Chính sách với dân tộc thiểu số được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước

Thanh Hà |

Chính sách với dân tộc nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước góp phần nâng cao rõ rệt đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 12.2019 diễn ra sáng 26.12 tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đoàn Công Huynh – Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin truyền thông nhấn mạnh, năm 2020, theo kế hoạch công tác của ban chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ, dự kiến Việt Nam sẽ nộp báo cáo quốc gia thực thi Công ước Chống phân biệt chủng tộc, Công ước về đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số.

Đề cập đến việc ngày 18.11.2019, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại nhận định: “Nghị quyết thể hiện nỗ lực và các giải pháp quan trọng của nhà nước, tập trung ưu tiên đầu tư các địa bàn đặc biệt khó khăn trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tại hội nghị, ông Đinh Xuân Thắng – Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc thông tin, Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã được 89,44% đại biểu Quốc hội (cụ thể, 242/244 đại biểu có mặt bỏ phiếu nhất trí).

Ông nhấn mạnh, “đây là lần đầu tiên, Quốc hội Việt Nam ban hành một nghị quyết tổng thể về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Trong đó, đề án tích hợp chính sách đồng bộ, thống nhất, thu gọn đầu mối quản lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng; phát huy vai trò, chức năng của cơ quan công tác dân tộc; bảo đảm và nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư; ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho địa bàn đặc biệt khó khăn, nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ông Đinh Xuân Thắng khẳng định, “chính sách với dân tộc nhận được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước”.

Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số với 14.118.232 người, gần 3 triệu hộ (chiếm 14,7% dân số cả nước), cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Địa bàn cư trú của dân tộc thiểu số chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và tây duyên hải miền Trung. Đây là vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản, có hệ sinh thái động thực vật phong phú đa dạng, trên 14 triệu ha rừng, là đầu nguồn cung cấp nước cho khu vực đồng bằng.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tuyên dương 120 HS, SV, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc

PHƯƠNG THẢO |

Tối qua (12.11), Lễ Tuyên dương 120 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu đã diễn ra tại Hà Nội.

Tìm kiếm nguồn nước dưới đất phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số

DUY THIÊN - T.V |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.

Phải phát huy nội lực của từng người dân, từng dân tộc thiểu số

P.V |

Liên quan đến Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi mà Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này, theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường, Đề án được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này sẽ tạo bước chuyển biến mới tích cực cho phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Tuyên dương 120 HS, SV, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc

PHƯƠNG THẢO |

Tối qua (12.11), Lễ Tuyên dương 120 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu đã diễn ra tại Hà Nội.

Tìm kiếm nguồn nước dưới đất phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số

DUY THIÊN - T.V |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.

Phải phát huy nội lực của từng người dân, từng dân tộc thiểu số

P.V |

Liên quan đến Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi mà Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này, theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường, Đề án được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này sẽ tạo bước chuyển biến mới tích cực cho phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới.