5 huyện của Hà Nội sắp lên quận: Không chỉ là tên gọi, đời sống người dân phải thay đổi

Phạm Đông |

Trong lộ trình phát triển, 5 huyện của Hà Nội gồm Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì và Đan Phượng sẽ trở thành quận. Để không chỉ là cuộc thay tên gọi hành chính, các địa phương cần hoàn thành các tiêu chí, tháo gỡ khó khăn, phát triển đồng bộ, bền vững.

Đưa Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào quý IV/2023

Hà Nội đang triển khai đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận.

Lộ trình tháng 7.2023, UBND thành phố sẽ trình HĐND cùng cấp thông qua chủ trương đưa hai huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận, sau đó trình Chính phủ và Thường vụ Quốc hội vào quý cuối cùng của năm.

Đối với 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, việc trình hồ sơ lên HĐND thành phố được thực hiện trong quý III/2024 và báo cáo Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2025.

Đến nay, 2 tiêu chuẩn “diện tích tự nhiên” và “quy mô dân số” của cả 5 huyện đều đạt để lên quận. Tuy nhiên, đối với 2 tiêu chí xã thành phường, hầu hết các xã không đạt (huyện Đông Anh có 16/24 xã đạt; huyện Gia Lâm 4/22 xã đạt; huyện Hoài Đức 3/22 xã đạt; huyện Thanh Trì 2/16 xã đạt; huyện Đan Phượng 2/16 xã đạt). Đến nay, huyện Gia Lâm đã đạt 6/6 tiêu chí bắt buộc về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Với 4 nhóm tiêu chí về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị cần đạt tối thiểu (21/25 tiêu chí), huyện cũng đã đạt 22/25 tiêu chí.

Với nhóm “Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội” và “Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị”, cả 5 huyện đều chưa đáp ứng đủ 31 tiêu chí huyện thành quận và 16 tiêu chí xã thành phường.

Như vậy, để lên quận, các huyện ngoại thành Hà Nội phải tập trung nguồn lực đáp ứng các tiêu chí theo quy định.

Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã làm việc với huyện Gia Lâm về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Tại buổi làm việc, ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, quan trọng là xác định rõ cho Gia Lâm một hướng đi; điều mà lãnh đạo thành phố quan tâm nhất là phải bảo đảm sinh kế lâu dài cho người dân. Trở thành quận, nhưng dân phải giàu, kinh tế phải mạnh. Có thể thấy, lãnh đạo thành phố đặc biệt yêu cầu, quá trình đưa các huyện lên quận phải bảo đảm thực chất, phải có cả “danh” và “thực”.

Không để phát triển đô thị rất nhanh nhưng đời sống người dân thấp

Trao đổi với Lao Động, TSKH Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam - cho rằng, việc không dàn hàng ngang, đưa từng huyện lên quận là rất tốt, tất cả người dân đều mừng, ai cũng phấn khởi. Tuy nhiên, để không chỉ là một cuộc thay tên gọi hành chính, các địa phương cần hoàn thành các tiêu chí, tháo gỡ khó khăn, phát triển đồng bộ, bền vững.

Ông Nghiêm nhấn mạnh, việc lên được quận rồi thì cuộc sống của người dân phải thực sự thay đổi.

Bài học kinh nghiệm khi có huyện lên quận phát triển đô thị rất nhanh, như quận Nam Từ Liêm, nhưng bình quân thu nhập vẫn thấp; thu ngân sách địa phương phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ đất đai.

"Nhìn rộng ra là mô hình thành phố trong thành phố, người dân Thủ Đức (TPHCM) hiện nay muốn được cấp sổ đỏ, sổ hồng vẫn phải lên Sở Tài nguyên - Môi trường như các quận, huyện khác. Cho nên, đối với các huyện, trước hết là Gia Lâm, Đông Anh, sau này là Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng phải tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nhất là phải khơi mở nguồn lực về văn hóa, trước hết là các di tích văn hóa, lịch sử, các lễ hội, làng nghề sẵn có" - ông Nghiêm nói.

Còn Bí thư Huyện uỷ Thanh Trì Lê Tiến Nhật cho biết, năm 2022, huyện đã hoàn thành tiêu chí đất cây xanh công cộng. Còn hai tiêu chí chưa đạt nhưng đã có sự cải thiện về chất lượng. Hiện huyện đang chủ động phối hợp rà soát, cập nhật lại kết quả thực hiện các tiêu chuẩn theo bộ tiêu chí mới.

Để phấn đấu hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, huyện sẽ chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh Đề án đầu tư xây dựng xã, thị trấn thành phường. Đồng thời tập trung rà soát, huy động nguồn lực, tăng cường quản lý, đánh giá các nguồn thu, phát triển nguồn thu mới, còn dư địa, tiềm năng.

Theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính quy định "quận" phải đảm bảo 27 tiêu chí như: Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên; Diện tích tự nhiên từ 35 km2 trở lên; Số đơn vị hành chính trực thuộc (phường) có từ 12 đơn vị trở lên; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định…

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Thành phố văn minh không thể quanh năm đi dẹp vỉa hè, lòng đường

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - "Từ thiếu quy hoạch dẫn đến thiếu công khai, minh bạch; từ thiếu công khai, minh bạch nên dân cứ tràn ra, tràn vào sau mỗi lần ra quân. Thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại không thể cứ quanh năm đi dẹp vỉa hè, lòng đường”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Hà Nội sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp công viên theo hướng mở

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có báo cáo về công tác quản lý, khai thác, sử dụng và đầu tư công viên trên địa bàn thành phố và cho biết sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp đồng bộ theo hướng công viên mở.

Đường 500 tỉ ở Hà Nội chưa hoàn thành, nhà siêu mỏng, siêu méo mọc như nấm

PHƯƠNG ANH |

Những ngôi nhà vỏn vẹn chiều rộng chỉ từ 2-7m với nhiều hình dáng kỳ lạ đang xuất hiện tại quận Hoàng Mai sau dự án mở đường trị giá 500 tỉ đồng. 

Lãi suất tiếp tục giảm, bất động sản thêm cơ hội hồi phục

ANH HUY |

Lãi suất điều hành đồng loạt hạ nhiệt là tín hiệu tích cực giúp thị trường bất động sản (BĐS) có thêm cơ hội để sớm hồi phục. Giới chuyên gia dự đoán, nếu Nhà nước tiếp tục có những động thái hỗ trợ và các doanh nghiệp chủ động “cứu mình”, thị trường này sẽ có khả năng khởi sắc từ cuối quý II/2023.

Cảnh báo về sự tuyệt chủng của nhân loại trước AI

Ngọc Vân |

Nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu cảnh báo về sự tuyệt chủng của nhân loại trước AI.

Bản tin công đoàn: Hà Nội có tuyến phố đặt tên một cán bộ công đoàn

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Hà Nội có tuyến phố đặt tên một cán bộ thời kỳ đầu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Người lao động khi bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?; Nghịch lý thiếu - thừa đơn hàng và người lao động...

Biến cố ngành ngân hàng: Kinh tế thế giới vẫn phục hồi

Quý An (Theo The Economist) |

Các chuyên gia đang lo ngại về một cuộc suy thoái sâu sắc do hậu quả từ khủng hoảng ngân hàng. Các chuyên gia tại JPMorgan Chase ẩn dụ: “Việc hạ cánh nhẹ nhàng giờ đây có vẻ khó xảy ra, vì máy bay đang trong tình trạng lao dốc (thiếu niềm tin của thị trường) và động cơ thì sắp hết nhiên liệu (ngân hàng cho vay)”.

Thua Aston Villa, Chelsea rơi xuống nửa dưới bảng xếp hạng

Văn An |

Chelsea trở lại sau quãng FIFA days bằng trận thua 0-2 trước Aston Villa tại Premier League.

Hà Nội: Thành phố văn minh không thể quanh năm đi dẹp vỉa hè, lòng đường

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - "Từ thiếu quy hoạch dẫn đến thiếu công khai, minh bạch; từ thiếu công khai, minh bạch nên dân cứ tràn ra, tràn vào sau mỗi lần ra quân. Thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại không thể cứ quanh năm đi dẹp vỉa hè, lòng đường”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Hà Nội sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp công viên theo hướng mở

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có báo cáo về công tác quản lý, khai thác, sử dụng và đầu tư công viên trên địa bàn thành phố và cho biết sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp đồng bộ theo hướng công viên mở.

Đường 500 tỉ ở Hà Nội chưa hoàn thành, nhà siêu mỏng, siêu méo mọc như nấm

PHƯƠNG ANH |

Những ngôi nhà vỏn vẹn chiều rộng chỉ từ 2-7m với nhiều hình dáng kỳ lạ đang xuất hiện tại quận Hoàng Mai sau dự án mở đường trị giá 500 tỉ đồng.