Cần bảng lương riêng cho giáo viên

HUYÊN NGUYỄN |

Không chỉ đề xuất xếp lương giáo viên (GV) ở bậc cao nhất, nhiều chuyên gia, nhà giáo đề cập việc cần có bảng lương riêng cho GV và trả lương đúng theo bằng cấp.

Nghề giáo là một nghề đặc thù

Chia sẻ tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, GS-VS Đào Trọng Thi cho rằng, công việc của GV là đào tạo ra con người, có ảnh hưởng lớn đến tương lai đất nước, chịu nhiều áp lực nhưng thu nhập hiện chưa xứng đáng với vị trí và trách nhiệm được giao. “Lương của GV cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp đã được nêu tại Nghị quyết T.Ư 8 khóa 2 năm 1996. Nhưng 20 năm qua, chúng ta vẫn chưa thực hiện được” - GS Thi nói. Từ thực tiễn trên, GS Đào Trọng Thi không chỉ đề xuất xếp lương GV phải cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp mà còn cần có thang bảng riêng cho ngành này bởi đây là một ngành đặc thù.

“Không chỉ là bậc lương cao nhất mà cần có thang bảng lương mang tính chất đặc thù, phù hợp với đặc điểm của nghề giáo. Bởi nghề giáo khác với những ngành nghề khác, nghề giáo gắn với chất lượng. Mình đào tạo học sinh không phải là tính ra số lượng bao nhiêu mà phải là chất lượng như thế nào. Chất lượng học sinh không đồng đều, bởi vậy rất phụ thuộc vào sự tích cực của GV. Nếu không có chính sách tốt, GV làm việc hời hợt thì sẽ không có sản phẩm tốt. Điều này hoàn toàn khác với công nhân làm trong lĩnh vực sản xuất, một sản phẩm sẽ phải có tiêu chuẩn chất lượng sẵn rồi” - GS Thi phân tích.

Mặt khác, GS Thi chỉ ra rằng nếu nghề khác chỉ cần một trình độ thì nhà giáo phải có nhiều trình độ khác nhau để dạy từng cấp bậc. Vì thế, lương của GV phải gắn với trình độ đào tạo. Ví dụ, GV mầm non phải có bằng từ trung cấp trở lên. GV dạy THPT phải có bằng đại học. Giảng viên dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học phải có bằng thạc sĩ. Người có bằng tiến sĩ mới được làm giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án. Do đó, không nên áp dụng thang bảng lương của một chuyên viên đơn thuần hành chính vào nghề giáo.

Bà Phạm Thị Hồng Nga - nguyên Phó giám đốc Sở GDĐT Hà Nội - cũng đồng tình với đề xuất tăng lương cho GV. Theo bà Nga, chính sách tăng lương sẽ góp phần thu hút người tài vào ngành giáo dục. Ở các nước phát triển, chế độ lương của nhà giáo phải đảm bảo tương xứng các vị trí cống hiến và hiệu quả giảng dạy. Còn ở Việt Nam, lương của GV hiện rất nghèo nàn và hạn chế. Chỉ có GV giỏi, tâm huyết với nghề thì mới có thể đào tạo ra thế hệ trẻ có đạo đức, đặc biệt trong thời kì cách mạng 4.0.

Bất cập mãi không sửa

Cũng liên quan tới việc trả lương cho GV, không ít lần đội ngũ nhà giáo đã có ý kiến về sự bất cập trong việc trả lương cho giáo viên mầm non, tiểu học dù tốt nghiệp đại học nhưng cũng chỉ nhận mức lương khởi điểm tốt nghiệp trường trung cấp. Mặc dù đã nhiều lần kiến nghị nhưng trong các dự thảo luật lần này, các cơ quan chức năng vẫn “im lặng”.

Hiện nay, việc xếp lương quy định theo những quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của GV trong Thông tư liên tịch 20-21-22/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ. Theo đó, GV có 4 phân hạng chức danh nghề nghiệp, mỗi hạng ứng với yêu cầu và bậc lương khác nhau. Để được xếp hạng II hoặc III, ngoài yêu cầu về bằng cấp chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, còn có các yêu cầu khác như chứng chỉ bồi dưỡng GV hạng II, III, hoặc được công nhận là chiến sĩ thi đua hoặc GV dạy giỏi. Chính vì thế, nhiều GV có trình độ cao nhưng vẫn chỉ được hưởng lương như GV có bằng trung cấp. Bởi lẽ, GV mới ra trường đạt được các tiêu chuẩn về trình độ nhưng lại không đạt được tiêu chí theo quy định thông tư về thành tích chiến sĩ thi đua, GV giỏi, thâm niên công tác... Và cũng không phải ai cũng đạt chiến sĩ thi đua và GV giỏi do nhiều nơi bị “khống chế” tỉ lệ.

Từng nhiều năm giảng dạy ngành giáo dục tiểu học trong trường sư phạm, PGS-TS Hoàng Thị Tuyết (Đại học Mở TPHCM) chia sẻ, đã nhiều lần bật khóc khi nghe những tâm sự của các cựu sinh viên khi nói về vấn đề lương thấp, không đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu. “Hiện nay, GV dạy tiểu học, dù tốt nghiệp cử nhân, hay thạc sĩ thì cũng bắt đầu hưởng lương trung cấp. Rất nhiều GV đã phải nuốt nước mắt làm nghề, hoặc không dám đi học cao hơn. Chúng tôi không hiểu sao lại có quy định như vậy” - bà Tuyết bức xúc.

GV Nguyễn Thị Thu Hường (Trường Tiểu học Mường Lang, Phù Yên, Sơn La) chia sẻ: “Chúng tôi là GV dạy tại xã vùng 3 chịu rất thiệt thòi bởi chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất là lương, đi lại khó khăn, đời sống khổ sở nên rất mong nhận được chính sách đãi ngộ đúng với công sức bỏ ra. Nhiều GV không muốn đi học nâng trình độ bởi bỏ rất nhiều công sức rồi tiền bạc đi học, về phải thi chuyển ngạch rất vất vả. Đến khi chuyển ngạch rồi, lương lại chẳng tăng bao nhiêu khiến cho nhiều người bị nhụt ý chí”.

Đồng quan điểm, cô giáo Phan Tuyết - GV tiểu học tại thị xã Lagi tỉnh Bình Thuận - cũng cho rằng, nhiều người đi học nâng cao trình độ rồi về cũng chỉ cất bằng trong tủ. Việc chi trả lương như hiện nay thực sự không phù hợp bởi ngành tiểu học thi đầu vào điểm rất cao nhưng lương lại thấp nhất, như vậy sao thu hút được người tài?

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 do Bộ GDĐT tổ chức, đại diện Sở GDĐT TPHCM đã đề cập đến bất cập này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi: “Đó là quyền lợi của giáo viên, của những người trong ngành giáo dục, mình không sửa cho anh em thì ai sửa?”.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

GS Đào Trọng Thi đề xuất có thang bảng lương riêng cho ngành giáo dục

HUYÊN NGUYỄN |

GS Đào Trọng Thi nhấn mạnh: Lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp đã có tại Nghị quyết T.Ư 8 khóa 2 năm 1996. Nhưng 20 năm qua chúng ta vẫn chưa thực hiện được.

Nghệ An: Hàng trăm giáo viên khốn khổ vì dạy hợp đồng "chui"

QUANG ĐẠI |

Nghệ An hiện còn thừa khoảng 1.400 giáo viên, chủ yếu bậc THCS, nhưng bậc Tiểu học cũng đang thiếu hàng trăm giáo viên, dẫn đến những bất cập, bối rối trong công tác quản lý.

Giáo viên giỏi sợ lên làm sếp, kiến nghị tăng lương cho cán bộ quản lý giáo dục

Đặng Chung |

Các giáo viên có thành tích tốt sẽ được cất nhắc lên làm cán bộ quản lý giáo dục, nhưng khi về các phòng/sở, họ bị cắt phụ cấp thâm niên khiến thu nhập giảm sút. Nhân chuyện tăng lương cho giáo viên, nhiều người kiến nghị cần tăng lương cho cả đội ngũ quản lý giáo dục.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

GS Đào Trọng Thi đề xuất có thang bảng lương riêng cho ngành giáo dục

HUYÊN NGUYỄN |

GS Đào Trọng Thi nhấn mạnh: Lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp đã có tại Nghị quyết T.Ư 8 khóa 2 năm 1996. Nhưng 20 năm qua chúng ta vẫn chưa thực hiện được.

Nghệ An: Hàng trăm giáo viên khốn khổ vì dạy hợp đồng "chui"

QUANG ĐẠI |

Nghệ An hiện còn thừa khoảng 1.400 giáo viên, chủ yếu bậc THCS, nhưng bậc Tiểu học cũng đang thiếu hàng trăm giáo viên, dẫn đến những bất cập, bối rối trong công tác quản lý.

Giáo viên giỏi sợ lên làm sếp, kiến nghị tăng lương cho cán bộ quản lý giáo dục

Đặng Chung |

Các giáo viên có thành tích tốt sẽ được cất nhắc lên làm cán bộ quản lý giáo dục, nhưng khi về các phòng/sở, họ bị cắt phụ cấp thâm niên khiến thu nhập giảm sút. Nhân chuyện tăng lương cho giáo viên, nhiều người kiến nghị cần tăng lương cho cả đội ngũ quản lý giáo dục.