Vui, buồn chuyện sinh viên làm thêm

|

Đối với sinh viên, đi làm thêm là mối quan tâm lớn thứ hai sau việc học tập tại giảng đường đại học. Vừa đi học, vừa đi làm không chỉ mang lại thu nhập, kinh nghiệm mà còn cho các bạn trẻ những trải nghiệm quý giá, nhưng xoay quanh đó còn rất nhiều chuyện đáng bàn.

“Sau bốn năm học đại học, em đã nhận nhiều công việc làm thêm, từ việc làm nhân viên phục vụ nhà hàng, bán hàng thời trang cho đến làm trợ giảng, rồi cộng tác viên cho một số tờ báo… Các công việc đó đã mang lại cho em nhiều kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai”. Đó là lời tâm sự của Bùi Khánh Chi, sinh viên năm cuối Khoa Quản lý thư viện (Trường đại học Văn hóa Hà Nội) về những trải nghiệm của mình. Chi chia sẻ, công việc làm thêm giúp em có thêm kỹ năng sống, nhất là kỹ năng giao tiếp, biết cách thuyết phục để đạt hiệu quả công việc được giao.

Phần lớn các công việc lao động giản đơn như làm nhân viên chạy bàn, bảo vệ, trông xe… được nhiều sinh viên lựa chọn, do nhu cầu tuyển dụng lớn, giờ làm việc khá linh hoạt, phù hợp thời gian. Nhưng những công việc này đôi khi cũng xuất hiện nhiều tình huống bất ngờ, đòi hỏi các bạn trẻ phải nhanh nhẹn xử lý. Bạn Nguyễn Thùy Linh, sinh viên Khoa Kinh tế – Kinh doanh quốc tế (Trường đại học Ngoại thương Hà Nội) nhớ lại kỷ niệm hồi mới đi làm ở một cửa hàng cà-phê: Trong lúc làm việc, do chút lơ đãng cho nên em phục vụ nhầm đồ uống cho khách hàng, bị khách hàng trách mắng. Sau khi thành thật nhận lỗi, em thuyết phục khách dùng thử sản phẩm và cộng thêm tặng phiếu giảm giá cho hóa đơn lần tới. Nhờ vậy, được khách hàng bỏ qua. Đối với các bạn gái, đi làm ở các nhà hàng cũng không tránh khỏi những thực khách thường hay có cử chỉ khiếm nhã, các bạn phải khôn khéo để tự bảo vệ bản thân, mà không làm mất lòng khách.

Với các bạn trẻ có vốn ngoại ngữ, cơ hội về việc làm thêm còn rộng mở hơn. Nguyễn Diệp Linh, sinh viên Khoa Ngôn ngữ Anh (Học viện Ngân hàng) kể: Nhờ bạn bè động viên, giới thiệu, em làm trợ giảng tiếng Anh cho một trung tâm ngoại ngữ gần nhà. Sau ba tháng, tuy thu nhập còn hạn chế, nhưng em được ôn luyện, bổ sung những kiến thức, kỹ năng nghe nói, trình độ tiếng Anh được cải thiện nhiều. Hơn nữa, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, em học hỏi thêm nhiều điều từ các anh, chị giảng viên, chắc chắn đây sẽ là những kinh nghiệm rất quý giá đối với em trong công việc sau này.

Nhưng đôi khi, việc sinh viên quá sa đà vào làm thêm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập. Nguyễn Xuân Đạo, sinh viên Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho biết, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, em chạy xe ôm và nhận giao hàng ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống. Là sinh viên năm cuối, việc học tập, thi cử khá bận, cho nên em chỉ nhận chạy xe đêm, việc này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Do chạy xe đêm rất mệt, cho nên buổi sáng em hay muộn giờ đi học. Em đã bỏ lỡ hai môn thi và phải thi lại vì ngủ quên. Chuyện chuyển hàng nhầm địa chỉ cũng đôi lúc xảy ra, khiến khách hàng không hài lòng, chưa kể em mất công đi lại, và bị trừ tiền công.

Đi làm thêm mang lại thu nhập và kinh nghiệm cho các bạn trẻ, tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng đủ khôn ngoan, bản lĩnh để biết cách tránh được những rủi ro, cũng như sắp xếp thời gian một cách hợp lý để bảo đảm việc học tập, nghỉ ngơi. Vì vậy các bạn trẻ nên lựa chọn công việc làm thêm phù hợp, giúp trang bị cho mình những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng cần thiết để đối mặt với cuộc sống hiện tại và tương lai.

Theo: nhandan

TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Trà Cổ: Làng biển hơn 500 năm tuổi nơi địa đầu tổ quốc

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Nằm ở mũi Sa Vĩ, làng biển Trà Cổ, TP. Móng Cái  tính đến nay đã hơn 500 năm tuổi. Kể từ khi về đây lập làng, người dân nơi đây đời nối tiếp đời đã viết lên câu chuyện của chính mình với những trầm tích văn hóa đặc sắc.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.