Giáo viên giỏi sợ lên làm sếp, kiến nghị tăng lương cho cán bộ quản lý giáo dục

Đặng Chung |

Các giáo viên có thành tích tốt sẽ được cất nhắc lên làm cán bộ quản lý giáo dục, nhưng khi về các phòng/sở, họ bị cắt phụ cấp thâm niên khiến thu nhập giảm sút. Nhân chuyện tăng lương cho giáo viên, nhiều người kiến nghị cần tăng lương cho cả đội ngũ quản lý giáo dục.

Giáo viên giỏi sợ làm “sếp” vì lương thấp

“Theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, lương nhà giáo sẽ được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp.

Theo từ điển, nhà giáo là những người làm nghề dạy học. Tôi làm cán bộ quản lý giáo dục thì có được gọi là nhà giáo hay không? Có được tăng lương không?” – đây là băn khoăn của một vị lãnh đạo Sở GDĐT Hải Dương trước đề xuất tăng lương cho giáo viên.

Cũng theo cán bộ này, có những giáo viên 25 năm đứng lớp, sau đó chuyển lên sở làm thì mất hết phụ cấp thâm niên. Chính điều này gây khó khăn cho việc thu hút người giỏi lên làm quản lý. 

“Tôi nghĩ nếu tăng lương cho nhà giáo thì cần tăng lương cho cả cán bộ quản lý giáo dục, để họ đỡ thiệt thòi” - đại diện Sở GDĐT Hải Dương kiến nghị.

Ông Phạm Thanh Toàn - Phó giám đốc Sở GDĐT Ninh Bình – nêu thực tế: Ở một số địa phương các sở, phòng giáo dục đang đau đầu bài toán nhân sự, khi giáo viên chẳng mặn mà “lên cấp”.

“Nhà giáo ở trường là viên chức, đã về sở thì thành công chức, nhưng chẳng ai muốn về sở vì lương thấp. Nên chăng, phụ cấp đứng lớp không được hưởng nhưng phụ cấp thâm niên thì cán bộ quản lý nên được hưởng” - ông Phạm Thanh Toàn chia sẻ.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thúy Hường (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở GDĐT Hà Nam) cũng kiến nghị: “Bộ GDĐT cần có cơ chế chính sách để không thiệt thòi cho những cán bộ quản lý đã từng tham gia giảng dạy. Họ có làm tốt mới được triệu tập, bổ nhiệm làm cán bộ quản lý”.

Có cần thiết nhiều cán bộ quản lý như thế?

Theo báo cáo của Bộ GDĐT, năm 2017 cả nước có 1.246.188 nhà giáo, 272.318 nhân viên phục vụ, 154.000 cán bộ quản lý. Tổng số người làm việc trong ngành giáo dục là 1.672.506 người.

TS Vũ Thu Hương (giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội) đặt câu hỏi: Cần thiết phải có nhiều cán bộ quản lý giáo dục như thế không? Bình quân 1 cán bộ “quản lý” 8,1 giáo viên. Nếu tăng lương cho giáo viên và cả cán bộ quản lý thì lấy tiền ở đâu? Điều này rất khó khả thi.

“Giáo viên hiện nay không được tự do trong bài giảng của mình, mà bị áp đặt theo một chuẩn. Liệu có cần thiết có những vị trí tạo ra những bài giảng áp đặt, tạo áp lực đi dự giờ cho giáo viên hay không? Giáo viên nếu không được tự chủ về chuyên môn, dù có tăng lương họ vẫn ức chế như vậy.

Chúng ta cần xem xét lại từng vị trí trong ngành giáo dục, vị trí nào không cần thiết thì phải dẹp bỏ. Lúc đó sẽ có một khoản kinh phí để tăng lương cho giáo viên” – TS Hương kiến nghị.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên không thích bị điều chuyển lên phòng, sở vì sẽ mất nhiều quyền lợi

HUYÊN NGUYỄN |

Thực tế, nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn, quản lý khi được mời về làm việc tại các phòng GDĐT, sở GDĐT vẫn không về vì khi đó chế độ thay đổi, họ bị mất thâm niên và phụ cấp đứng lớp.

Tăng lương cho giáo viên: Sẽ tính toán nguồn lực và lộ trình hợp lý

HUYÊN NGUYỄN |

Khẳng định sự cần thiết của việc tăng lương cho giáo viên, đại diện Bộ GDĐT nhấn mạnh: Cần đưa quan điểm tăng lương cho giáo viên vào luật để thực hiện về mặt pháp lý, còn nguồn lực, lộ trình thực hiện như thế nào sẽ tiếp tục phải tính toán sao cho hợp lý nhất.

Tăng lương cho giáo viên là cần thiết, nhưng….

QUANG ĐẠI |

Trước thông tin lương giáo viên được Bộ GD-ĐT đề xuất xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, hầu hết giáo viên đều tỏ ra hoài nghi vì câu hỏi muôn thuở: “Nguồn đâu để tăng?”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giáo viên không thích bị điều chuyển lên phòng, sở vì sẽ mất nhiều quyền lợi

HUYÊN NGUYỄN |

Thực tế, nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn, quản lý khi được mời về làm việc tại các phòng GDĐT, sở GDĐT vẫn không về vì khi đó chế độ thay đổi, họ bị mất thâm niên và phụ cấp đứng lớp.

Tăng lương cho giáo viên: Sẽ tính toán nguồn lực và lộ trình hợp lý

HUYÊN NGUYỄN |

Khẳng định sự cần thiết của việc tăng lương cho giáo viên, đại diện Bộ GDĐT nhấn mạnh: Cần đưa quan điểm tăng lương cho giáo viên vào luật để thực hiện về mặt pháp lý, còn nguồn lực, lộ trình thực hiện như thế nào sẽ tiếp tục phải tính toán sao cho hợp lý nhất.

Tăng lương cho giáo viên là cần thiết, nhưng….

QUANG ĐẠI |

Trước thông tin lương giáo viên được Bộ GD-ĐT đề xuất xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, hầu hết giáo viên đều tỏ ra hoài nghi vì câu hỏi muôn thuở: “Nguồn đâu để tăng?”.