ban hành kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhân dân mùa khô năm 2023 -2024.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, do không mưa, nắng nóng, mực nước trên các sông biến đổi chậm, dự báo xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ tăng dần lên.

PHƯƠNG ANH - THÀNH NHÂN
TIN LIÊN QUAN

Sóc Trăng khẩn trương ứng phó xâm nhập mặn

PHƯƠNG ANH |

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông. Hằng năm, địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng mặn xâm nhập vào những tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau). Do đó, ngay từ đầu năm, các ngành chức năng, người dân đã chủ động ứng phó nhằm tránh rủi ro, hạn chế thiệt hại, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Xâm nhập mặn tấn công, nông dân cần dự trữ nước ngọt để tưới tiêu

Thành Nhân |

Xâm nhập mặn đã vào sâu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia khuyến nghị các địa phương ở vùng ĐBSCL cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp, bảo vệ vườn cây ăn trái.

Nông dân hạ nguồn sông Tiền bảo vệ vườn cây trái khi xâm nhập mặn tấn công

Thành Nhân |

Xâm nhập mặn đã vào sâu khoảng 40km, nông dân ở dưới hạ nguồn sông Tiền đã tích trữ nước để đối phó với thực trạng trên, bảo vệ vườn cây ăn trái.

Cẩm nang ăn chơi ở Singapore khi xem The Eras Tour của Taylor Swift

Ninh Phương |

Ngoài trải nghiệm âm nhạc khó quên với The Eras Tour của Taylor Swift, cộng đồng Swiftie và khách du lịch có thể khám phá văn hoá, ẩm thực độc đáo của Singapore.

Lợi dụng vụ hỏa hoạn chùa Phật Quang, đối tượng lừa đảo moi tiền nhiều người qua mạng

Thảo Phương |

Đăng tải bài viết “Xin gieo duyên đầu xuân hỗ trợ Chùa Phật Quang bị cháy”, các đối tượng lừa đảo lợi dụng lòng tin của nhiều người, lừa tiền công đức trên Facebook.

Phiên xử bị cáo Hàn Ni sẽ vắng mặt bà Nguyễn Phương Hằng

Anh Tú |

Ngày 29.2, phía bà Nguyễn Phương Hằng - người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án của hai bị cáo Đặng Thị Hàn Ni và Trần Văn Sỹ, đã xin vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm ngày 1.3.

Trao Quyết định phê chuẩn Bí thư Uông Bí làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (29.2), tại Hạ Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh - đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn ông Nghiêm Xuân Cường - Bí thư Thành ủy Uông Bí - giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

Số doanh nghiệp thành lập mới tháng 2 bất ngờ quay đầu giảm sâu

Đức Mạnh |

Tháng 2.2024, doanh nghiệp thành lập mới cùng số vốn đăng ký, số lao động đăng ký đồng loạt ghi nhận sụt giảm so với tháng trước đó.

Sóc Trăng khẩn trương ứng phó xâm nhập mặn

PHƯƠNG ANH |

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông. Hằng năm, địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng mặn xâm nhập vào những tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau). Do đó, ngay từ đầu năm, các ngành chức năng, người dân đã chủ động ứng phó nhằm tránh rủi ro, hạn chế thiệt hại, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Xâm nhập mặn tấn công, nông dân cần dự trữ nước ngọt để tưới tiêu

Thành Nhân |

Xâm nhập mặn đã vào sâu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia khuyến nghị các địa phương ở vùng ĐBSCL cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp, bảo vệ vườn cây ăn trái.

Nông dân hạ nguồn sông Tiền bảo vệ vườn cây trái khi xâm nhập mặn tấn công

Thành Nhân |

Xâm nhập mặn đã vào sâu khoảng 40km, nông dân ở dưới hạ nguồn sông Tiền đã tích trữ nước để đối phó với thực trạng trên, bảo vệ vườn cây ăn trái.