2 công trình từ lúa được xác lập Kỷ lục Việt Nam

PHƯƠNG ANH |

Sáng 11.12, tại tỉnh Hậu Giang đã khai mạc triển lãm Con đường lúa gạo Việt Nam với chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt” và Mô hình Bản đồ Việt Nam ghép từ các giống lúa đặc sản của các tỉnh, thành trên cả nước. Tại đây Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục 2 công trình làm từ lúa này.

Nằm trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, triển lãm Con đường lúa gạo Việt Nam là một trong những điểm nhấn độc đáo của Festival.

Con đường lúa gạo Việt Nam dài 1km, tái hiện sống động nền lúa gạo Việt Nam qua các giai đoạn phát triển từ sơ khai đến giai đoạn hiện đại và khi lúa gạo Việt Nam phát triển không ngừng, định vị thương hiệu số 1 thế giới.

Một góc tiểu cảnh tại con đường lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Trung Phạm
Một góc tiểu cảnh tại con đường lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Trung Phạm

Con đường lúa gạo được sắp đặt, tái hiện trong không gian rộng lớn, sử dụng hàng vạn chậu lúa để phối cảnh, từ lúc lúa gieo mầm xanh cho đến khi hạt vàng bội thu.

Gắn với hạt lúa, đời sống của nông dân đã đổi thay từng ngày, từ nhà lá, nhà ngói, nhà tôn vách đất, đã được thay bằng những ngôi nhà kiên cố sang trọng hơn như nhà gỗ, nhà lầu. Những ruộng đồng của những xóm nhỏ cư dân theo thời gian cũng lớn rộng thành những cánh đồng mênh mông.

Và theo sự phát triển đó, những xuồng ba lá, ghe tam bản, sà lan... đã được sử dụng để tải lúa gạo đến những những miền đất xa xôi của đất nước và các quốc gia.

Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm tại con đường lúa gạo. Ảnh: Trung Phạm
Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm tại con đường lúa gạo. Ảnh: Trung Phạm

Trên con đường lúa gạo, những tiểu cảnh được dựng lên một cách sinh động, phong phú về phương thức canh tác lúa nước từng thời kỳ, từ sơ khai đến hiện đại.

Những hình ảnh chỉ có ở ruộng đồng quê hương đã xuất hiện tại đây với ụ rơm, đất phù sa, cây cỏ, cánh đồng, gợi lên hình ảnh nông dân từ chân đất lên chân trắng, nhờ công nghệ hỗ trợ.

Ngôi nhà lá đặc trưng của vùng đất Nam Bộ được tái hiện tại con đường lúa gạo. Ảnh: Phương Anh
Ngôi nhà lá đặc trưng của vùng đất Nam Bộ được tái hiện tại con đường lúa gạo. Ảnh: Trung Phạm

Những mô hình phát triển lúa nước, lúa cạn không ngừng được sáng tạo nâng tầm thương hiệu bằng máy móc, công nghệ, máy bay không người lái.

Mô hình bản đồ Việt Nam ghép từ các giống lúa đặc sản của các tỉnh, thành. Ảnh: Phương Anh
Mô hình bản đồ Việt Nam ghép từ các giống lúa đặc sản của các tỉnh, thành. Ảnh: Trung Phạm

Nông dân Trần Văn Triệu (58 tuổi, xã Vị Tân, TP Vị Thanh, Hậu Giang) - người được “chọn mặt gửi vàng” để trồng, chăm sóc 10.000 chậu lúa để phục vụ triển lãm "Con đường lúa gạo Việt Nam" - cho biết: Ngay sau khi nhận giống từ Ban tổ chức, vợ chồng ông bắt tay làm giá thể, gieo sạ chăm sóc tỉ mẩn mỗi ngày. Hôm nay tất cả các chậu lúa đã cùng làm nên một con đường lúa gạo vô cùng đặc sắc. Bản thân ông rất vui mừng vì góp phần vào hành trình lúa gạo Việt Nam.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục Việt Nam đối với không gian triển lãm, sắp đặt con đường lúa gạo, chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt” dài nhất và mô hình bản đồ Việt Nam ghép từ các giống lúa đặc sản của các tỉnh, thành nhiều nhất. Ảnh: Phương Anh
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục đối với không gian triển lãm, sắp đặt con đường lúa gạo, chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt” dài nhất và mô hình bản đồ Việt Nam ghép từ các giống lúa đặc sản của các tỉnh, thành nhiều nhất. Ảnh: Trung Phạm

Ông Ngô Minh Long - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang - cho biết: Để tôn vinh những giống lúa quý đã làm nên nền văn minh lúa nước, bản đồ Việt Nam ghép bằng giống của 63 tỉnh, thành đã được sắp đặt trên con đường lúa gạo. Đây là cách quảng bá “độc nhất vô nhị” thương hiệu Gạo Việt Nam đến với thế giới".

Tại Festival lần này còn có một kỷ lục Việt Nam sẽ được công bố vào ngày 13.12 là Sự kiện chế biến, công diễn các món bánh làm từ gạo, nếp nhiều nhất Việt Nam (200 món). Kỷ lục này gắn với sự kiện trong ngày 13.12 là Hội thi món ngon từ gạo - nếp Việt Nam.

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức tại Hậu Giang diễn ra từ ngày 11 - 15.12 với 17 chuỗi hoạt động. Tại sự kiện này, sẽ chính thức công bố phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Khai mạc Festival tôm Cà Mau - nâng tầm Tôm Việt

NHẬT HỒ |

Tối ngày 10.12, tỉnh Cà Mau chính thức khai mạc Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long – 2023.

5 đột phá chiến lược trong quy hoạch tỉnh Hậu Giang

TIẾN NGUYỄN |

Ngày 8.12, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1588/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Làng hoa lớn nhất Miền Tây gấp rút trước ngày khai mạc Festival lần đầu tiên

ĐẠT PHAN - BÍCH NGỌC |

Đồng Tháp - Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc nhằm mục đích nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng hoa kiểng kết hợp với phát triển du lịch, tạo dấu ấn trong lòng du khách trong dịp Tết đến, Xuân về. Hiện, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được khẩn trương thực hiện.

Việt Nam - Trung Quốc kiên trì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa - Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) |

Tháng 2.1999, Tổng Bí thư hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Đây được coi là phương châm chỉ đạo nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ 21. Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã được thúc đẩy và phát triển toàn diện dưới sự chỉ đạo, định hướng của phương châm này.

Cô bé nhặt ve chai bom hàng: Con chưa bao giờ dám nghĩ đến ước mơ của mình

Hoài Luân |

Bình Định - Khi được hỏi về ước mơ sau này, "cô bé nhặt ve chai", nhân vật lấy đi nhiều nước mắt của cộng đồng mạng những ngày qua đã bật khóc trả lời rằng "con chưa dám nghĩ tới ước mơ của mình, con chỉ muốn được đi học".

Lạc trong ma trận hoa quả nhập khẩu giá rẻ

Thu Giang - Anh Huy |

Được quảng cáo là hoa quả ngoại, hàng nhập khẩu 100%, thế nhưng nhiều loại trái cây đang được bày bán tràn lan ở các khu chợ dân sinh Hà Nội dịp cận Tết, nhưng không rõ nguồn gốc, khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.

Vướng mắc trong việc thu hồi "đất vàng" để xây trường học tại Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trong tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 14, HĐND TP, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho biết, cử tri đề nghị xem xét thu hồi 3 khu đất vàng tại quận Hai Bà Trưng đang được sử dụng lãng phí để làm trường học.

Làn sóng tháo chạy khỏi mặt bằng đắc địa dịp cuối năm

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trái ngược với hình ảnh buôn bán tấp nập dịp cuối năm, hàng loạt cửa hàng ở khu vực trung tâm, vị trí đắc địa tại Thủ đô lại đóng cửa, xu hướng trả mặt bằng chưa có dấu hiệu dừng lại.

Khai mạc Festival tôm Cà Mau - nâng tầm Tôm Việt

NHẬT HỒ |

Tối ngày 10.12, tỉnh Cà Mau chính thức khai mạc Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long – 2023.

5 đột phá chiến lược trong quy hoạch tỉnh Hậu Giang

TIẾN NGUYỄN |

Ngày 8.12, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1588/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Làng hoa lớn nhất Miền Tây gấp rút trước ngày khai mạc Festival lần đầu tiên

ĐẠT PHAN - BÍCH NGỌC |

Đồng Tháp - Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc nhằm mục đích nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng hoa kiểng kết hợp với phát triển du lịch, tạo dấu ấn trong lòng du khách trong dịp Tết đến, Xuân về. Hiện, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được khẩn trương thực hiện.