Tại sao chi phí mua máy bay chiến đấu lại luôn luôn đắt đỏ?

Anh Vũ |

Mua máy bay chiến đấu đấu vốn rất tốn kém, và nếu cộng thêm chi phí vận hành trọn đời, nó sẽ trở thành một vấn đề lớn hơn rất nhiều cho các chính phủ sở hữu chúng, có thể lên tới 1,2 nghìn tỉ USD, theo High Sky Flying. Vậy, tại sao máy bay chiến đấu lại đắt đỏ đến thế?

Không giống như các loại máy bay khác, máy bay phản lực quân sự không được chế tạo chỉ để bay. Loại công nghệ tiên tiến cho phép máy bay chiến đấu bay và tạo ra nhiều hỏa lực cùng lúc không thể được sản xuất với chi phí thấp.

Bên cạnh đó, mọi máy bay chiến đấu đều được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến nhất và công nghệ tiên tiến nhất lúc nào cũng tốn tiền.

Thông thường, các nhà sản xuất máy bay có thể bù đắp chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm của họ thông qua dây chuyền sản xuất hàng loạt. Nhưng đối với máy bay chiến đấu, chỉ có các chính phủ mới có thể đặt mua các hệ thống vũ khí như vậy và họ thường làm đặt hàng với số lượng tương đối nhỏ.

Điều này gây ra khó khăn cho việc phân bổ chi phí thiết kế và sản xuất giữa một số đơn vị. Tuy nhiên, thiết kế và sản xuất chỉ là một phần nhỏ. Ngay cả sau khi các chính phủ này mua máy bay, họ vẫn phải mua nhiên liệu và bảo dưỡng chúng, và con số cho hạng mục này cũng không hề nhỏ.

Chi phí mua máy bay chiến đấu

Lý do chính khiến việc mua một chiếc máy bay chiến đấu sẽ tốn nhiều tiền là vì hầu hết chúng đều là sản phẩm của hàng thập kỷ nghiên cứu và những đột phá trong công nghệ hàng không.

 
Hầu hết máy bay chiến đấu đều là sản phẩm của hàng thập kỷ nghiên cứu và những đột phá trong công nghệ hàng không. Ảnh: Lockheed Martin

Hệ thống điện tử hàng không, radar, tên lửa, động cơ đẩy và hệ thống khí động học mà ta thấy trên máy bay chiến đấu đều được áp dụng những công nghệ cực kỳ đắt tiền. Ngoài công nghệ thô, còn có rất nhiều yếu tố khác mà các nhà thiết kế máy bay chiến đấu phải xem xét.

Ví dụ, số lượng chi tiết liên quan đến việc duy trì khả năng tàng hình của nhiều máy bay chiến đấu là khá đáng kinh ngạc. Trong khi mang theo nhiều hỏa lực như vậy, trọng lượng của chúng cũng phải được giữ ở mức thấp nhất.

Về bản chất, giá của một đơn vị máy bay chiến đấu bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chi phí lao động thiết kế nó. Nhiều máy bay chiến đấu cao cấp cũng sử dụng một loại vật liệu titan có giá hàng nghìn USD mỗi kg.

Tính kinh tế của sản xuất hàng loạt đôi khi cho phép 10 đơn vị và 20 đơn vị của cùng một sản phẩm có tổng chi phí như nhau. Thật không may, các quan chức chính phủ đôi khi không tính đến điều này khi đặt hàng, dẫn đến chi phí cao khi "mua lẻ" một vài chiếc máy bay.

Chi phí hoạt động

Mua máy bay đã đắt, nhưng vận hành nó cũng không hề rẻ. Như đã đề cập ở trên, chi phí thiết kế và sản xuất máy bay chiến đấu mới chỉ là bước khởi đầu.

Cũng giống như các loại máy bay khác, chi phí vận hành và bảo dưỡng máy bay chiến đấu trong suốt thời gian phục vụ luôn cao hơn, ít nhất là gấp đôi so với chi phí mua ban đầu. Nhiên liệu và bảo trì là những yếu tố chính chiếm phần lớn trong chi phí vận hành của máy bay chiến đấu.

Phần lớn các máy bay chiến đấu ngày nay là thiết bị siêu thanh và những chuyến bay siêu thanh đòi hỏi một khoản tiền khổng lồ để cung cấp nhiên liệu.

Một chiếc F16 trung bình bay với tốc độ Mach 0,8 tiêu thụ khoảng 2410kg JP8 (Chất đẩy phản lực 8) mỗi giờ. JP8 được bán với giá rẻ nhất là hơn 1$ cho 1 lít nhiên liệu, tương đương khoảng 3000 USD mỗi giờ bay.

Tiền nhiên liệu cho mỗi giờ bay của các chiến đấu cơ này lên tới hàng nghìn USD. Ảnh: Quân đội Mỹ
Tiền nhiên liệu cho mỗi giờ bay của các chiến đấu cơ này lên tới hàng nghìn USD. Ảnh: Không quân Mỹ

Bảo trì và bảo hiểm

Máy bay chiến đấu được chế tạo để tiếp nhận và giảm tải rất nhiều hỏa lực. Nếu muốn tiếp tục sử dụng trong một thời gian dài, máy bay chiến đấu phải được bảo dưỡng thường xuyên. Phần còn lại của chi phí vận hành máy bay chiến đấu sẽ được hạch toán để bảo trì.

Không giống như máy bay thương mại, máy bay quân sự không được bảo hiểm. Mặc dù nhiều bộ phận của máy bay phản lực, đặc biệt là hệ thống điện tử hàng không, được cung cấp kèm theo bảo hành, nhưng toàn bộ máy bay không được bảo hiểm.

Nhiều nhà phân tích đã chỉ trích rất gay gắt lý do đằng sau việc các chính phủ chi quá nhiều vào việc mua máy bay chiến đấu.

Từ góc độ kỹ thuật, thật khó để bỏ qua chi phí cao của mọi công nghệ dùng để chế tạo máy bay chiến đấu. Nhưng công nghệ không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến chi phí của máy bay chiến đấu.

Trong tất cả các yếu tố góp phần vào chi phí khổng lồ của máy bay chiến đấu, sự phức tạp của công nghệ được sử dụng và quy mô đơn đặt hàng là quan trọng nhất.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Trí tuệ nhân tạo sẽ sớm đảm nhận vai trò của các phi công

Anh Vũ |

Ngành hàng không cũng đang dần áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và điều này có thể dẫn đến tương lai mà máy bay có thể tự vận hành mà không cần phi công.

Máy bay kéo máy bay, giải pháp tương tai cho hàng không tầm ngắn

Anh Vũ |

Công ty khởi nghiệp Magpie Aviation cho biết họ đã tiến hành thành công các thử nghiệm máy bay kéo tầm ngắn.

Máy bay chiến đấu Nga vô tình thả bom ở thành phố biên giới gần Ukraina

Song Minh |

Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, một máy bay chiến đấu Nga vô tình thả bom xuống Belgorod vào khoảng 22h15 ngày 20.4, thành phố sát biên giới Ukraina, khiến 2 người bị thương.

NSƯT Thanh Quý: Đôi khi đạo diễn đã hô “cắt”, nước mắt tôi vẫn chảy ra

Hào Hoa - Huyền Chi |

NSƯT Thanh Quý tiếp tục chạm đến trái tim khán giả với vai diễn bà Tình cực khổ, bất hạnh trong bộ phim “Cuộc đời vẫn đẹp sao” đang lên sóng giờ vàng. Ngay trong buổi phỏng vấn với phóng viên Lao Động, NSƯT Thanh Quý đã khóc khi nhắc đến nhân vật bà Tình. Nữ diễn viên kể, trong nhiều cảnh quay, khi đạo diễn đã hô “cắt”, nước mắt bà vẫn không thể ngừng rơi.

Ban công không có "chuồng cọp" cứu sống cả gia đình trong căn nhà bốc cháy

Tô Thế |

Hà Nội - Liên quan vụ cháy xảy ra vào khoảng 5h ngày 17.5, tại căn nhà dân trong ngõ 125 phố Vĩnh Phúc (quận Ba Đình), 5 người trong gia đình đã thoát nạn ra ngoài an toàn thông qua ban công.

Dân kêu lãi suất cho vay cao, Ngân hàng Nhà nước lý giải điều gì

Lan Hương |

Trước thông tin lãi suất cho vay trên thị trường vẫn neo ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước cho rằng lãi suất cho vay là thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Thêm vào đó, hệ thống ngân hàng đang chịu nhiều áp lực trong và ngoài nước. Áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại do Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới tác động nhanh và mạnh lên lãi suất, tỷ giá trong nước.

Xét học bạ THPT năm 2023 và những điều không nên bỏ qua

Trang Hà |

Ở thời điểm hiện tại, khi chưa diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, kết quả trúng tuyển phương thức xét học bạ của thí sinh chỉ là tạm thời.

Gà ngoại thải loại, thịt có nguy cơ gây ung thư vẫn lưu hành ở Việt Nam

Hiếu Anh |

Theo Hiệp hội chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA), từ cách đây 9 năm, 160 quốc gia đã cấm sử dụng 2 chất Ractopamine, Cysteamine cho vật nuôi vì nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng. Thế nhưng hiện nay Việt Nam vẫn nhập khẩu một lượng lớn thịt từ một số quốc gia được phép sử dụng hai chất nêu trên.

Trí tuệ nhân tạo sẽ sớm đảm nhận vai trò của các phi công

Anh Vũ |

Ngành hàng không cũng đang dần áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và điều này có thể dẫn đến tương lai mà máy bay có thể tự vận hành mà không cần phi công.

Máy bay kéo máy bay, giải pháp tương tai cho hàng không tầm ngắn

Anh Vũ |

Công ty khởi nghiệp Magpie Aviation cho biết họ đã tiến hành thành công các thử nghiệm máy bay kéo tầm ngắn.

Máy bay chiến đấu Nga vô tình thả bom ở thành phố biên giới gần Ukraina

Song Minh |

Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, một máy bay chiến đấu Nga vô tình thả bom xuống Belgorod vào khoảng 22h15 ngày 20.4, thành phố sát biên giới Ukraina, khiến 2 người bị thương.