Chính thức đưa Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” về Việt Nam hôm nay

Phạm Huyền |

Ngày 18.11, Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” chính thức được đưa về Hà Nội, đại diện Cục Di sản văn hoá xác nhận với phóng viên Lao Động.

Bên cạnh giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,… Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng với dân tộc, là biểu trưng của quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định của tiến trình lịch sử của Việt Nam. Ảnh: Cục Di sản văn hóa
Bên cạnh giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng với dân tộc, là biểu trưng của quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định của tiến trình lịch sử của Việt Nam. Ảnh: Cục Di sản văn hóa

Lễ Chuyển giao Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” cho Việt Nam diễn ra vào chiều 16.11 ở Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.

Sự kiện này là thành quả của hơn một năm đàm phán, thương thảo và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan về việc dừng đấu giá công khai Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” tại Paris, Pháp tháng 11.2022.

Tháng 11.2022, Đoàn công tác liên ngành làm việc tại Pháp đã nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ để kịp thời có cơ sở đàm phán, dừng đấu giá và yêu cầu chuyên giao Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” cho phía Việt Nam.

Tuy nhiên, chỉ có ông Nguyễn Thế Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tham gia với mục đích mua để bổ sung sưu tập cá nhân, dự kiến trưng bày tại bảo tàng tư nhân là Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, Bắc Ninh. Bảo tàng này là đơn vị thực hiện trách nhiệm thủ tục chuyển giao Ấn vàng cho phía Việt Nam.

Ngày 12.11.2022, Cục Di sản văn hóa đã xin phép và ký kết thỏa thuận Về việc đàm phán mua ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ Pháp đưa về Việt Nam và chuyển nhượng ấn vàng cho nhà Nước với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng.

Thỏa thuận này cam kết: “Bên A và cá nhân ông Nguyễn Thế Hồng cam kết và bảo đảm Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” sẽ chỉ chuyển giao cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trên cơ sở phù hợp với quy định của Điều 43 của Luật Di sản văn hoá.

Sau một thời gian phù hợp khi Bên A không còn nhu cầu sở hữu, trưng bày, phát huy giá trị tại Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng, Bắc Ninh, Việt Nam.

Chi phí chuyển giao bao gồm: chi phí trả cho việc thuê Luật sư đàm phán; chi phí mua ấn vàng từ nhà đấu giá Millon, Pháp (bao gồm các loại thuế, phí liên quan); chi phí đưa ấn vàng về nước (chi phí hải quan, vận chuyển quốc tế)”.

Đặc biệt, “trong trường hợp có tổ chức, cá nhân mong muốn chuyển nhượng Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ Bên A để hiến tặng cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì Bên A cam kết đồng thuận chuyển nhượng. Chi phí chuyển nhượng được tính theo chi phí chuyển giao trên”.

Do đó, ông Nguyễn Thế Hồng - Giám đốc Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng là đại diện thực hiện các thủ tục tài chính liên quan đến quyền lợi các bên liên quan đến Ấn vàng theo pháp luật của Cộng hòa Pháp.

Đồng thời, ông sẽ thực hiện việc lưu giữ, trưng bày và phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia bảo vệ, phát huy giá trị của Ấn vàng tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân, Cục trưởng Cục Di sản văn hoá Lê Thị Thu Hiền, đại diện Bộ Công an (Việt Nam) và Đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, đại diện UNESCO đã chứng kiến buổi lễ chuyển giao ấn vàng.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân, Cục trưởng Cục Di sản văn hoá Lê Thị Thu Hiền, đại diện Bộ Công an (Việt Nam) và Đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, đại diện UNESCO đã chứng kiến buổi lễ chuyển giao ấn vàng. Ảnh: Cục Di sản văn hóa

Quyết tâm sưu tầm, hồi hương Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” trở về Việt Nam không chỉ để bổ sung, hoàn thiện các sưu tập cổ vật, bảo vật, di sản văn hóa bị thất lạc, đưa ra nước ngoài trái phép, mà còn khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của dân tộc.

Động thái này khẳng định quan điểm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nâng cao lòng tự tôn dân tộc trên trường quốc tế.

Từ đó, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Đây cũng là việc làm rất có ý nghĩa đảm bảo tính toàn vẹn của di sản văn hóa - một nội dung quan trọng mà UNESCO rất chú trọng trong bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời thể hiện vai trò của Việt Nam trong thực hiện các cam kết tại các Công ước quốc tế.

Thời gian tới, Cục Di sản văn hóa sẽ tham mưu lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng danh mục cổ vật của Việt Nam bị đưa ra khỏi đất nước bất hợp pháp trong quá khứ và tham vấn Ban thư ký công ước Công ước 1970 của UNESCO về Danh mục để làm cơ sở tìm kiếm giải pháp đưa cổ vật Việt Nam từ nước ngoài về nước.

Phạm Huyền
TIN LIÊN QUAN

Trắc nghiệm: Bạn biết gì về hành trình lưu lạc của ấn vàng Hoàng đế chi bảo?

NHÓM PV |

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo” có nhiều năm lưu lạc tại Pháp trước khi chuẩn bị hồi hương.

Lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Ninh tham gia tiếp nhận ấn vàng Hoàng đế chi bảo

Trần Tuấn |

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn về việc tiếp nhận ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” vào Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng, TP Từ Sơn.

Vì sao ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" có giá 154 tỉ đồng?

Anh Trang |

Sau khi được đấu giá với số tiền khoảng 154 tỉ đồng, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” sẽ được đưa về Việt Nam vào tháng 11 tới.

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" sắp hồi hương với mức giá khoảng 154 tỉ đồng

Huyền Chi |

Dự kiến, chiếc ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" sẽ được đưa về nước vào tháng 11 tới.

Các hộ dân bị nứt nhà do thi công cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn chưa được hỗ trợ

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Quá trình thi công dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn đã làm hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng, nứt nhà và các công trình phụ. Đến nay, vẫn còn gần 20 hộ chưa được cơ quan chức năng đánh giá mức độ thiệt hại để hỗ trợ đền bù.

Quảng Trị kiến nghị ngừng mô hình một cửa một lần dừng sau 8 năm thí điểm

TIẾN NHẤT |

Tỉnh Quảng Trị đã có đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam và Lào xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hai nước thống nhất cho phép cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đen Sa Vẳn dừng thí điểm mô hình một cửa một lần dừng và quay trở lại hoạt động như các cửa khẩu quốc tế khác trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

Vé xem trận tuyển Việt Nam và Iraq được rao bán tràn lan trên mạng xã hội

MINH PHONG |

Thị trường vé "chợ đen" trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Iraq hoạt động sôi nổi trên các hội nhóm mua/bán vé bóng đá.

Phố đi bộ mới kiểu châu Âu tại Hà Nội vắng khách

Nhật Minh |

Mới đi vào hoạt động từ tháng 9, phố đi bộ tại quận Thanh Xuân, Hà Nội rơi vào tình trạng đìu hiu.

Trắc nghiệm: Bạn biết gì về hành trình lưu lạc của ấn vàng Hoàng đế chi bảo?

NHÓM PV |

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo” có nhiều năm lưu lạc tại Pháp trước khi chuẩn bị hồi hương.

Lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Ninh tham gia tiếp nhận ấn vàng Hoàng đế chi bảo

Trần Tuấn |

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn về việc tiếp nhận ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” vào Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng, TP Từ Sơn.

Vì sao ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" có giá 154 tỉ đồng?

Anh Trang |

Sau khi được đấu giá với số tiền khoảng 154 tỉ đồng, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” sẽ được đưa về Việt Nam vào tháng 11 tới.

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" sắp hồi hương với mức giá khoảng 154 tỉ đồng

Huyền Chi |

Dự kiến, chiếc ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" sẽ được đưa về nước vào tháng 11 tới.