Vui Tết Cấm bản với người Hà Nhì

trịnh thông thiện |

Tết Cấm bản (tiếng Hà Nhì là Gạ Ma Thú) ở bản Mé Gióng, xã Ka Lăng (Mường Tè - Lai Châu) là ngày hội đông vui nhất của cộng đồng người Hà Nhì. Dân bản tự nguyện góp tiền bạc, công sức tổ chức, được điều hành bởi thầy cúng và trong ba ngày Tết, dân bản nội bất xuất, ngoại bất nhập để dân bản tổ chức các hoạt động tín ngưỡng cổ xưa.

Tôi theo chân đại úy Lò Văn Thép của Đồn biên phòng Ka Lăng về bản Mé Gióng. Trên đường đi, đại uý Thép bảo: “Dự Tết Cấm bản của người Hà Nhì ở Mé Gióng là cái duyên, nhà báo có duyên ắt được bà con đón nhận”. Chúng tôi đến nhà ông Chu Mụ Cà - Phó Chủ tịch UBND xã Ka Lăng - để xin dự lễ. Ông Cà trầm ngâm: “Chính quyền cũng không can thiệp để người lạ vào dự lễ được, thôi cứ làm lễ xin thần bản, thần bản chấp nhận thì nhà báo được dự lễ thôi”.

Chúng tôi đến nhà thầy cúng Chu Thanh Xe, đồng thời cũng là Trưởng bản Mé Gióng. Thầy Xe làm thịt một con gà sống, mang đôi chân gà ra xem rồi bảo: “Thần bản đã đồng ý cho dự Tết rồi, tôi sẽ đặt cho bộ đội và nhà báo 2 cái tên mới theo lý của người Hà Nhì để thần bản nhận mặt nhé”. Thầy cúng Xe đặt cho tôi cái tên đậm chất Hà Nhì là Lý Sờ Cả (theo nghĩa Hà Nhì là người bạn họ Lý ở phương xa đến). Cũng từ giờ phút đó, dân bản Mé Gióng gọi tôi bằng cái tên Cả. Tôi được mặt bộ áo chàm và chịu sự phân công công việc của bản bởi thầy Xe.

Đêm trước ngày Tết, cả bản Mé Gióng thơm lừng mùi xôi nếp và rộn vang âm thanh tiếng chày giã bánh ngô. Dân bản nườm nượp mang đến nhà trưởng bản Xe góp cơ man nào là gà, thịt lợn, gạo nếp để thầy cúng làm lễ. Trong ba ngày Tết, dân bản Mé Gióng làm tất cả 6 nghi lễ gồm: Lễ cúng đầu bản, lễ cúng thần Mó nước, lễ cúng thần Núi (cúng ở phía tây bản), lễ cúng thần Lửa (cúng ở phía nam của bản), lễ cúng thần Đất (cúng ở phía bắc của bản), lễ cúng thần Rừng (cúng ở phía đông của bản) được tiến hành bởi trai tráng. Thầy Xe tất bật cắt cử, phân việc cho dân bản chuẩn bị cho ngày Tết mãi đến lúc gà gáy canh hai mới xong việc.

Sau lễ khi tiến hành xong 6 lễ cúng, hội vui của người Hà Nhì bắt đầu. Đi khắp bản, gặp ai cũng nhận được lời mời chân tình: “Cả về nhà tao ăn Tết”. Thầy giáo Xá chếnh choáng hơi men bảo: “Theo quan niệm từ ngày xưa, nhà nào có nhiều khách, hết nhiều rượu, năm mới sẽ may mắn”. Sau bữa ăn, mọi người trong nhà Xá lấy cơm nếp vo tròn ném vào nhau với ý nguyện mùa sau thóc gạo sẽ dư thừa.

Trong ba ngày cúng bản, nhộn nhịp và tưng bừng nhất là ở trung tâm của bản. Các thiếu nữ Hà Nhì trong váy áo rực rỡ, tập trung từng tốp chơi cầu. Quả cầu được làm bằng lông gà và vỏ cây chuối khô. Người nào làm rơi cầu sẽ bị người cả tốp xúm lại véo tai đến khi hai tai đỏ lừ mới thôi.

Dân bản đến nhà trưởng bản góp gạo, trứng, gà, thịt lợn để làm các mâm lễ cúng trong Tết Cấm bản.
Dân bản đến nhà trưởng bản góp gạo, trứng, gà, thịt lợn để làm các mâm lễ cúng trong Tết Cấm bản.
Nghi lễ cúng thần Rừng.
Nghi lễ cúng thần Rừng.
Người Hà Nhì ném cơm nếp vào nhau trong bữa tối cầu mong thóc gạo sẽ dư thừa trong năm tới.
Người Hà Nhì ném cơm nếp vào nhau trong bữa tối cầu mong thóc gạo sẽ dư thừa trong năm tới.
Thầy cúng làm lễ cúng đầu bản.
Thầy cúng làm lễ cúng đầu bản.
Theo phong tục, gan con lợn mổ để cúng trên rừng cấm được các thầy cúng xem dự báo điềm lành, điềm gở của bản Mé Gióng trong năm tới.
Theo phong tục, gan con lợn mổ để cúng trên rừng cấm được các thầy cúng xem dự báo điềm lành, điềm gở của bản Mé Gióng trong năm tới.
Phụ nữ bản tự tay đan những chiếc túi nhỏ, bên trong bỏ quả trứng được nhuộm đỏ dành tặng khách xa đến vui Tết Cấm bản.
Phụ nữ bản tự tay đan những chiếc túi nhỏ, bên trong bỏ quả trứng được nhuộm đỏ dành tặng khách xa đến vui Tết Cấm bản.
Thiếu nữ Hà Nhì trong trò chơi đánh cầu lông gà.
Thiếu nữ Hà Nhì trong trò chơi đánh cầu lông gà.

Đêm ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng của Tết cấm bản, thầy cúng Xe cùng đám thanh niên đi gỡ những thanh tre đã rào bốn hướng vào bản. Gà mới gáy cầm canh, các phụ nữ Hà Nhì đã dậy đồ xôi, làm bánh ngô để làm quà tặng cho những người anh em ở bản khác về chung vui và khách ở xa đến. Chúng tôi rời bản khi nắng mới rọi những tia đầu tiên sau rừng cấm với hành trang nặng trịch cơ man nào là bánh mà những người Hà Nhì tình cảm hiếu khách đã tặng. Và không thể quên câu nói nghẹn ngào của vị thầy cúng Xe trước khi chia tay: “Lý Sờ Cả À ma pi po”, “Người anh em Lý Sờ Cả mạnh khỏe nhé, Tết sau lại về vui với bản nhé”.

trịnh thông thiện
TIN LIÊN QUAN

Quảng bá văn hóa dân gian Thái Bình tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Khánh Linh |

Các hoạt động quảng bá, tôn vinh văn hóa dân gian tỉnh Thái Bình như chèo, múa rối nước, trò chơi dân gian pháo đất... diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán Canh tý 2020.

Phó Thủ tướng thăm đồn biên phòng và bà con các dân tộc tỉnh Hà Giang

V.T |

Ngày 5.1, tại tỉnh Hà Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đến thăm, chúc Tết cán bộ chiến sỹ đồn Biên phòng cửa khẩu Thanh Thuỷ (tỉnh Hà Giang) và tặng quà bà con các dân tộc trong tỉnh.

Chính sách với dân tộc thiểu số được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước

Thanh Hà |

Chính sách với dân tộc nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước góp phần nâng cao rõ rệt đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Quảng bá văn hóa dân gian Thái Bình tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Khánh Linh |

Các hoạt động quảng bá, tôn vinh văn hóa dân gian tỉnh Thái Bình như chèo, múa rối nước, trò chơi dân gian pháo đất... diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán Canh tý 2020.

Phó Thủ tướng thăm đồn biên phòng và bà con các dân tộc tỉnh Hà Giang

V.T |

Ngày 5.1, tại tỉnh Hà Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đến thăm, chúc Tết cán bộ chiến sỹ đồn Biên phòng cửa khẩu Thanh Thuỷ (tỉnh Hà Giang) và tặng quà bà con các dân tộc trong tỉnh.

Chính sách với dân tộc thiểu số được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước

Thanh Hà |

Chính sách với dân tộc nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước góp phần nâng cao rõ rệt đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.