Cần phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Nguyên Linh |

Hội nghị “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững” do Bộ VHTTDL vừa tổ chức tiếp tục nhấn mạnh cách xử lý di sản: Cần đặt trong tổng thể các mối quan hệ để đảm bảo văn hoá di sản sẽ gắn kết với cộng đồng, tăng tình đoàn kết, mang lại sức mạnh nội sinh và tăng cường sức mạnh mềm của đất nước.

Không phá hủy di sản

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, di sản là báu vật thiên nhiên ban tặng cho đất nước, là kết tinh lao động sáng tạo của ông cha ta từ đời này qua đời khác, vì vậy chúng ta tuyệt đối không được phá huỷ, làm hỏng hay hy sinh di sản vì bất cứ lý do gì. “Cái gì cũng có thể xây được, sản xuất được, sáng tác được nhưng di sản thì không thể tạo ra được”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng nhắc lại câu chuyện năm 2017, trong buổi tiếp một tỉ phú, hoàng thân của Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, vị khách này đã chia sẻ rằng, họ “ghen tị” với đất nước Việt Nam vì có quá nhiều di sản thiên nhiên.

Chia sẻ những điều này, Thủ tướng cho thấy chúng ta cần tự hào và vinh dự được thừa hưởng những giá trị di sản do tổ tiên để lại đồng thời cần phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn phát huy giá trị bền vững của những di sản đó.

Trên thực tế, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Lượng khách du lịch quốc tế, trong nước tới tham quan các khu di sản ở Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây đặc biệt là một số khu di sản như vịnh Hạ Long, quần thể di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội An...

Năm 2017, riêng 8 khu di sản văn hoá - thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đã đón hơn 16 triệu lượt khách với doanh thu từ vé tham quan và phí dịch vụ khoảng 2.500 tỉ đồng. Trong đó, nhiều di sản văn hoá phi vật thể đã trở thành những điểm nhấn thu hút du khách, tạo nên thuơng hiệu riêng của các địa phương có di sản.

Luôn sáng tạo và năng động

Theo thống kê của Bộ VHTTDL, di sản cả nước hiện nay có khoảng 40.000 di tích (trong đó gần 10.000 di tích cấp tỉnh, thành phố, 3.463 di tích quốc gia, 95 di tích quốc gia đặc biệt); 61.669 di sản văn hóa phi vật thể (trong đó 249 di sản được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia); 161 bảo tàng, 142 bảo vật quốc gia và trên 3 triệu tài liệu, hiện vật.

Ngoài ra, nổi bật trong số đó là 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 12 di sản văn hóa phi vật thể và 7 di sản tư liệu được UNESCO công nhận.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cần phải luôn “sáng tạo và năng động” để di sản có giá trị trong cuộc sống cho thế hệ hiện tại hoặc phải giáo dục về di sản để tạo nguồn cảm hứng nuôi dưỡng lòng tự hào tự tôn dân tộc.

“Di sản không phải là di sản chết mà phải đóng góp vào phát triển bền vững. Như vậy chúng ta có nhiệm vụ làm di sản luôn hồi sinh và tồn tại có ích. Để phát huy giá trị di sản phi vật thể cần tôn vinh các nghệ nhân và coi họ chính là báu vật sống của quốc gia. Giải quyết hài hoà lợi ích giữa bảo tồn và phát triển, gìn giữ di sản và phát triển du lịch”, Thủ tướng nói.

Từ những nhận định này, Thủ tướng cũng phân tích và gợi ý một số nguyên tắc phương hướng bảo tồn, phát huy di sản bền vững: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là sự nghiệp của quần chúng và cộng đồng. Cần thiết đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế trong bảo tồn và quản lý di sản vì bản chất của di sản và văn hóa là giao lưu.

Bên cạnh đó, phải nghiêm túc thực hiện các cam kết với UNESCO và quốc tế... 

Nguyên Linh
TIN LIÊN QUAN

Bài chòi Trung Bộ đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại

Xuân Nhàn |

Tối 5.5, tại Quy Nhơn (Bình Định), Bộ VHTTDL, UBND 9 tỉnh miền Trung (từ Quảng Bình đến Khánh Hòa) đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tham dự có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Kéo co ngồi - Di sản Văn hóa Phi vật thể của đền Trấn Vũ

Thanh Dung |

Cứ vào ngày 3.3 (âm lịch) hàng năm, tại Lễ hội đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP Hà Nội) lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống, trong đó nghi thức kéo co ngồi không thể thiếu ở phần hội 

Tết Té nước (Bun Huột Nặm) được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

T.L |

Sáng 13.4, tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, UBND huyện Điện Biên phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên, chính quyền địa phương tổ chức Lễ công bố và trao giấy chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Tết té nước (Bun Huột Nặm) của dân tộc Lào.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Cách giúp học sinh hào hứng đi học lại sau Tết Nguyên đán 2023

Tường Vân |

Không còn tâm lí chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi, nhiều học sinh tỏ ra hào hứng trong ngày đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Kịch bản bất ổn của thị trường dần lộ rõ khi lùi lịch điều chỉnh giá xăng

Cường Ngô |

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đầu năm 2022 đến nay, chiết khấu từ đầu mối nhập khẩu cho thương nhân phân phối xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu rất thấp, thời điểm này xuống 0 đồng/lít tại kho đầu nguồn.

Chợ Viềng Nam Định dự báo sẽ đông nghẹt sau 2 năm phải tạm dừng vì COVID-19

TRUNG DU |

Nam Định - Chuẩn bị diễn ra vào đêm nay (28.1) và rạng sáng mai (29.1), tức ngày 7 - 8 tháng Giêng - chợ Viềng Xuân Quý Mão 2023 được dự đoán sẽ thu hút đông đảo du khách, nhân dân từ khắp nơi đổ về họp chợ, cầu tài lộc, may mắn đầu năm.

Yên Bái: Ngang nhiên tổ chức sới chọi trâu quy mô khủng bất chấp quy định

Văn Đức |

Dù đã có quy định nghiêm cấm tổ chức chọi trâu. Tuy nhiên, Công ty Hải Cường vẫn ngang nhiên tổ chức sới quy mô khủng, thu hút hàng nghìn người tham gia.

Bài chòi Trung Bộ đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại

Xuân Nhàn |

Tối 5.5, tại Quy Nhơn (Bình Định), Bộ VHTTDL, UBND 9 tỉnh miền Trung (từ Quảng Bình đến Khánh Hòa) đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tham dự có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Kéo co ngồi - Di sản Văn hóa Phi vật thể của đền Trấn Vũ

Thanh Dung |

Cứ vào ngày 3.3 (âm lịch) hàng năm, tại Lễ hội đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP Hà Nội) lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống, trong đó nghi thức kéo co ngồi không thể thiếu ở phần hội 

Tết Té nước (Bun Huột Nặm) được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

T.L |

Sáng 13.4, tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, UBND huyện Điện Biên phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên, chính quyền địa phương tổ chức Lễ công bố và trao giấy chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Tết té nước (Bun Huột Nặm) của dân tộc Lào.