Cấm kinh doanh nước ngọt tại trường học: Khó hay dễ?

HUYÊN - VŨ |

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 46/CT-TTg về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: Không quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học. Liên quan đến lệnh cấm này, đa số chuyên gia, nhà giáo và ngay cả nhà sản xuất đồ uống đều đồng tình. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, không nên cấm tuyệt đối mà để cho chính phụ huynh, học sinh và nhà trường lựa chọn.

Nên cấm cả khu vực quanh trường học

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GDĐT - cho biết, bộ đã nắm được tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Hiện các vụ, phòng, ban liên quan đang soạn văn bản trình lãnh đạo Bộ GDĐT phê duyệt để chỉ đạo các trường thực hiện.

PGS-TS Trần Hồng Côn - Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết: Tất cả đồ uống có ga, đồ uống đóng chai đều sử dụng phụ gia thực phẩm, đồng thời nén khí CO2 vào tạo ga. Học sinh là lứa tuổi đang phát triển, nếu lạm dụng nước uống đóng chai có ga hàng ngày thì không có lợi cho sức khỏe.

Cần xác định, đối với các hãng nước uống uy tín, có sử dụng đúng giới hạn phụ phẩm cho phép thì những tác hại trên sẽ ảnh hưởng tối thiểu đến sức khỏe con người nếu dùng vừa phải, ví dụ, 1 tuần dùng 1, 2 lần với lượng vừa phải. Tuy nhiên, nếu là ngày nào cũng dùng thì những tác hại đó vẫn cứ ảnh hưởng đến sức khỏe bình thường.

Phân tích sâu hơn, TS Côn chỉ ra rằng, khí ga được tạo nên do nén CO2, khi uống có vị chua và xít răng. Điều này khiến men răng bị ảnh hưởng, làm giảm sự bền vững của răng. Hơn nữa, các loại nước còn có thành phần chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm để tạo ngọt có thể bằng đường hóa học thì không có lợi. Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu thì việc sử dụng cả phụ gia thực phẩm và ga nén sẽ không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ con. Ông Côn còn đề xuất, cần hạn chế cả bán ở ngay cổng trường, khu vực các cửa hàng lân cận trường học.

Đồng quan điểm trên, chị Ngô Thanh - phụ huynh học sinh trường tiểu học Phan Đình Giót, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội - chia sẻ: “Tôi đồng ý với lệnh cấm của Chính phủ. Chưa cần phân tích hóa học thì cũng thấy trẻ uống nhiều đồ ngọt, đồ có gas là biếng ăn. Với cơ thể trẻ, tiêu thụ bất cứ hóa chất nào đều không có lợi. Đồ uống có đường còn rất dễ gây béo phì nữa”.

Nên để phụ huynh và nhà trường lựa chọn?

Với tư cách là DN cung cấp sản phẩm nước giải khát có ga và có đường, đại diện một số DN cho biết: Các DN đồng tình với Thủ tướng về việc tăng cường dinh dưỡng cho học sinh ở trường học. Tuy nhiên, Coca-Cola cho rằng, không nên cấm tuyệt đối việc bán nước ngọt có ga tại trường học mà nên để cho phụ huynh, người giáo dưỡng hoặc ban giám hiệu nhà trường lựa chọn và quyết định nhằm đáp ứng nhu cầu của trường học và các em học sinh. Các DN cần cam kết thông tin dinh dưỡng minh bạch, dễ hiểu trên nhãn sản phẩm, cũng như cung cấp các sản phẩm có dung tích phù hợp trong việc kiểm soát năng lượng thu nạp phù hợp với nhu cầu.

Coca-Cola ủng hộ khuyến cáo từ W.H.O nên kiểm soát lượng đường bổ sung vào cơ thể ở mức không quá 10% so với tổng năng lượng hấp thu. DN cũng đang tiến hành giảm bớt lượng đường và calories trên rất nhiều sản phẩm của công ty, đồng thời giới thiệu những thức uống mới, cung cấp nhiều thêm các chất dinh dưỡng và tính năng có lợi cho sức khỏe. Cũng theo đại diện của Coca-Cola, Coca-Cola không thực hiện bất cứ chương trình quảng bá thương hiệu nào trên các phương tiện truyền thông trực tiếp hướng đến trẻ em dưới 12 tuổi (là các kênh có từ 35% lượng khán giả trở lên là trẻ em dưới 12 tuổi), bao gồm các chương trình truyền hình, báo giấy, báo điện tử, mạng xã hội, phim ảnh, tin nhắn hay email.

Học sinh chỉ nên uống nước lọc

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia Viện Công nghệ Sinh Học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - cho rằng: Học sinh phổ thông (nhất là tiểu học và THCS) thì cần ăn uống các chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể chứ không phải chỉ là những thứ nước ngọt có gas - đây chỉ là loại nước giải khát mà không có tác dụng dinh dưỡng. Tốt nhất, để giải khát, học sinh chỉ cần uống nước lọc không cần pha chế gì thêm, kể cả chè hay cà phê vì không đúng với lứa tuổi trẻ em. “Thành phần chính của các loại nước ngọt có gas thường có đường Carbonhydrat, trẻ em đâu cần uống nhiều loại đường này vì dễ gây béo phì. Năng lượng mà nước có gas cung cấp cho người uống chính là đường. Nhưng đây không phải nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là Protein để cho trẻ lớn”, ông Thịnh nhấn mạnh.

HUYÊN - VŨ
TIN LIÊN QUAN

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam: Sẽ chấn chỉnh ngay mọi hiện tượng sai phạm

Huyên Nguyễn- Đặng Chung |

Đây là khẳng định của bà Lê Thị Oanh- Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam – sau bài viết “Trường chuyên Hà Nội Amsterdam ngang nhiên kinh doanh thuốc lá trong trường học” đăng trên Lao Động Online ngày 19.10.2017.

Trường chuyên Hà Nội Amsterdam ngang nhiên kinh doanh thuốc lá trong trường học

Nhóm PV |

Một ngôi trường bề thế, hiện đại, luôn đứng đầu về thành tích, chất lượng giáo dục, một trong những dự án trọng điểm chào đón 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của ngành giáo dục Thủ đô… đã và đang bị biến thành nơi kinh doanh. Trong đó, người ta bán cả thuốc lá – thứ Nhà nước tuyệt đối cấm kinh doanh trong trường học.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam: Sẽ chấn chỉnh ngay mọi hiện tượng sai phạm

Huyên Nguyễn- Đặng Chung |

Đây là khẳng định của bà Lê Thị Oanh- Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam – sau bài viết “Trường chuyên Hà Nội Amsterdam ngang nhiên kinh doanh thuốc lá trong trường học” đăng trên Lao Động Online ngày 19.10.2017.

Trường chuyên Hà Nội Amsterdam ngang nhiên kinh doanh thuốc lá trong trường học

Nhóm PV |

Một ngôi trường bề thế, hiện đại, luôn đứng đầu về thành tích, chất lượng giáo dục, một trong những dự án trọng điểm chào đón 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của ngành giáo dục Thủ đô… đã và đang bị biến thành nơi kinh doanh. Trong đó, người ta bán cả thuốc lá – thứ Nhà nước tuyệt đối cấm kinh doanh trong trường học.