Chuyện đỡ đẻ cho cá mập ở Viện Hải dương học

Hữu Long |

Khánh Hòa - Tại Viện Hải dương học ở Nha Trang, có những nhà khoa học vẫn âm thầm theo dõi, chăm sóc nhiều chủng loài sinh vật biển nhằm duy trì nguồn nguồn gien.

Thót tim phút đỡ đẻ cá mập

Trong suốt thời gian hoạt động từ năm 1923 cho đến nay, Viện Hải dương học luôn tự hào là một trong những trung tâm nghiên cứu biển hàng đầu Việt Nam. Nơi đây hiện đang lưu giữ khoảng 23.000 mẫu sinh vật biển với hơn 5.000 loài được các nhà khoa học thu thập nhiều nơi gần 100 năm qua.

Các nhân viên của Viện Hải dương học đang chăm sóc cá mặt quỷ, cá mập, cá ngựa, cá nàng đào, cá kẽm bông, cá thia đá, cá bò hòm sừng,... Mỗi loài có thuộc tính khác nhau nên các cán bộ ở Phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển phải theo dõi thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

Trong suốt quá trình làm việc, các nhân viên làm việc tại Phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển có nhiều niềm vui. Tuy vậy, kỷ niệm đáng nhớ nhất vẫn là lần đỡ đẻ thành công cho cá mập.

Cá mập được nuôi tại Viện hải dương học.
Cá mập được nuôi tại Viện Hải dương học.

Chị Đặng Trần Tú Trâm, 42 tuổi, nhân viên Viện Hải dương học ở TP Nha Trang là một người có may mắn đấy.

Chị Trâm nhớ lại vào năm 2009, khi đấy có một con cá mập mang thai được 12 tháng có dấu hiệu chuyển dạ. Căn cứ vào những dấu hiệu như cá mập mẹ bơi chậm, bụng phình to, thở dốc, chị Trâm dự kiến vài tiếng nữa cá mẹ sẽ sinh đẻ.

Một trong những điều chị Trâm lo lắng chính là việc cá mập nhạy cảm với máu. Hơn nữa, cá mập bố mẹ đang nuôi nhốt với đàn. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ, rất có thể cá mập con ra đời sẽ bị đàn cá mập lớn ăn thịt toàn bộ.

Ngay lập tức, chị Trâm cùng cán bộ Phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển nhanh chóng tập trung họp bàn giải pháp đỡ đẻ cho cá mập mẹ.

Chỉ trong thời gian ngắn, cá mập mẹ đã được sinh sản thành công và cho ra đời những bé cá mập con có trọng lượng 600 gram, dài 45-60cm.

“Ngay sau khi cá mập sinh con, chúng tôi nhanh chóng vớt cá con để nuôi riêng. Việc này phải tiến hành nhanh để bảo vệ mạng sống cho cá mập con – chị Trâm kể lại.

Chị Đặng Trần Tú Trâm kể về thời điểm đỡ đẻ cho cá mập.
Chị Đặng Trần Tú Trâm kể về thời điểm đỡ đẻ cho cá mập.

Một trong những điều mọi người quan tâm là những bé cá mập con sinh ra bị tách khỏi bố mẹ sẽ ăn gì để tồn tại.  Về việc này, chị Trâm kể rằng, cá mập con được đội ngũ kỹ thuật chăm sóc riêng với thức ăn chủ yếu là mực xay nhuyễn.

“Một bé cá mập phát triển tốt hay không phụ thuộc vào người nuôi nắm rõ những đặc tính của loài. Khi các cá mập đủ lớn nó sẽ được chuyển sang hồ nuôi chung với các loại khác” – chị Trâm tiết lộ.

Đến nay tại Viện Hải dương học, những chú cá mập đã sinh sản được hai lần, một cá sinh 6 con vào năm 2009, một cá sinh ba con vào năm 2014.

Công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ

Hiện ở viện có hơn 40 hồ với nhiều loại sinh vật biển. Mỗi loài được phân chia các phần thức ăn khác nhau. Quá trình hoạt động, các nhân viên tại viện phải thường xuyên đi kiểm tra các khu nuôi sinh vật biển, hệ thống điện, các máy bơm, dây sục khí, chất lượng nước.

Việc kiểm tra phải được duy trì đều đặn nhằm giúp các nhà khoa học phát hiện những bất thường về sức khỏe, từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời đối với các sinh vật biển.

Trong quá trình hoạt động của mình, Viện Hải dương học đã đóng góp rất nhiều trong việc thuần dưỡng, sinh sản nhân tạo nhiều loại sinh vật quý hiểm.

Du khách tham quan sinh vật biển ở Viện Hải dương học.
Du khách tham quan sinh vật biển ở Viện Hải dương học.

Anh Hồ Sơn Lâm - Phó trưởng phòng, phụ trách phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình làm việc chính là việc thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo thành công đàn cá khoang cổ nemo.

Theo lời anh Lâm, ở Việt Nam cá khoang cổ nemo là loài cá chỉ phân bố ở vùng biển Trường Sa. Một dự án sinh sản nhân tạo và chăm sóc cá khoang cổ nemo thường kéo dài trong hai năm.

Anh Hồ Sơn Lâm - Phó trưởng phòng, phụ trách phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển.
Anh Hồ Sơn Lâm - Phó trưởng phòng, phụ trách phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển.

“Hiện dự án phát triển cá khoang cổ nemo đang trong quá trình thương mại hóa sản phẩm. Bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực, tính đến nay đã có hơn 15.000 con được bán ra thị trường, mỗi con giá 30.000-40.000 đồng” – anh Lâm cho biết.

Ngoài thành công trong việc sinh sản nhân tạo giống cá khoang cổ nemo, Viện Hải dương học cũng là đơn vị nghiên cứu đầu tiên trong nước cho sinh sản nhân tạo thành công giống hải quỳ và san hô mềm.

Một mẫu vật cá Mú được trưng bày tại Viện Hải dương học.
Một mẫu vật cá Mú được trưng bày tại Viện Hải dương học.

Riêng san hô mềm vừa giá trị làm cảnh, vừa làm dược liệu vì chứa các chất có hoạt tính sinh học cao, đặc biệt hoạt tính gây độc tế bào, có khả năng mạnh chống lại các tế bào khối u, ung thư. Vì thế, đây là nghiên cứu bước đầu có ý nghĩa lớn tạo ra nguồn nguyên liệu cho việc phát triển các thuốc chống ung thư mới trong giai đoạn hiện nay.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Khánh Hòa lên kế hoạch ứng phó khả năng mưa lớn dịp lễ

Hữu Long |

Khánh Hòa -  Vùng áp thấp gây mưa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trước tình hình này, địa phương đã theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền và người dân chủ động phòng tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Chủ tịch Khánh Hòa chỉ đạo sớm hỗ trợ dân sau khi cấm du lịch ở đảo Bình Ba

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi có thông báo về việc cấm du lịch, Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo TP.Cam Ranh cần xem xét sớm có chính sách chuyển đổi nghề nghiệp đối với người dân tại xã đảo Bình Ba.

Resort “cháy phòng”, điểm du lịch Khánh Hòa lo quá tải dịp lễ 30.4

Hữu Long |

Khánh Hòa - Trước lễ, loạt resort, điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa rơi vào tình trạng “cháy phòng”. Du lịch phục hồi, khách nội địa qua trở lại là những kết quả tích cực sau thời gian dài du lịch Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung “ngủ đông”…

CEP đóng góp hiệu quả vào phòng chống tín dụng đen trong công nhân lao động

Nam Dương |

TPHCM - Các khoản vay với lãi suất thấp và lịch hoàn trả phù hợp từ Tổ chức Tài chính vi mô CEP (CEP) đã giúp công nhân và gia đình tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tránh vay “tín dụng đen”.

Doanh nghiệp số phải gắn sứ mệnh của mình với sứ mệnh quốc gia

HỮU CHÁNH |

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp số Việt Nam đi ra nước ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy vinh quang, là sứ mệnh giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Ám ảnh với những hội nhóm “rủ nhau làm liều” trên mạng xã hội

Phùng Nhung |

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều những hội nhóm mang tính chất tiêu cực như: Những người vỡ nợ muốn làm liều; những người muốn tự tử; những người chán sống… Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật cũng xảy ra từ đây.

Chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền nhằm vào tài khoản quảng cáo Facebook

Mạnh Cường |

Vì một chút lơ là, chị Nguyễn Thị Hoài (Nam Định) đã bị kẻ gian lừa mất hơn 3 triệu đồng. Đáng nói, đây là một chiêu lừa mới của kẻ gian, thường nhắm đến các tài khoản quảng cáo Facebook.

Không có căn cứ giải quyết vụ công ty nợ bảo hiểm xã hội tại Bắc Ninh

Bảo Hân |

Về nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, hiện nay, do pháp luật của Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp có người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn, nên các cơ quan chức năng không có căn cứ để giải quyết.

Khánh Hòa lên kế hoạch ứng phó khả năng mưa lớn dịp lễ

Hữu Long |

Khánh Hòa -  Vùng áp thấp gây mưa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trước tình hình này, địa phương đã theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền và người dân chủ động phòng tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Chủ tịch Khánh Hòa chỉ đạo sớm hỗ trợ dân sau khi cấm du lịch ở đảo Bình Ba

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi có thông báo về việc cấm du lịch, Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo TP.Cam Ranh cần xem xét sớm có chính sách chuyển đổi nghề nghiệp đối với người dân tại xã đảo Bình Ba.

Resort “cháy phòng”, điểm du lịch Khánh Hòa lo quá tải dịp lễ 30.4

Hữu Long |

Khánh Hòa - Trước lễ, loạt resort, điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa rơi vào tình trạng “cháy phòng”. Du lịch phục hồi, khách nội địa qua trở lại là những kết quả tích cực sau thời gian dài du lịch Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung “ngủ đông”…