Lễ hội của ước mơ

Thuỳ Trang |

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất công nhận Lễ hội Nguyên tiêu ở Hội An là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Với sự giao thoa và hội nhập văn hóa Nhật Bản, Trung Quốc cùng với sự gìn giữ, sáng tạo của cộng đồng cư dân, Lễ hội Nguyên tiêu Hội An mang đến cho mọi du khách một cảm xúc hoài cổ nhưng cũng không kém phần nhộn nhịp. Lễ hội thể hiện đời sống, ước mơ và tình cảm của chính cộng đồng người dân phố Hội.

Lễ hội của sự giao thoa văn hoá

Tết Nguyên Tiêu là một trong những lễ Tết quan trọng trong cộng đồng cư dân Hội An, đặc biệt là đối với bà con người Hoa. Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm. Nguyên tiêu là đêm Rằm đầu tiên của một năm (ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch). Đối với cộng đồng cư dân người Hoa ở Hội An (nhất là đối với người Hoa Minh Hương, người Hoa Triều Châu, Quảng Đông), Tết Nguyên Tiêu không chỉ là Tết thuần tuý mang thú vui thưởng mạn mà còn mang ý nghĩa tâm linh lớn lao khi là dịp cúng các vị tiền hiền, vừa cầu mong cuộc sống tốt đẹp (cầu an) no đủ, buôn bán phát tài.

Cũng vì thế, trong cộng đồng người Hoa ở Hội An, lễ Tết này được tổ chức rất linh đình và quy mô, kéo dài từ hai đến ba ngày, quy tụ con cháu từ khắp nơi đổ về và thu hút đông đảo mọi người đến tham dự, trở thành một lễ hội lớn của bà con người Hoa.

Chùa Cầu Hội An trong đêm Nguyên tiêu. Ảnh: Tường Minh
Chùa Cầu Hội An trong đêm Nguyên tiêu. Ảnh: Tường Minh

Ở Hội An, vào dịp Nguyên Tiêu, các đình làng, chùa chiền và Hội quán đều tổ chức cúng tế long trọng, giăng đèn kết hoa rực rỡ, không khí chuẩn bị nhộn nhịp vui tươi chẳng khác gì những ngày giáp Tết. Đặc biệt những người Hoa Quảng Triệu, Triều Châu không chỉ tổ chức cúng cầu mong an bình thịnh vượng mà đồng thời là ngày tế tự Tiền hiền và là ngày gặp mặt thường niên của con cháu xa gần trong bang.

Sau phần tế lễ là thời gian hội hè rất sôi nổi, vui tươi với nhiều hoạt động như múa lân, ca hát, sổ xố, xin lộc làm ăn và cầu mong cho gia đình hạnh phúc, bình an. Ngoài ra, ở Quan Công miếu và các hội quán khác cũng nghi ngút khói hương, khách thập phương tấp nập cầu an xin lộc đầu năm.

Du khách quốc tế thả đèn trong Lễ hội Nguyên tiêu ở Hội An. Ảnh: Tường Minh
Du khách quốc tế thả đèn trong Lễ hội Nguyên tiêu ở Hội An. Ảnh: Tường Minh

Tết Nguyên Tiêu tuy có nguồn gốc từ nhiều quan niệm khác nhau, nhưng có cùng một đặc điểm chung đó là nhân ngày Rằm đầu tiên của một năm, người ta bày tỏ tấm lòng tôn kính đối với chư Phật, chư thần, các vị tiền nhân... cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc đồng thời thời tổ chức lễ hội mừng Xuân để chuẩn bị bước vào một năm sinh sống, làm ăn mới. Vì vậy, lễ hội này mang tính văn hóa tinh thần rất lớn, được duy trì phát huy nhằm góp phần làm phong phú đời sống văn hóa ở Hội An.

Tôn vinh để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá địa phương

Nắm bắt được ý nghĩa đó của Tết Nguyên Tiêu với đời sống người dân phố cổ và cũng là nét văn hoá đặc biệt khi Hội An là nơi giao thoa văn hoá từ rất sớm, từ năm 2010 đến nay, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam luôn đưa Lễ hội Nguyên Tiêu vào danh sách các sự kiện lớn của thành phố. Để, không còn là lễ hội của riêng người con Hội An mà bất kỳ du khách nào cũng có thể được đắm chìm trong không gian lễ hội đa sắc màu tại vùng đất phố Hội.

Có thể nói, Tết Nguyên Tiêu ở Hội An là lễ hội của ước mơ khi người dân một lòng cầu mong một năm bình an, vạn sự hanh thông. Có người cầu tài, cầu lộc và chẳng ai có thể phán xét được ước mơ đó. Mà chẳng riêng gì người Hội An, đến với lễ hội, du khách sẽ được người dân hướng dẫn cách thả một chiếc đèn hoa đăng xuống dòng sông Hoài. “Hoa đăng sẽ mang theo lời cầu nguyện, ước nguyện hay chỉ đơn giản là cầu bình an cho chính họ, cho gia đình mà nhẹ nhàng trôi trên dòng sông. Hội An vốn nổi tiếng là vùng đất bình yên, nguyện ước ở vùng đất này cũng là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn” - chị Nguyễn Hoa, người dân Hội An chia sẻ.

Người dân và du khách nguyện cầu trong các ngôi chùa ở phố Hội. Ảnh: Khánh Nguyên
Người dân và du khách nguyện cầu trong các ngôi chùa ở phố Hội. Ảnh: Khánh Nguyên

Dựa trên nét văn hóa bản địa của người Việt, trải qua quá trình giao thoa văn hóa và hội nhập văn hóa với Nhật Bản, Trung Quốc, lễ hội này được cộng đồng cư dân Hội An sáng tạo, lưu truyền và gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa. Lễ hội thật sự phản ánh tình cảm, ước mơ, khát vọng của con người đối với thiên nhiên, cuộc sống; các mối quan hệ xã hội, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, gìn giữ và giao lưu văn hóa truyền thống giữa các dân tộc. Lễ hội cũng mang giá trị gắn kết cộng đồng, giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, là bằng chứng của một quá trình tiếp biến văn hóa trong cộng đồng.

Trước những giá trị nổi bật nêu trên, nhằm bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể, UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hội An tổ chức khảo sát và hoàn thành hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Nguyên Tiêu thành phố Hội An”.

Đến nay, hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể nói trên đã được hoàn thiện theo quy định, UBND tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định xếp hạng “Lễ hội Nguyên Tiêu ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Các chương trình chào đón năm mới 2023 tại Hội An

Thùy Trang |

“Hội An - Chào năm mới 2023” gồm chuỗi các hoạt động diễn ra xuyên suốt từ ngày 28.12.2022 đến hết ngày 8.1.2023, nhằm khép lại năm 2022 và chào đón năm mới 2023 tại thành phố Hội An.

Đề xuất lễ hội Nguyên tiêu ở Hội An là di sản văn hóa quốc gia

Tường Minh |

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất công nhận lễ hội Nguyên tiêu ở Hội An là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Rực rỡ "Hội An - Sắc màu của lụa"

Nguyễn Linh |

Quảng Nam - Tối 26.11, chương trình “Hội An - Sắc màu của lụa” được diễn ra tại Cổng tam quan chùa Bà Mụ, TP Hội An (Quảng Nam) thu hút đông đảo du khách tham dự.

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Các chương trình chào đón năm mới 2023 tại Hội An

Thùy Trang |

“Hội An - Chào năm mới 2023” gồm chuỗi các hoạt động diễn ra xuyên suốt từ ngày 28.12.2022 đến hết ngày 8.1.2023, nhằm khép lại năm 2022 và chào đón năm mới 2023 tại thành phố Hội An.

Đề xuất lễ hội Nguyên tiêu ở Hội An là di sản văn hóa quốc gia

Tường Minh |

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất công nhận lễ hội Nguyên tiêu ở Hội An là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Rực rỡ "Hội An - Sắc màu của lụa"

Nguyễn Linh |

Quảng Nam - Tối 26.11, chương trình “Hội An - Sắc màu của lụa” được diễn ra tại Cổng tam quan chùa Bà Mụ, TP Hội An (Quảng Nam) thu hút đông đảo du khách tham dự.