Nghệ sĩ đua nhau… “lên đồng”

LƯU LY |

Khác với các hình thức văn hóa phi vật thể khác luôn ở trong tình trạng dễ bị mất đi, vì không còn người kế truyền, thì nghi lễ hầu đồng lại ở tình trạng bùng nổ. Hăng hái nhất là các nghệ sĩ đã dày công dàn dựng các vở diễn, giá hầu để đưa lên sân khấu. Nhưng cũng có nhiều lo ngại, khi nghệ sĩ sân khấu hóa không khéo, có thể làm sai lệch, biến dạng di sản.

Có nên sân khấu hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu?

NSND Lan Hương là người đầu tiên đưa hầu đồng lên sân khấu, với việc tái hiện 13 giá đồng trong “Tâm linh Việt” cho đoàn kịch Thể nghiệm của Nhà hát Tuổi Trẻ vào năm 2011. “Tâm linh Việt” có lợi thế là sự trình diễn chuyên nghiệp của các nghệ sĩ được đào tạo bài bản, đặc biệt là giọng hát văn của NSƯT Văn Chương, một trong những cung văn tài năng đắt giá nhất hiện thời. Nhưng sau vở diễn đã làm rộ lên những tranh cãi, về việc nên hay không sân khấu hóa hầu đồng.

NSND Lan Hương đã từng có cuộc tranh luận gay gắt với GS. Ngô Đức Thịnh để tìm ra một hướng đi cho “Tâm linh Việt”. Và theo chị, nếu cứ để di sản biểu diễn ở các cửa đền, cửa chùa thì sẽ rất khó để quảng bá. Việc sân khấu hóa là cần thiết, để góp phần quảng bá, tuyên truyền tới công chúng. Còn các nhà nghiên cứu thì cho rằng, tín ngưỡng Thờ mẫu cần được thực hành ở nơi linh thiêng, chỉ những nơi có ban thờ Mẫu, còn việc sân khấu hóa là làm “tầm thường hóa di sản”.

Dù còn nhiều bàn cãi, nhưng có một thực tế, ngày càng nhiều nghệ sĩ đưa hầu đồng lên sân khấu. Sau NSND Lan Hương, các nhà hát ca kịch truyền thống thi nhau dàn dựng tiết mục “Ba giá đồng” để đưa vào kịch mục phục vụ khán giả. Nhà hát Chèo Việt Nam đưa hầu đồng thành điểm nhấn giới thiệu văn hóa truyền thống đến du khách. Sân khấu kịch nói cũng cho ra đời chương trình “Ngũ biến” của êkíp NSND Anh Tú, Lệ Ngọc.

Gần đây, mượn địa điểm của Nhà hát kịch Hà Nội, Rạp Công Nhân, đạo diễn trẻ Việt Tú đã trình diễn chương trình “Tứ phủ” và có những phản hồi tốt. Suốt 1 năm qua, “Tứ phủ” đã trình diễn ở nhiều sân khấu trong và ngoài nước. Mỗi suất diễn dài 45 phút, được đầu tư khá công phu, đưa người xem vào thế giới tâm linh với sự kết hợp giữa hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và hình ảnh. Hay NSƯT Xuân Hinh, Hoài Linh trong các liveshow của mình cũng đưa Tín ngưỡng Thờ mẫu lên sân khấu, trình diễn các giá hầu để phục vụ khán giả. Từ chỗ thành kính tôn sùng như một tín ngưỡng lâu đời, nhiều người đã dần coi tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành một loại hình nghệ thuật.

Không “cấm”, nhưng cần “quản”

Trước hiện tượng bùng phát sân khấu hóa hầu đồng, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền bày tỏ quan điểm: “Với một thực tế tín ngưỡng như hiện nay, thì việc sân khấu hóa hầu đồng, đưa hầu đồng lên sân khấu chuyên nghiệp phần nào là cách để chúng ta gìn giữ những chuẩn mực của một nghi thức tín ngưỡng đã được các nhà nghiên cứu lưu trữ, phổ biến trong các công trình khoa học”.

GS.TS. Nguyễn Chí Bền thì cho rằng việc sân khấu hóa di sản là cần thiết, nhưng ông kiến nghị cơ quan quản lý cần có những quy định để cụ thể về việc này, nhằm hạn chế việc biểu diễn tùy tiện, làm sai lệch đi giá trị của di sản.

“Nếu như việc bảo tồn loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian thiên về yếu tố tâm linh thì khi đưa lên sân khấu, người nghệ sĩ có xu hướng cách điệu và làm cho công chúng có thể hiểu được. Bộ VHTT&DL cần có những văn bản, hướng dẫn cụ thể, để định hướng nghệ sĩ thực hiện việc sân khấu hóa một cách đúng đắn. Từ việc quy định về trang phục, hát chầu văn, đến nhạc cụ… Nếu nghệ sĩ sáng tạo mà đi quá xa quy chuẩn, yếu tố gốc thì cũng cần nhắc nhở, thậm chí xử phạt để răn đe, góp phần bảo vệ di sản” - GS. Nguyễn Chí Bền kiến nghị.

LƯU LY
TIN LIÊN QUAN

Tác phẩm và dư luận: Sơn mài và “Giá thánh” hầu đồng

HẢI AN |

Tuần qua, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ sơn mài Trần Tuấn Long đã giới thiệu với công chúng yêu nghệ thuật triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Giá thánh”. 26 bức tranh sơn mài lấy cảm hứng từ đề tài Hầu đồng được anh sáng tác trong vòng 19 năm đã cấp thêm một chất liệu để người xem hiểu thêm về di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam vừa được UNESCO công nhận.

“Hiến kế” để ngăn chặn “biến tướng” hầu đồng

Bích Hà |

Theo ông Phạm Định Phong - Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), Bộ sẽ có những quy định thống nhất về trang phục hầu đồng, đồ cung tiến, vàng mã, cũng như các quy chuẩn về việc sân khấu hóa, nơi được phép thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu… để nhằm hạn chế tình trạng biến tướng, trục lợi trên di sản “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Tác phẩm và dư luận: Sơn mài và “Giá thánh” hầu đồng

HẢI AN |

Tuần qua, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ sơn mài Trần Tuấn Long đã giới thiệu với công chúng yêu nghệ thuật triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Giá thánh”. 26 bức tranh sơn mài lấy cảm hứng từ đề tài Hầu đồng được anh sáng tác trong vòng 19 năm đã cấp thêm một chất liệu để người xem hiểu thêm về di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam vừa được UNESCO công nhận.

“Hiến kế” để ngăn chặn “biến tướng” hầu đồng

Bích Hà |

Theo ông Phạm Định Phong - Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), Bộ sẽ có những quy định thống nhất về trang phục hầu đồng, đồ cung tiến, vàng mã, cũng như các quy chuẩn về việc sân khấu hóa, nơi được phép thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu… để nhằm hạn chế tình trạng biến tướng, trục lợi trên di sản “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu”.