Bên trong Nhà hát Hồ Gươm - công trình nghệ thuật tầm cỡ thế giới

KHÁNH AN |

Ngày 9.7, Bộ Công an và UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành Nhà hát Hồ Gươm (40 Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội).

Nhà hát Hồ Gươm nằm tại giao điểm 4 tuyến phố lớn trung tâm Hà Nội, cách “trái tim thủ đô” hồ Hoàn Kiếm chỉ 3 phút đi bộ.

Nhà hát sẽ thành tâm điểm kết nối với các công trình văn hóa, di tích lịch sử, cảnh quan kiến trúc ngàn năm tuổi đang hiện hữu của thủ đô văn hiến, tạo thành quần thể văn hóa nghệ thuật, giải trí quanh hồ Hoàn Kiếm, nâng tầm điểm đến, góp phần quảng bá văn hóa du lịch, phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội.

Nhà hát Hồ Gươm được xây dựng trên khu đất hơn 5.000 m2.
Nhà hát Hồ Gươm được xây dựng trên khu đất hơn 5.000 m2. Ảnh: Khánh An

Dự án Nhà hát Hồ Gươm được hoàn thành “thần tốc” trong thời gian 22 tháng, với thiết kế theo lối kiến trúc Tân Cổ điển.

Nhà hát có 6 tầng nổi, 3 tầng hầm, gồm khán phòng chính lên đến 900 chỗ ngồi, phòng hòa nhạc nhỏ 500 chỗ và các khu vực trưng bày, triển lãm nghệ thuật và các công trình phụ trợ khác.

Điểm nhấn kiến trúc châu Âu xưa toát lên sang trọng và lộng lẫy từ 52 cột đá nguyên khối, được nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha, cùng các khối mặt kính và mái vòm bao bọc tòa nhà.

Tuy nhiên, từng chi tiết thiết kế của hệ mái sảnh và nội thất bên trong Nhà hát lại tái hiện một phần lịch sử của dân tộc Việt Nam qua những hoa văn truyền thống biểu trưng cho văn hóa Việt như mặt trời, chim hạc, trống đồng Đông Sơn, các nhạc cụ dân tộc...

Phương án chiếu sáng trần sảnh chính nhà hát lấy ý tưởng từ bầu trời đầy sao đêm với dàn đèn lộng lẫy khiến nhà hát về đêm lung linh đúng nghĩa một thánh đường nghệ thuật.
Phương án chiếu sáng trần sảnh chính nhà hát lấy ý tưởng từ bầu trời đầy sao đêm với dàn đèn lộng lẫy khiến nhà hát về đêm lung linh. Ảnh: Khánh An
Ngoài hệ thống thang máy kép, khán giả có thể đi cầu thang hình xoắn ốc từ tầng một lên tầng 6 ở hai bên.
Ngoài hệ thống thang máy kép, khán giả có thể đi cầu thang hình xoắn ốc từ tầng một lên tầng 6 ở hai bên. Ảnh: Khánh An
Phòng tiếp khách VIP trên các tầng, có không gian riêng, bao quát được toàn cảnh sân khấu.
Phòng tiếp khách VIP trên các tầng, có không gian riêng, bao quát được toàn cảnh sân khấu. Ảnh: Khánh An

Để đảm bảo tiêu chuẩn vận hành của một nhà hát đa năng đẳng cấp, Nhà hát Hồ Gươm được đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ hàng đầu trên thế giới về âm thanh, ánh sáng, bài trí sân khấu…

Các trang thiết bị âm thanh đều được đặt hàng riêng tương thích với thiết kế nhà hát, tuân thủ những tiêu chuẩn cao cấp, hiện đại bậc nhất thế giới.

Bên cạnh công nghệ âm thanh hiện đại bậc nhất thế giới, tiêu chuẩn quốc tế của Nhà hát Hồ Gươm còn đến từ hệ thống điều khiển hội trường và khán phòng hiện đại, có thể chuyển đổi không gian trong vài phút, cho phép thay đổi nhiều cấu hình khán phòng khác nhau trong cùng một ngày, giúp linh hoạt tổ chức các sự kiện có tính chất khác nhau nhưng vẫn tối ưu hóa không gian.

Hệ thống đèn chiếu sáng của nhà hát cũng đạt tới một đẳng cấp mới, khi đáp ứng được đa dạng các loại hình nghệ thuật khác nhau, với các không gian biểu diễn đặc trưng riêng biệt như ánh sáng để chiếu vào sân khấu, ánh sáng để theo dõi các diễn viên, ánh sáng để tạo nên các khung cảnh nghệ thuật.

Không gian khán phòng lớn được trang trí cách điệu hình ảnh bông lúa.
Không gian khán phòng lớn được trang trí cách điệu hình ảnh bông lúa. Ảnh: Khánh An
Khán phòng lớn có sức chứa 900 khách và khán phòng nhỏ 500 khách.
Khán phòng lớn có sức chứa 900 khách và khán phòng nhỏ 500 khách. Ảnh: Khánh An

Việc đầu tư xây dựng Nhà hát Hồ Gươm - công trình văn hóa mang tầm vóc quốc tế đã khẳng định tâm huyết của Bộ Công an và Thành phố Hà Nội trong việc kiến tạo nên một thiết chế văn hoá đẳng cấp, góp phần thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về văn hóa, văn nghệ và xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Nói về vai trò và vị thế của nhà hát Hồ Gươm trong sự phát triển văn hóa nghệ thuật của thủ đô Hà Nội, nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh: “Sau Nhà hát Lớn, 100 năm qua, chúng ta mới thấy một nhà hát vừa hiện đại vừa cổ điển, vừa ghi dấu ấn lịch sử Việt Nam, lại vừa kể được câu chuyện của hiện tại. Giống như một gạch nối từ quá khứ tới hiện tại và tới tương lai, chúng ta có quyền hi vọng rằng Nhà hát Hồ Gươm sẽ trở thành một di sản cho đời sau, giống như cách mà thánh đường nghệ thuật Nhà hát Lớn đã ghi dấu ấn trong lòng Hà Nội”.

Toàn cảnh Nhà hát Hồ Gươm. Video: BTC
KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Loạt vở diễn đặc sắc sẽ sáng đèn tại Nhà hát thành phố Hải Phòng từ tháng 7

Mai Dung |

Chiều 24.6, Sở Văn hoá và Thể thao Hải Phòng tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch "Sáng đèn Nhà hát thành phố".

Nhà hát các dân tộc Việt Nam cần xác định loại hình biểu diễn, đối tượng thụ hưởng

Trần Việt (thực hiện) |

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề xuất lấy đất phía sau Nhà hát Lớn (TP Hà Nội) để xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục “nóng” trong dư luận. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn, kiến trúc sư Nguyễn Trương Quý nổi tiếng với những tác phẩm văn học viết về Hà Nội.

Xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở đâu hợp lý?

Trần Việt (thực hiện) |

Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất lấy đất phía sau Nhà hát Lớn (TP Hà Nội) để xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam trở thành vấn đề “nóng” mấy ngày qua. Ở đây có hai câu hỏi đặt ra: Việc xây dựng một Nhà hát các dân tộc Việt Nam có thực sự cần thiết không? Và vị trí khu đất phía sau Nhà hát Lớn có thuận tiện và phù hợp?

Thái Nguyên: Huyện Phú Lương có hay không việc né tránh, bao che sai phạm của Công ty Hưng Thịnh?

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Mặc dù UBND xã Tức Tranh đã có báo cáo kết quả thực hiện xử lý vi phạm hành chính về đất đai đối với Công ty Hưng Thịnh vào cuối tháng 5.2023 nhưng đến nay cả phía UBND xã Tức Tranh và phòng chuyên môn của UBND huyện Phú Lương đều kiên quyết không cung cấp.

Tiền đâu để em trai Phó Chủ tịch huyện mua đấu giá 23 lô đất?

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã lên tiếng về việc em trai mua đấu giá một lần 23 lô đất ở với tổng số tiền lên tới 30 tỉ đồng.

Mới đăng kiểm, tàu du lịch Hạ Long vẫn phải chờ đoàn liên ngành thẩm định

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Từ năm 2015 đến nay, các tàu du lịch vịnh Hạ Long dù mới xuất xưởng, có đầy đủ các giấy tờ, chứng nhận của đăng kiểm nhưng muốn hoạt động thì phải có ý kiến đánh giá, nhận xét của một hội đồng. Việc này không khác gì đối với quy định trước đây từng áp cho các loại ôtô, trong đó, kể cả xe mới xuất xưởng vẫn phải đi đăng kiểm mới được phép hoạt động.

Tiền và những tranh cãi quanh đêm diễn của Blackpink

Mi Lan |

Giá vé 2 đêm diễn của Blackpink trên sân vận động Mỹ Đình đã giảm nhiệt, nhưng những tranh cãi quanh chuyện chi tiền cho đêm diễn vẫn kéo theo nhiều ý kiến.

Giải pháp phát huy tốt công năng của hầm đi bộ ở Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Theo các chuyên gia, để "hồi sinh" hầm đi bộ cần có sự thay đổi về kết cấu để việc sử dụng thuận tiện nhất cho người dân.

Loạt vở diễn đặc sắc sẽ sáng đèn tại Nhà hát thành phố Hải Phòng từ tháng 7

Mai Dung |

Chiều 24.6, Sở Văn hoá và Thể thao Hải Phòng tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch "Sáng đèn Nhà hát thành phố".

Nhà hát các dân tộc Việt Nam cần xác định loại hình biểu diễn, đối tượng thụ hưởng

Trần Việt (thực hiện) |

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề xuất lấy đất phía sau Nhà hát Lớn (TP Hà Nội) để xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục “nóng” trong dư luận. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn, kiến trúc sư Nguyễn Trương Quý nổi tiếng với những tác phẩm văn học viết về Hà Nội.

Xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở đâu hợp lý?

Trần Việt (thực hiện) |

Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất lấy đất phía sau Nhà hát Lớn (TP Hà Nội) để xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam trở thành vấn đề “nóng” mấy ngày qua. Ở đây có hai câu hỏi đặt ra: Việc xây dựng một Nhà hát các dân tộc Việt Nam có thực sự cần thiết không? Và vị trí khu đất phía sau Nhà hát Lớn có thuận tiện và phù hợp?