4 năm loay hoay với loạt trụ sở dôi dư sau sáp nhập

Tân Văn |

Cao Bằng - Gần 4 năm sau khi thực hiện sáp nhập 6 huyện, từ đó đến nay, nhiều trụ sở tại tỉnh biên giới lâm cảnh bỏ hoang, chưa có giải pháp sử dụng hiệu quả.

Báo Lao Động đã có nhiều bài viết về tình trạng loạt trụ sở tại Cao Bằng bỏ hoang, bỏ không sau sáp nhập. Đề án số 3652/ĐA-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã ban hành ngày 21.10.2019, ghi: Khi thực hiện sẽ giảm 3 đơn vị hành chính cấp huyện, 38 đơn vị cấp xã.

Theo đó, các huyện Quảng Uyên sáp nhập với Phục Hòa lấy tên Quảng Hòa, huyện Trà Lĩnh sáp nhận Trùng Khánh lấy tên huyện Trùng Khánh, huyện Thông Nông sáp nhập về Hà Quảng lấy tên Hà Quảng. Sau gần 4 năm sáp nhập hành chính, việc xử lý trụ sở dôi dư vẫn còn nhiều bất cập.

Trụ sở UBND huyện Thông Nông cũ, nay được UBND thị trấn sử dụng, còn lại rất nhiều trụ sở phòng ban đang bỏ không.
Trụ sở UBND huyện Thông Nông cũ, nay được UBND thị trấn sử dụng, còn lại rất nhiều trụ sở phòng ban đang bỏ không.

Được biết, sau Đề án 3652, tỉnh Cao Bằng dư ra 230 cơ sở nhà, đất cần sắp xếp lại. Trong đó, có 170 cơ sở, nhà giữ lại, tiếp tục sử dụng; 66 cơ sở nhà, đất dôi dư… Tuy nhiên, việc xử lý 66 nhà này còn rất chậm. Gần 4 năm trôi qua, những dãy nhà vẫn đang bị để không, hoang lạnh và xuống cấp.

Trụ sở UBND huyện Thông Nông trước kia nay được UBND thị trấn sử dụng, tuy nhiên loạt công trình phía sau như Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện, Chi cục thống kê đều bỏ không.

Khối Huyện ủy Thông Nông (cũ) nằm hoang lạnh xuống cấp.
Khối Huyện ủy Thông Nông (cũ) nằm hoang lạnh xuống cấp.

Anh N.Đ.P (trú thị trấn Thông Nông) chia sẻ: “Trước huyện nào riêng huyện đó, các thủ tục hành chính rất dễ, nay cần chạy sang huyện Hà Quảng. Chưa kể tại một số xã vùng sâu phải sáp nhập, Trạm y tế cũng sáp nhập, bà con ở vùng xa muốn đi khám mất cả ngày để đi do vị trí mới quá xa“.

Nhiều người dân tiếc nuối khi loạt trụ sở cứ ngày càng xuống cấp khi việc tổ chức đấu giá chưa phát huy được hiệu quả.

Các căn phòng thuộc khối Huyện ủy Thông Nông cũ lâm cảnh bỏ không, tài liệu vứt chỏng chơ trong góc nhà, mặc cho bụi bặm phủ dày.


Cùng với bỏ hoang trụ sở, số cán bộ dôi dư sau sắp xếp ở cấp huyện là 117 người, cấp xã dôi dư trong giai đoạn 2020 - 2024 là 744 người.
Việc đấu giá các trụ sở gần 4 năm qua vẫn chưa phát huy được hiệu quả.
Việc đấu giá các trụ sở gần 4 năm qua vẫn chưa phát huy được hiệu quả.

Ngày 23.6, trao đổi với PV, ông Hà Ngọc Tú - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng - cho hay: "Đã có phương án để giải quyết những trụ sở trên, các địa phương đang tiến hành rà soát lại diện tích các trụ sở một cách chính xác rồi sau đó sẽ tổ chức bán đấu giá hoặc bàn giao cho một số đơn vị sử dụng, tinh thần là hết năm 2024, việc giải quyết trụ sở sẽ xong".

Tân Văn
TIN LIÊN QUAN

Loạt doanh nghiệp tại Cao Bằng nợ thuế, có 1 số tên "quen mặt"

Nhóm PV |

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng vừa công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế trong 5 tháng đầu năm.

Dự án trăm tỉ xây mới bệnh viện y học cổ truyền ở Cao Bằng chậm giải ngân

Nhóm PV |

Phê duyệt và ký hợp đồng với nhà thầu từ lâu nhưng đến nay dự án Dự án xây dựng mới Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng, có tổng mức đầu tư 180 tỉ đồng vẫn chưa thể thi công, tốc độ giải ngân rất chậm.

Nhiều thị trấn vùng biên hoang lạnh sau sáp nhập

An Trịnh |

Cao Bằng - Năm 2020, 6 huyện của tỉnh này thực hiện sáp nhập, cũng ngần ấy thời gian loạt trụ sở làm việc của các địa phương lâm cảnh bỏ hoang hoặc có sử dụng thì chỉ 1 phần rất nhỏ.

Nguyên nhân dẫn đến vụ cháy nhà khiến 3 cháu nhỏ tử vong ở TP Đà Lạt

Mai Hương |

Ngày 24.6, Công an TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin ban đầu về vụ cháy nhà xảy ra trên đường Nguyên Phi Ỷ Lan, Phường 7.

Giá bán điện bao nhiêu nếu điện mặt trời được mua bán không cần qua EVN

Anh Tuấn |

Bộ Công Thương cho biết, về giá mua bán điện, với hình thức mua bán qua đường dây riêng, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (điện mặt trời) và doanh nghiệp sẽ tự thỏa thuận với nhau. Điện dư thừa có thể đàm phán để bán lại cho EVN.

Huyện Nhơn Trạch có Phó Chủ tịch phụ trách sau khi Chủ tịch bị cách chức

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 24.6, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Thành Mỹ - Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch cho biết, Huyện ủy Nhơn Trạch đã họp xin ý kiến Thường vụ và báo cáo tỉnh về việc tạm thời phân công ông Nguyễn Thế Phong - Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch điều hành công việc, sau khi bà Nguyễn Thị Giang Hương bị cách chức Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch.

Phòng chống gian lận thi tốt nghiệp THPT bằng thiết bị công nghệ cao

Tường Vân |

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng, việc phòng chống gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao đã được Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT các cấp coi là một trong những việc quan trọng phải được thực hiện kỹ từ giai đoạn chuẩn bị.

Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh yêu cầu rà soát pháp lý dự án Dũng Liệt Green City

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Từ phản ánh của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu kiểm tra, rà soát trình tự, thủ tục pháp lý liên quan đến dự án Dũng Liệt Green City.

Loạt doanh nghiệp tại Cao Bằng nợ thuế, có 1 số tên "quen mặt"

Nhóm PV |

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng vừa công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế trong 5 tháng đầu năm.

Dự án trăm tỉ xây mới bệnh viện y học cổ truyền ở Cao Bằng chậm giải ngân

Nhóm PV |

Phê duyệt và ký hợp đồng với nhà thầu từ lâu nhưng đến nay dự án Dự án xây dựng mới Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng, có tổng mức đầu tư 180 tỉ đồng vẫn chưa thể thi công, tốc độ giải ngân rất chậm.

Nhiều thị trấn vùng biên hoang lạnh sau sáp nhập

An Trịnh |

Cao Bằng - Năm 2020, 6 huyện của tỉnh này thực hiện sáp nhập, cũng ngần ấy thời gian loạt trụ sở làm việc của các địa phương lâm cảnh bỏ hoang hoặc có sử dụng thì chỉ 1 phần rất nhỏ.