Bên trong Viện nghiên cứu biển lớn nhất Đông Nam Á

Bài và ảnh Việt Văn |

Là một điểm du lịch lịch sử - văn hóa hấp dẫn, Viện Hải dương học ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật, nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á.

Sức hấp dẫn của một không gian với trên 24.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, lưu giữ nhiều năm nay cùng với những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính.

Vào ngày đầu tuần mà khách đến tham quan Viện vẫn rất đông, đặc biệt là có nhiều du khách ngoại quốc và nhiều gia đình người Việt đến đây. Các cháu thiếu nhi được bố mẹ dắt đi, tỏ ra thích thú với những loài sinh vật biển, những loài cá, cua, tôm... độc đáo như cá bò đuôi én, hải cẩu đốm, bò biển... cùng hệ sinh thái rừng ngập mặn...

Hay loài cá sấu hoa cà - loài bò sát lớn nhất hiện nay, có thể dài đến 6m, nặng đến 1 tấn và là động vật máu lạnh - cũng là một trong những sinh vật cổ nhất hành tinh, xuất hiện cách đây khoảng 240 triệu năm cùng với khủng long...

Bức họa sắc vàng.
Bức họa sắc vàng.
Hỏi thăm những chú cá.
Hỏi thăm những chú cá.
Nhịp điệu.
Nhịp điệu.
Trong đường hầm xuyên núi.
Trong đường hầm xuyên núi.
Đôi trẻ thích thú với các loài sinh vật lạ.
Đôi trẻ thích thú với các loài sinh vật lạ.
Người lau dọn kính buổi chiều.
Người lau dọn kính buổi chiều.
Cá mú.
Cá mú.
Say sưa.
Say sưa.
Một góc toàn cảnh trong khu trưng bày tài nguyên biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Một góc toàn cảnh trong khu trưng bày tài nguyên biển Hoàng Sa, Trường Sa.

Đón khách ngay khi bước chân vào là bộ xương cá voi lưng gù “khủng” được khai quật năm 1994 trong quá trình đào mương thủy lợi của người dân Hải Hậu, tỉnh Nam Hà. Bộ xương được tìm thấy ở độ sâu 1,2m có chiều dài 18m, nặng 10 tấn... Một trong những điểm nhấn của bảo tàng là khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa trong đường hầm xuyên núi, với chiều dài 120m, cao 5m và rộng 8 - 12m.

Theo ban tổ chức: “Khu trưng bày là một phức hợp giới thiệu những thành quả nghiên cứu khoa học của Viện Hải dương học trên 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa từ năm 1926 đến nay”. Những loài động vật có tên lạ như: Cầu gai, Cua lông, Cá mó đầu đen... nhiều người chưa từng nghe qua sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng tại đây cũng như được biết đến thảm thực vật vô cùng đa dạng ở quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Viện Hải dương học là một địa chỉ đỏ không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến thành phố biển xinh đẹp.

Bài và ảnh Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Sinh cảnh an toàn cho các loài sinh vật biển

Hoài Luân |

Trong năm 2022, việc đàn cá voi liên tục xuất hiện tại vùng biển Đề Gi (Bình Định), có nhiều ý kiến khẳng định rằng môi trường biển của tỉnh này đang được an toàn, thân thiện để các loài sinh vật biển phát triển.

Ngắm sinh vật biển trong đường hầm xuyên núi Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Khu trưng bày tài nguyên biển của Viện Hải dương học, tại TP.Nha Trang thu hút đông khách chơi trong những ngày cuối tuần và dịp lễ.

Thế giới động vật: Những sinh vật biển nguy hiểm nhất các đại dương

Anh Vũ |

Bên cạnh những loài sinh vật biển hiền lành và xinh đẹp, các đại dương trên Trái đất vẫn đang ẩn giấu nhiều loài cá cực kỳ đáng sợ và không nên đến gần.

Mực nước Thủy điện Hòa Bình ra sao sau mưa lớn?

Minh Nguyễn |

Sau mưa lớn, mực nước ở hồ Thủy điện Hòa Bình tiếp tục dâng cao so với thời điểm đóng cửa xả lũ.

Một học sinh lớp 2 bị xe ôtô cán tử vong trong sân trường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một phụ huynh lái xe ôtô bán tải đã vô tình cán tử vong một nữ học sinh lớp 2 ngay trong sân trường.

Đắk Nông điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

PHAN TUẤN |

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông vừa quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.

Quán cơm bình dân đông khách nhất Hạ Long bị tẩy chay

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc vụ quán Cơm sạch bà Liên bị dư luận đề nghị tẩy chay.

Thượng Hải hứng bão mạnh nhất 75 năm

Thanh Hà |

Bão Bebinca đổ bộ Thượng Hải (Trung Quốc) sáng 16.9 với cường độ bão cấp 1, sức gió vượt qua cơn bão mạnh nhất tấn công thành phố này năm 1949.

Sinh cảnh an toàn cho các loài sinh vật biển

Hoài Luân |

Trong năm 2022, việc đàn cá voi liên tục xuất hiện tại vùng biển Đề Gi (Bình Định), có nhiều ý kiến khẳng định rằng môi trường biển của tỉnh này đang được an toàn, thân thiện để các loài sinh vật biển phát triển.

Ngắm sinh vật biển trong đường hầm xuyên núi Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Khu trưng bày tài nguyên biển của Viện Hải dương học, tại TP.Nha Trang thu hút đông khách chơi trong những ngày cuối tuần và dịp lễ.

Thế giới động vật: Những sinh vật biển nguy hiểm nhất các đại dương

Anh Vũ |

Bên cạnh những loài sinh vật biển hiền lành và xinh đẹp, các đại dương trên Trái đất vẫn đang ẩn giấu nhiều loài cá cực kỳ đáng sợ và không nên đến gần.