Linh vật Nghê bị ra rìa, sư tử đá ngoại lai xuất hiện khắp các đình, chùa

Đào Bích |

Nghê đá, một biểu tượng linh vật của người Việt, dù có tuổi đời hàng ngàn năm nhưng vài chục năm nay lại đang phải đứng bên rìa trong đời sống đương đại.

Mới đây, họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hậu Yên Thế vừa ra mắt cuốn sách "Phác thảo Nghê – Gã linh vật bên rìa" do ông làm chủ biên cùng các họa sĩ Nguyễn Đức Hòa, Hồ Hữu Long.

Hình tượng Nghê được họa sĩ Trần Hậu Yên Thế ra mắt công chúng là một con vật có ngoại hình khá khiêm tốn, nhỏ nhắn khác xa với vẻ to lớn, hoành tráng của nhiều linh vật ngoại lai đang được ưa chuộng tại Việt Nam.

Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế. Ảnh: T.H
Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế. Ảnh: T.H

Đây là điều khiến tác giả này băn khoăn. Ông cho rằng, trong thời đại với tâm lý trọng hình thức, thích phô diễn quyền lực, khó có nhiều người thích lựa chọn một con vật có vóc dáng khiêm tốn để làm linh vật.

Trả lời báo chí, họa sĩ Trần Hậu Yên Thế cũng phải ngậm ngùi thú nhận, thực tế, linh vật Nghê đang đứng bên rìa trong cuộc sống đương đại. Chiếm ngôi của nó là hàng nghìn linh vật ngoại lai đang có mặt ở hầu khắp các đình, chùa, miếu, đền, thậm chí được đặt ở các công trình công sở nhằm thị uy, giương oai, phô diễn quyền lực.

Theo họa sĩ Yên Thế, chúng ta đã để cả một quãng thời gian quá dài cho việc xâm nhập của các linh vật ngoại lai. Điều đó đã tạo nên khoảng trống lớn trong đời sống tâm linh của người Việt. Ra mắt cuốn sách nghiên cứu về Nghê Việt, mục đích của anh là góp phần vào công cuộc chống linh vật ngoại lai.

Bàn về vấn đề này, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ cho rằng, việc sử dụng các linh vật ngoại lai để đặt ở những nơi thờ tự là một sự nhầm lẫn lớn về tư tưởng văn hóa. Trước năm 2014, cả nước có hơn 6.000 di tích lịch sử văn hóa sử dụng sư tử đá và các linh vật ngoại lai. Thời điểm đó, hầu hết các linh vật này đều xuất hiện dày đặc trong khuôn viên của các công trình di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam.

Do nhu cầu về linh vật ngoại lai bùng nổ, từ năm 2014, Đà Nẵng xuất hiện làng chế tác sản phẩm này lớn nhất từ trước đến nay. Mỗi ngày, có hàng trăm sư tử, tỳ hưu đá với nhiều kiểu dáng được ra đời. Tính đến nay, vẫn còn 4.000 cặp tượng sư tử đá tồn đọng không bán được.

Tháng 9.2017, hình ảnh hai con sư tử đá ngoại lai đứng sừng sững trước cửa Viện Kiểm sát Hạ Long, Quảng Ninh đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Được biết, mỗi con sư tử đá này nặng khoảng một tấn, cao hơn một mét. Đây là linh vật thường được người Trung Quốc dùng để canh mộ.

Sư tử đá trước cửa Viện Kiểm sát Hạ Long.
Sư tử đá trước cửa Viện Kiểm sát Hạ Long. Ảnh: VNExpress

Theo một thống kê, năm 2015, Hà Nội là địa phương sở hữu nhiều sư tử đá ngoại lai bậc nhất cả nước, với 538 sư tử đá tại các di tích.

Đào Bích
TIN LIÊN QUAN

Chú chó Phú Quốc là biểu tượng linh vật đường hoa Nguyễn Huệ 2018

M.T |

Linh vật đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất 2018 được lấy cảm hứng từ chú chó Phú Quốc với đặc tính nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ.

Linh vật ngoại lai “xâm lấn” di tích quốc gia

ĐẶNG CHUNG - TRẦN VƯƠNG |

Chùa Sổ - công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo, đã được Bộ VHTTDL công nhận di tích quốc gia từ năm 1986, sau quá trình “trùng tu như phá” và đã bị cơ quan quản lý “tuýt còi”, nay tại chùa tiếp tục xuất hiện những công trình lai căng, phản cảm, không ăn nhập với cảnh quan, giá trị của di tích. Mong các cơ quan văn hóa vào cuộc, trả lại không gian, giá trị cho di tích cổ này.

Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm: Người dân nói gì?

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

“Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm” đang là vấn đề tạo nên nhiều tranh cãi. Dù nói rằng công trình sẽ được xây dựng từ nguồn xã hội hóa, để góp thêm một công trình tâm linh nâng rùa vàng lên thành biểu tượng độc đáo của Việt Nam, nhưng vẫn vấp phải ý kiến trái chiều từ dư luận. Vậy người dân nói gì về ý tưởng này?

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Chú chó Phú Quốc là biểu tượng linh vật đường hoa Nguyễn Huệ 2018

M.T |

Linh vật đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất 2018 được lấy cảm hứng từ chú chó Phú Quốc với đặc tính nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ.

Linh vật ngoại lai “xâm lấn” di tích quốc gia

ĐẶNG CHUNG - TRẦN VƯƠNG |

Chùa Sổ - công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo, đã được Bộ VHTTDL công nhận di tích quốc gia từ năm 1986, sau quá trình “trùng tu như phá” và đã bị cơ quan quản lý “tuýt còi”, nay tại chùa tiếp tục xuất hiện những công trình lai căng, phản cảm, không ăn nhập với cảnh quan, giá trị của di tích. Mong các cơ quan văn hóa vào cuộc, trả lại không gian, giá trị cho di tích cổ này.

Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm: Người dân nói gì?

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

“Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm” đang là vấn đề tạo nên nhiều tranh cãi. Dù nói rằng công trình sẽ được xây dựng từ nguồn xã hội hóa, để góp thêm một công trình tâm linh nâng rùa vàng lên thành biểu tượng độc đáo của Việt Nam, nhưng vẫn vấp phải ý kiến trái chiều từ dư luận. Vậy người dân nói gì về ý tưởng này?