Tạ thổ, một lễ nghi để con người tỏ lòng biết ơn đất đai, thổ nhưỡng

Thanh Hải |

Với mỗi dân tộc, mỗi địa phương của người Việt đều có rất nhiều lễ nghi, hội hè truyền thống quanh năm, nhưng "tạ thổ" - cúng đất - là một lễ nghi quan trọng và phổ biến nhất, xuất hiện ở mọi nơi. Lễ nghi này còn có ý nghĩa giáo dục, nhắc nhỡ con người sống  phải biết tôn trọng, bảo vệ tự nhiên, môi trường...

Với người Trung Trung bộ, tạ thổ không cúng vào dịp cuối năm như ở các vùng quê miền Bắc, mà thường diễn ra vào tháng 2 hoặc tháng 8 âm lịch.

Có nhiều giải thích về gốc gác của lễ nghi dân gian, truyền thống này ở miền Trung. Nhưng có điểm chung, lý giải hợp lý đó là người dân thường cúng sau vụ thu hoạch. Điều này phù hợp với đời sống sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác của người địa phương.

Người dân thường soạn mâm cúng tạ thổ thần, đất đai - những vị thần cai quản vùng lãnh thổ - nơi mà mình ở, canh tác, trồng trọt, sản xuất. Vì vậy, tùy vùng miền mà có nơi cúng tháng 2, có địa phương cúng tháng 8 - tùy theo "nông lịch" - là vậy.

Lễ cúng cũng đơn giản, thường chia làm 3 bàn - thượng, trung, hạ. Tuy nhiên cũng chỉ hoa quả, trầu cau, rượu đế, con gà, đĩa xôi, chén chè, khoai sắn luột, bắp, mía... và một mâm cơm.

Theo ông Nguyễn Tâm, ở Quế Sơn, Quảng Nam, thì quê hương ông là một vùng đất trung du, phần lớn đất đai hoang hóa, cha ông bao đời tự khai hoang vỡ hóa, lập làng, tìm đất sản xuất. Tuy đã nhiều đời định cư, nhưng trong tâm khảm của họ, thì đất ở và đất để canh tác, trồng trọt, con người chỉ vay mượn, "ở  nhờ". Vì vậy, mỗi mùa màng, mỗi năm phải làm lễ tạ thổ, để tỏ lòng biết ơn các vị thần cai quản, các vị tiền hiền đã khai khẩn, để cảm ơn thổ nhưỡng đã giúp họ, cho họ nơi ở, cái ăn, sự bình yên. Đó cũng là đạo lý đúng đắn ở đời.

Tuy nhiên, theo ông Tâm, vấn đề không phải là mâm cao cỗ đầy, lễ cúng linh đình mà là sự thành tâm của gia chủ, con người. Cúng tạ đất đai thổ thần, long mạch - những vị thần, linh, những người khuất mày khuất mặt... đang cai quản vùng đất mình sống nhờ là một đạo lý, chịu ơn thì phải trả. Điều quan trọng hơn là con người sống phải biết tôn trọng thiên nhiên, môi trường. Khai thác tự nhiên, đất đai để phục vụ đời sống, nhưng phải hài hòa, phải dung dưỡng, tái tạo.

Nhiều người, nhiều nơi khai thác tài nguyên, thiên nhiên theo kiểu tàn phá môi trường thì không lễ nghi nào phù hợp để thần linh dung tha cho sự xâm hại này. Ảnh: Khai thác vàng ở vùng núi Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Long
Nhiều người, nhiều nơi khai thác tài nguyên, thiên nhiên theo kiểu tàn phá môi trường thì không lễ nghi nào phù hợp để thần linh dung tha cho sự xâm hại này. Ảnh: Khai thác vàng ở vùng núi Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Long

"Bây giờ thấy nhiều người, nhiều nơi khai thác tận diệt thiên nhiên, phá hoại môi trường mà sợ. Không thần nào chứng nỗi, không thổ địa nào mà chịu được sự hung bạo, tàn phá của con người. Đất đai, sông núi đều có thần linh cai quản, nhưng nhiều người không ngại "phá sơn lâm, đâm hà bá", nên cái kết cho sự nghiệp, hậu vận là tan tành. Cho nên, cúng tạ ơn đất là một lễ nghị quan trọng, nhưng phải hiểu đúng ý nghĩa của nó, để con người biết tự răn đe, kiềm chế lòng tham, biết sống cho phải đạo lý ở đời. Đó là cái đẹp của lễ nghi dân gian truyền thống của cha ông bao đời" ông Tâm giải thích.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Lễ cúng Mở kho lúa mang đậm nét đẹp văn hóa riêng của người H’rê

Hoài Luân |

Đối với người H'rê tại Bình Định, Lễ cúng “Mở kho lúa” được xem là một phong tục riêng biệt, mang đậm tính nhân văn, giáo dục con cháu phải biết quý trọng thành quả lao động. Đây cũng là cách mà người H'rê bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian của mình.

Lễ hội của ước mơ

Thuỳ Trang |

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất công nhận Lễ hội Nguyên tiêu ở Hội An là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Với sự giao thoa và hội nhập văn hóa Nhật Bản, Trung Quốc cùng với sự gìn giữ, sáng tạo của cộng đồng cư dân, Lễ hội Nguyên tiêu Hội An mang đến cho mọi du khách một cảm xúc hoài cổ nhưng cũng không kém phần nhộn nhịp. Lễ hội thể hiện đời sống, ước mơ và tình cảm của chính cộng đồng người dân phố Hội.

Độc đáo lễ Ban Sóc triều Nguyễn: 24 bài thơ vịnh tiết trời trên lịch

Tường Minh |

Huế - Năm 1844, vua Thiệu Trị đã ban cho Khâm Thiên Giám 24 bài thơ vịnh tiết trời trong năm để in vào lịch.

Lễ hội đấu võ cuối năm xí xóa mọi giận hờn

Thuý Ngọc |

Ẩu đả vốn được xem là điều tối kỵ vào dịp lễ Tết, nhưng với người dân ở tỉnh Chumbivilcas (Peru) đánh nhau là truyền thống không thể thiếu ngày cuối năm.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Cách giúp học sinh hào hứng đi học lại sau Tết Nguyên đán 2023

Tường Vân |

Không còn tâm lí chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi, nhiều học sinh tỏ ra hào hứng trong ngày đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Kịch bản bất ổn của thị trường dần lộ rõ khi lùi lịch điều chỉnh giá xăng

Cường Ngô |

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đầu năm 2022 đến nay, chiết khấu từ đầu mối nhập khẩu cho thương nhân phân phối xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu rất thấp, thời điểm này xuống 0 đồng/lít tại kho đầu nguồn.

Chợ Viềng Nam Định dự báo sẽ đông nghẹt sau 2 năm phải tạm dừng vì COVID-19

TRUNG DU |

Nam Định - Chuẩn bị diễn ra vào đêm nay (28.1) và rạng sáng mai (29.1), tức ngày 7 - 8 tháng Giêng - chợ Viềng Xuân Quý Mão 2023 được dự đoán sẽ thu hút đông đảo du khách, nhân dân từ khắp nơi đổ về họp chợ, cầu tài lộc, may mắn đầu năm.

Lễ cúng Mở kho lúa mang đậm nét đẹp văn hóa riêng của người H’rê

Hoài Luân |

Đối với người H'rê tại Bình Định, Lễ cúng “Mở kho lúa” được xem là một phong tục riêng biệt, mang đậm tính nhân văn, giáo dục con cháu phải biết quý trọng thành quả lao động. Đây cũng là cách mà người H'rê bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian của mình.

Lễ hội của ước mơ

Thuỳ Trang |

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất công nhận Lễ hội Nguyên tiêu ở Hội An là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Với sự giao thoa và hội nhập văn hóa Nhật Bản, Trung Quốc cùng với sự gìn giữ, sáng tạo của cộng đồng cư dân, Lễ hội Nguyên tiêu Hội An mang đến cho mọi du khách một cảm xúc hoài cổ nhưng cũng không kém phần nhộn nhịp. Lễ hội thể hiện đời sống, ước mơ và tình cảm của chính cộng đồng người dân phố Hội.

Độc đáo lễ Ban Sóc triều Nguyễn: 24 bài thơ vịnh tiết trời trên lịch

Tường Minh |

Huế - Năm 1844, vua Thiệu Trị đã ban cho Khâm Thiên Giám 24 bài thơ vịnh tiết trời trong năm để in vào lịch.

Lễ hội đấu võ cuối năm xí xóa mọi giận hờn

Thuý Ngọc |

Ẩu đả vốn được xem là điều tối kỵ vào dịp lễ Tết, nhưng với người dân ở tỉnh Chumbivilcas (Peru) đánh nhau là truyền thống không thể thiếu ngày cuối năm.