Huyền bí vũ điệu nhảy lửa của người Pà Thẻn

Phong Quang |

Tuyên Quang - Những chàng trai trẻ Pà Thẻn tay không chân trần lao vào đống than củi đỏ rực trong tiếng hò reo của dân làng như được ban một sức mạnh phi thường - đó là sự độc đáo nhưng cũng đầy huyền bí về lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn.

Người Pà Thẻn sống chủ yếu tại huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) và huyện Bắc Quang (Hà Giang), đây cũng là một trong những dân tộc thiểu số của Việt Nam còn lưu giữ được những phong tục tập quán xa xưa.

Nhảy lửa, một lễ hội có lịch sử lâu đời của người Pà Thẻn, được truyền lại qua nhiều thế hệ, thể hiện yếu tố văn hóa, tín ngưỡng nguyên thủy sơ khai và niềm tin của con người với thần linh cũng như những sức mạnh siêu nhiên.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn không có ngày cố định trong năm mà sẽ diễn ra vào những dịp như giao thời giữa năm cũ và năm mới hoặc khi vào vụ thu hoạch lúa mùa tháng 10, tháng 11 âm lịch. Thường thì thầy cúng sẽ là người quyết định thời gian diễn ra lễ hội.

Theo quan niệm của người Pà Thẻn xưa, nhảy lửa giống như một hành động của dân làng tạ ơn thần linh đã phù hộ cho một năm mùa màng tốt tươi, cuộc sống no ấm khoẻ mạnh. Ánh sáng từ ngọn lửa được tin rằng sẽ giúp xua đi tà ma và những điều không tốt.

Cúng Sình Văn Phong (xã Tân Xuân, Quang Bình, Hà Giang) người có thâm niên hơn 30 năm cúng tại các lễ hội nhảy lửa cho biết, mời thần linh là nghi lễ tối quan trọng bởi chỉ có thần linh mới có thể ban cho những người tham gia lễ hội sức mạnh và lòng dũng cảm để nhảy vào đống than hồng mà không bị thương tích hay đau đớn.

Ông Phong cũng cho biết, ngoài việc tạ ơn thần linh thì lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn còn mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng, nhắc con cháu nhớ về ân đức của tổ tiên. Từ đó mà chăm chỉ làm ăn, rèn luyện sức khoẻ, cũng vì thế mà chỉ những chàng trai trẻ chưa vợ mới được lựa chọn để nhảy lửa.

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc nghi lễ mời thần linh kết thúc, lúc này thầy cúng tiếp tục dùng một vật nhỏ bằng sắt gõ và thanh gỗ dài để tạo ra những âm thanh gấp gáp liên tục như để đốc thúc các chàng trai. Không ai bảo ai, họ lần lượt lao vào đống than đỏ rực bằng đôi chân trần, tay thì liên tục nắm từng nắm than hồng tung lên không trung như một vũ điệu huyền bí đầy mê hoặc. Người này nối tiếp người kia cho đến đêm muộn, họ chìm đắm trong lửa cùng với những tiếng hò reo cổ vũ của dân bản. Lễ hội chỉ kết thúc khi đống lửa đã tàn hết.

Một số hình ảnh đặc sắc trong lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn:

Cúng mời thần linh là nghi thức tối quan trong trong các lễ hội nhảy lửa.
Cúng mời thần linh là nghi thức tối quan trong trong các lễ hội nhảy lửa.
Những người tham gia nhảy lửa sẽ vây quanh thầy cúng như để được thân linh nhập vào, ban phát sức mạnh.
Những người tham gia nhảy lửa sẽ vây quanh thầy cúng như để được thần linh nhập vào, ban phát sức mạnh.
Khi đã có sức mạnh của thân linh, họ lao vào đống lửa hồng cùng những vũ điệu huyền bí.
Khi đã có sức mạnh của thân linh, họ lao vào đống lửa hồng cùng những vũ điệu huyền bí.
Những đốm than đỏ rực có thể đốt chay da người nhưng các chàng trai không hề lo sợ.
Những đốm than đỏ rực có thể gây bỏng nhưng các chàng trai không hề lo sợ.
Bằng tay không họ nắm và tung đống than hồng lên trời như một màn pháo hoa đẹp mắt trong màn đêm.
Bằng tay không họ nắm và tung đống than hồng lên trời như một màn pháo hoa đẹp mắt trong màn đêm.
Một lễ hội độc đáo mang nhiều nét hoang sơ huyền bí của người Pà Thẻn mà không dân tộc nào có.
Một lễ hội độc đáo mang nhiều nét hoang sơ huyền bí của người Pà Thẻn mà không dân tộc nào có.
Phàn Văn Lập (xã Hồng Quang, Lâm Bình, Tuyên Quang) đã 7 năm liên tiếp nhảy lửa cho biết: “Khi thần linh nhập vào cảm giác người lạnh đi nhưng nhìn đống lửa lại thấy bé tí không sợ nữa và cũng không bị bỏng. Sau khi nhảy lửa thì quay lại sống bình thường không sao cả“.
Phàn Văn Lập (xã Hồng Quang, Lâm Bình, Tuyên Quang) đã 7 năm liên tiếp nhảy lửa cho biết: “Khi thần linh nhập vào cảm giác người lạnh đi nhưng nhìn đống lửa lại thấy bé tí không sợ nữa và cũng không bị bỏng. Sau khi nhảy lửa thì quay lại sống bình thường không sao cả“.

Phong Quang
TIN LIÊN QUAN

Lễ hội đường hoa xuân Hà Nội- Hành trình vàng son tết Việt

Hoài Thu |

Đường hoa Home Hanoi Xuan 2022 với chủ đề “Hành trình vàng son Tết Việt” sẽ diễn ra từ ngày 22.01 - 06.02.2022 tại Splendora, Bắc An Khánh, Hà Nội. Đây là năm thứ 2 đường hoa mở cửa để đón du khách, cư dân thủ đô trải nghiệm không gian Tết Việt và tham gia nhiều hoạt động văn hóa giải trí, đặc biệt năm nay còn có ý nghĩa góp phần gửi gắm thông điệp về một Hà Nội sáng tạo thuộc mạng lưới của UNESCO.

Lễ hội Dinh Thầy Thím là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

PHẠM DUY |

Bình Thuận - Bộ VHTTDL vừa có quyết định công bố Lễ hội Dinh Thầy Thím của tỉnh Bình Thuận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nhảy lửa cầu may – nét văn hóa đặc sắc của người Pà Thẻn

Thạch Thảo - Duy Hiệu |

Nói đến người Pà Thẻn là nói đến một dân tộc có đời sống văn hóa tinh thần giàu bản sắc với những lễ hội, tập tục độc đáo. Một trong những lễ hội đặc biệt nhất của người Pà Thẻn chính là nhảy lửa, được diễn ra mỗi dịp đầu năm.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lễ hội đường hoa xuân Hà Nội- Hành trình vàng son tết Việt

Hoài Thu |

Đường hoa Home Hanoi Xuan 2022 với chủ đề “Hành trình vàng son Tết Việt” sẽ diễn ra từ ngày 22.01 - 06.02.2022 tại Splendora, Bắc An Khánh, Hà Nội. Đây là năm thứ 2 đường hoa mở cửa để đón du khách, cư dân thủ đô trải nghiệm không gian Tết Việt và tham gia nhiều hoạt động văn hóa giải trí, đặc biệt năm nay còn có ý nghĩa góp phần gửi gắm thông điệp về một Hà Nội sáng tạo thuộc mạng lưới của UNESCO.

Lễ hội Dinh Thầy Thím là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

PHẠM DUY |

Bình Thuận - Bộ VHTTDL vừa có quyết định công bố Lễ hội Dinh Thầy Thím của tỉnh Bình Thuận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nhảy lửa cầu may – nét văn hóa đặc sắc của người Pà Thẻn

Thạch Thảo - Duy Hiệu |

Nói đến người Pà Thẻn là nói đến một dân tộc có đời sống văn hóa tinh thần giàu bản sắc với những lễ hội, tập tục độc đáo. Một trong những lễ hội đặc biệt nhất của người Pà Thẻn chính là nhảy lửa, được diễn ra mỗi dịp đầu năm.