Tác phẩm và dư luận: Sơn mài và “Giá thánh” hầu đồng

HẢI AN |

Tuần qua, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ sơn mài Trần Tuấn Long đã giới thiệu với công chúng yêu nghệ thuật triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Giá thánh”. 26 bức tranh sơn mài lấy cảm hứng từ đề tài Hầu đồng được anh sáng tác trong vòng 19 năm đã cấp thêm một chất liệu để người xem hiểu thêm về di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam vừa được UNESCO công nhận.

Hầu đồng hay lên đồng là một nghi lễ trong Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ra đời ở Việt Nam từ khoảng thế kỷ XV - XVI. Ở nghi lễ này, các vị thánh của đạo Mẫu nhập hồn vào thân xác của các thanh đồng (ông đồng, bà đồng) với ý nghĩa mang lại cho con người sức khỏe, tài lộc, may mắn…

Với quan niệm dưới sự che chở của 3 vị thánh mẫu (đệ nhất thượng thiên, đệ nhị thượng ngàn, đệ tam thoải phủ) ứng với tam phủ (thiên phủ, nhạc phủ, thủy phủ) cai quản miền trời, rừng núi, sông nước; đạo Mẫu hướng con người đến một đời sống chan hòa - trong thế giới tự nhiên, thế giới tâm linh, thế giới con người bằng cách giải tỏa đời sống tâm lý cho họ. Hình thức diễn xướng dân gian hầu đồng bao hàm đủ các loại hình nghệ thuật như: sắp đặt, trình diễn, kết hợp âm nhạc, hát múa… dễ đưa người ta vào trạng thái Ecstasy (ngây ngất), huyền hoặc.

Bà Chúa Thượng Ngàn.

Lần đầu tiên được trực tiếp tham dự một canh hầu đồng ở đền Vua Bà bên bến sông Bạch Đằng (Quảng Yên, Quảng Ninh) lúc nửa đêm, họa sĩ Trần Tuấn Long - nay đang độ tuổi 50 - thực sự choáng ngợp. Ánh sáng, màu sắc, âm nhạc… cùng với truyền thuyết Vua Bà - người bán hàng nước đã cho Trần Hưng Đạo biết quy luật của dòng nước thủy triều khi ông đi thị sát địa hình chuẩn bị bãi cọc ngầm chống giặc - đã mang lại cho anh cảm giác đó. Cuối năm 1998, tác phẩm sơn mài đầu tiên ghi dấu ấn cảm xúc đặc biệt về hầu đồng đã ra đời. Nhưng phải 19 năm sau, câu chuyện đặc biệt “Giá thánh” mới có dịp được kể trước công chúng.

“Giá thánh” đặc biệt không phải vì họa sĩ tìm cách kể chuyện hầu đồng theo một trình tự thời gian thông qua các bức tranh. Tuấn Long ghép các mảnh ghép khác nhau của hầu đồng bằng cách chọn các trạng thái của nghi lễ để vẽ. Mỗi bức vẽ là một trạng thái, một nhân vật (thuộc hàng mẫu, hàng quan, hàng chầu, ông hoàng hay hàng cô, hàng cậu) đều bình đẳng đứng cạnh nhau. Sự đặc biệt chính bởi vì câu chuyện bên ngoài, câu chuyện làm nghệ thuật.


Đó là việc họa sĩ mở rộng “nội giới” bằng cả cảm xúc lẫn trí tuệ khi theo đuổi hướng đi của mình. Khi hầu đồng còn chưa được công nhận như một hoạt động tinh thần - tâm linh phổ biến thì Trần Tuấn Long đã không ngại đưa nghi lễ này lên tranh một cách nghệ thuật. Và khi giới họa sĩ Việt Nam còn tranh luận về việc nên hay không dùng sơn công nghiệp Nhật trong vẽ sơn mài, anh vẫn vận dụng kỹ thuật vẽ sơn ta truyền thống nhưng với một hình thức nghệ thuật riêng của mình.

Không gian hầu đồng là không gian tưng bừng trong huyền ảo của đền, phủ. Nó rất dễ hòa nhịp với sự sâu thẳm, lộng lẫy của sơn mài truyền thống Việt Nam với bảng màu cánh gián, then - đen, son - đỏ, vàng, bạc. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở những màu sắc đó thì tạo màu bức tranh sẽ bớt đi sự tưng bừng vốn có trong lên đồng (từ âm nhạc, trang điểm lẫn trang phục). Vẫn chọn sơn ta làm chất kết dính và sử dụng kỹ thuật vẽ nhiều lớp, mài nhiều lần nhưng Tuấn Long đã sử dụng cả những màu sắc khác như xanh, hồng, cam… để có thể truyền tải hết tinh thần nhập đồng.

T5-2.jpgCô Bơ Thoải.

Anh cô đặc không gian trong tranh bằng việc “bắt” các chuyển động ở thanh đồng và cho họ hiển lộ trên một khung nền thấm đầy chất dân gian lấy hình ảnh tranh thờ Ngũ hổ (Hàng Trống), tranh đồ thế Bát âm (làng Sình, Huế), đồ hàng mã, giấy tiền… làm dấu ấn. Anh “chuyển” không gian phương ngang thực tế của các buổi hầu đồng sang các bức sơn mài khổ dọc - bởi ấn tượng với các bức tranh trục hay câu đối ở đình chùa. Điều này, về mặt thị giác cũng làm cho hình ảnh trong tranh sống động hơn, cuốn hút hơn.

Đưa tranh (dân gian) vào tranh (sơn mài), để các loại hình nghệ thuật dân gian (tranh, diễn xướng) được nối tiếp nhau là cách Trần Tuấn Long tìm về vẻ đẹp quá khứ trong hiện tại. Luôn có một dòng chảy linh thiêng, huyền bí mà khi kết nối được, con người được sống thật với bản năng của mình nhất, người ta sẽ không còn phải đặt câu hỏi “ta là ai, từ đâu đến và sẽ đi đến đâu”, trong cả đời sống và nghệ thuật.

Trần Tuấn Long nói rằng, anh thấy may vì gần 20 năm đã không bán được bức nào trong chủ đề hầu đồng nên bây giờ anh có đủ tranh để làm một cuộc triển lãm. Người xem, hẳn sẽ thấy may mắn hơn, vì đã có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt những tác phẩm đặc sắc “ẩn nấp” quá lâu như vậy. Tuy nhiên, sau khi kết thúc triển lãm này, công chúng có thể xem chúng thêm một lần nữa, trong một bộ sưu tập đầy đủ, trong một không gian đẹp đẽ ở trên chính quê hương mà UNESCO đã tôn vinh giá trị văn hóa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu hay không, thì có lẽ không hẳn phụ thuộc vào cá nhân người họa sĩ nữa.

HẢI AN
TIN LIÊN QUAN

Đạo diễn Việt Tú đưa vở hầu đồng 'Tứ Phủ' sang Anh

M.C |

Vở diễn Tứ Phủ của Viet Theatre đã chính thức có mặt tại Hội chợ Du lịch Thế giới 2016 ở London, Anh và gây được sự hào hứng, tò mò của người dân nơi đây.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Đạo diễn Việt Tú đưa vở hầu đồng 'Tứ Phủ' sang Anh

M.C |

Vở diễn Tứ Phủ của Viet Theatre đã chính thức có mặt tại Hội chợ Du lịch Thế giới 2016 ở London, Anh và gây được sự hào hứng, tò mò của người dân nơi đây.