Bệnh than đang diễn biến phức tạp, mạnh nhất 10 năm trở lại đây

Hiếu Anh |

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, bệnh than tồn tại ở Việt Nam hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, tình hình bệnh than hiện tại là mạnh nhất 10 năm trở lại đây.

Ông Nguyễn Văn Long cho biết thêm, qua kiểm tra tình hình bệnh than ở cơ sở, Cục Thú y nhận thấy có 2 vấn đề lớn.

Đầu tiên là công tác tiêm phòng vaccine chưa được chú trọng. Thứ hai, do giá trị một con trâu, bò khá lớn nên khi trâu bò chết, nhiều người dân tiếc rẻ, theo tập quán mang đi giết mổ phân phát thịt cho nhiều hộ dân trong địa bàn. Điều này tiềm ẩn nguy hiểm lây lan dịch bệnh.

Đánh giá về mức độ bệnh than, ông Nguyễn Văn Long cho biết, bệnh than tồn tại ở Việt Nam hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, tình hình bệnh than hiện tại mạnh nhất 10 năm trở lại đây. Hiện nay, có 14 người mắc bệnh than tại 02 tỉnh Hà Giang (01 ca) và Điện Biên (13 ca), trong đó có hơn 100 trường hợp phơi nhiễm.

Đây là loại bệnh dịch. Do đó, Cục Thú y yêu cầu các địa phương chú ý theo dõi căn cứ tình hình thực tế công bố dịch bệnh khi cần thiết. Hiện nay, Cục Thú y chưa nhận được văn bản nào về việc công bố dịch bệnh. Tuy nhiên, để phòng chống bệnh, Cục Thú ý thường xuyên đôn đốc các đơn vị, địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Trước đó, Cục Thú y có văn bản cảnh báo về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh nhiệt thán (bệnh than).

Theo Cục Thú y, đây là bệnh thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch, bệnh lây truyền giữa động vật và người, bệnh động vật cấm giết mổ.

Nguyên nhân chủ yếu là do gia súc chưa được tiêm phòng vaccine nhiệt thán. Khi trâu, bò chết, người dân không khai báo cho chính quyền, cơ quan thú y địa phương, tự ý giết mổ, ăn thịt, dẫn tới lây bệnh cho những người trực tiếp giết mổ, ăn thịt gia súc mắc bệnh.

Nguy cơ dịch bệnh than tiếp tục xảy ra tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên và lây lan sang các tỉnh khác do buôn bán, vận chuyển, sử dụng gia súc, thịt gia súc bị bệnh trong thời gian tới là rất cao.

Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn không để dịch bệnh than lây lan trên diện rộng, giảm thiểu thấp nhất số người mắc bệnh và bảo vệ đàn vật nuôi, Cục Thú y đề nghị giám đốc các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương chỉ đạo tập trung các nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định.

Trong đó, chính quyền và cơ quan chuyên môn của địa phương trực tiếp tổ chức xử lý, tiêu hủy gia súc bệnh để không làm phát tán, lây lan dịch bệnh.

Khẩn trương tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch, tiêm phòng cho đàn gia súc có nguy cơ cao ở những nơi người dân giết mổ gia súc bệnh, nơi người dân mua thịt gia súc nghi mắc bệnh về tiêu thụ.

Tuyên truyền cho người dân về dấu hiệu và tính chất nguy hiểm của bệnh than không tự ý vận chuyển, giết mổ gia súc, bán, cho, tặng, ăn thịt gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh. Khai báo cho chính quyền, cơ quan thú y địa phương ngay khi phát hiện động vật có biểu hiện của bệnh.

Phối hợp với chính quyền, cơ quan chuyên môn tổ chức xử lý ổ dịch và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đặc biệt lưu ý, hướng dẫn người dân, người tham gia chống dịch, xử lý ổ dịch phải có dụng cụ bảo hộ cá nhân, phải áp dụng biện pháp an toàn sinh học, không để bị nhiễm mầm bệnh than (vì rất có thể mầm bệnh, nha bào nhiệt thán đã phát tán trong môi trường, đất, nước tại những nơi có gia súc bệnh, nơi người dân giết mổ, sử dụng thịt gia súc bệnh).

Tham mưu cấp có thẩm quyền công bố dịch và áp dụng nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định...

Hiếu Anh
TIN LIÊN QUAN

Điện Biên đính chính thông tin về "ca bệnh than thứ 14"

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Về trường hợp từng được cho mắc bệnh than thứ 14 - sau khi có kết quả xét nghiệm của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, CDC Điện Biên đã ra thông báo loại trừ.

Vi khuẩn bệnh than có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Giải thích về trường hợp mắc bệnh than không rõ nguồn lây, lãnh đạo CDC Điện Biên cho biết, vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm.

Chuyên gia lo ngại tỉ lệ tử vong của người mắc bệnh than từ 25-60%

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh là địa phương có lưu lượng lớn giao thương, nên với độc lực và tốc độ lây lan của bệnh than sẽ là mối đe doạ lớn tới ngành y tế thành phố.

Hết vaccine miễn phí, người lao động nghèo chật vật cho con đi tiêm dịch vụ

Minh Ánh |

Tình trạng thiếu vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng khiến nhiều phụ huynh nghèo như ngồi trên đống lửa.

Xe cứu thương dù công khai hoạt động trở lại ở Thái Bình

TRUNG DU |

Sau một thời gian tạm yên ắng, gần đây, tình trạng xe không được cơ quan chức năng cấp phép vận chuyển cấp cứu người bệnh (xe cứu thương "dù") đã công khai hoạt động trở lại, ngang nhiên đón, trả bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình mà không hề bị kiểm tra, xử lý.

Trung tướng Tô Ân Xô phát ngôn chính thức về vụ việc xảy ra ở Đắk Lắk

Việt Dũng |

Ngày 14.6, Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an đã trao đổi với báo chí một số nội dung liên quan vụ việc xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Tin 20h: Điều kiện và mức trợ cấp cho người không có lương hưu

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Điều kiện và mức trợ cấp cho người không có lương hưu; Tuyến đường sắt Bắc - Nam gián đoạn vì tàu hỏa trật bánh; Dân Thủ đô thấp thỏm lo ngập lụt; Xã Bảo Thắng trước nguy cơ dân bị cô lập...

Trải nghiệm miệt vườn hấp dẫn của du khách đến Hải Dương mùa vải chín

Nguyễn Thúy |

Những năm gần đây, vùng trồng vải rộng lớn tại Đồng Mẩn (xã Thanh Khê, huyện Thanh Hà, Hải Dương) thu hút hàng vạn khách tham quan.

Điện Biên đính chính thông tin về "ca bệnh than thứ 14"

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Về trường hợp từng được cho mắc bệnh than thứ 14 - sau khi có kết quả xét nghiệm của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, CDC Điện Biên đã ra thông báo loại trừ.

Vi khuẩn bệnh than có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Giải thích về trường hợp mắc bệnh than không rõ nguồn lây, lãnh đạo CDC Điện Biên cho biết, vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm.

Chuyên gia lo ngại tỉ lệ tử vong của người mắc bệnh than từ 25-60%

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh là địa phương có lưu lượng lớn giao thương, nên với độc lực và tốc độ lây lan của bệnh than sẽ là mối đe doạ lớn tới ngành y tế thành phố.