Vườn nhân cây giống Xích Tùng cổ Yên Tử duy nhất của cả nước

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chứng kiến một số cây Xích Tùng cổ hơn 700 tuổi trên Yên Tử chết hoặc bị thời tiết, sâu bọ gây hại và có nguy cơ chết, trong khi chưa tìm ra giống để trồng thay thế, anh Phạm Văn Sự - nguyên nhân viên của Ban Quản lý rừng quốc gia và di tích Yên Tử - đã tìm tòi, nghiên cứu và nhân giống thành công giống cây này. Anh là người đầu tiên và duy nhất cho đến hiện nay nhân giống được giống cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử.

Khuôn viên nhà anh Sự ở TP.Uông Bí, rộng hơn 1.000m2 hiện đã xanh ngắt chủ yếu bởi hàng nghìn cây giống Xích Tùng Yên Tử được anh nhân giống từ khoảng năm 2003.

Đây là vườn nhân giống cây Xích Tùng Yên Tử duy nhất của cả nước, dù trước đây Ban Quản lý rừng quốc gia và di tích Yên Tử cũng đã thử nhân giống cây này nhưng không thành công.

Một góc vườn cây giống Xích Tùng Yên Tử của anh Phạm Văn Sự. Ảnh: Nguyễn Hùng
Một góc vườn cây giống Xích Tùng Yên Tử của anh Phạm Văn Sự. Ảnh: Nguyễn Hùng

Anh Sự cho biết, phần lớn trong hàng nghìn cây giống Xích Tùng trong vườn nhà là được nhân giống từ cành; chỉ vài trăm cây được nhân giống từ hạt mà anh thu lượm trên rừng Yên Tử.

Những cây được anh nhân giống từ năm 2003 nay đã cao hơn 5-6m. Khoảng 50 cây trong vườn nhà anh trước đó đã được chuyển giao để trồng tại vị trí những cây Xích Tùng cổ đã chết dọc đường Tùng, chùa Hoa Yên…trên danh sơn Yên Tử và hiện đang phát triển tốt.

Anh Phạm Văn Sự có gần 15 năm gắn bó với núi rừng Yên Tử khi làm việc tại Ban Quản lý rừng quốc gia và di tích Yên Tử, trước khi được điều chuyển về công tác ở UBND TP.Uông Bí cách đây vài năm.

Nhiều cây đã cao từ 5-6m. Ảnh: Nguyễn Hùng
Nhiều cây đã cao từ 5-6m. Ảnh: Nguyễn Hùng

Chứng kiến cảnh từng “cụ” Xích Tùng quý hiếm, hơn 700 tuổi trên Yên Tử chết dần chết mòn trong khi không có cây giống thay thế, anh nảy ra ý định nhân giống loài cây này.

Quá trình tìm tòi, anh Sự phát hiện dưới những tán cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử có rất nhiều hạt cây Xích Tùng cổ rơi xuống đất, nhưng cùng lắm chỉ nhú thành cây nhỏ tí rồi chết, bởi không bị kiến, mối ăn thì cũng bị nước rửa trôi mất.

Tiếp tục nhân giống. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tiếp tục nhân giống. Ảnh: Nguyễn Hùng

Vì thế, anh thu lượm những hạt Xích Tùng nhỏ li ti dưới tán lá rừng đem về nhà nhân giống. Những thất bại liên tục, từ năm 2003 – 2005, không làm anh nản chí. Cuối cùng, những hạt Xích Tùng trong chậu cũng nảy mầm xanh. Tuy nhiên, nhiều cây vừa nảy mầm thì bị thối nõn, rễ. Anh lại tự mày mò, nghiên cứu tìm cách chữa bệnh cho cây.

Phải đến năm 2010, khi khoảng 200 cây Xích Tùng trong vườn nhà phát triển ổn định, anh mới dám công bố nhân giống thành công. Đến năm 2015, anh còn nhân giống thành công Xích Tùng Yên Tử từ cành của chính những cây được nhân giống bằng hạt trong vườn nhà.

Một cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử bị sâu bọ đục rỗng phần gốc. Ảnh: Nguyễn Hùng
Một cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử bị sâu bọ đục rỗng phần gốc. Ảnh: Nguyễn Hùng

Theo anh Sự, việc nhân giống bằng cành cũng phải chọn cành Xích Tùng trong vườn nhà, chứ không phải cành Xích Tùng cổ trên Yên Tử, vì cành cây trên Yên Tử già, sức sống không mạnh.

Anh Phạm Văn Sự chăm sóc vườn cây giống Xích Tùng cổ tại vườn nhà mình. Ảnh: Nguyễn Hùng
Anh Phạm Văn Sự chăm sóc vườn cây giống Xích Tùng cổ tại vườn nhà mình. Ảnh: Nguyễn Hùng

Để nhân giống và trồng thành công giống cây Xích Tùng, anh Sự cho biết đã nghiên cứu cách trồng của các bậc tiền nhân. Theo đó, ngoài việc phải quan tâm đặc biệt do các hạt Xích Tùng thường nảy mầm vào mùa mưa là mùa của sâu bệnh thì chú ý đến yếu tố ánh nắng. Cây Xích Tùng không có nắng sẽ chết. Vì thế, tất cả những cây Xích Tùng cổ hiện nay trên Yên Tử đều nằm ở rìa vực hoặc là ở những đất một bên cao, bên thấp để lấy ánh sáng tốt nhất.

Cũng theo anh Sự, mùa hạt cây Xích Tùng già và rơi xuống đất nhiều nhất là vào khoảng tháng 12 hàng năm. Nếu không thu lượm nhanh thì hạt có thể bị hỏng, và nếu có nảy mầm thì cũng không thể tồn tại được vì bị sâu bọ, thời tiết…tấn công. Đây là lý do vì sao rừng Xích Tùng cổ trên Yên Tử hiện nay được là do người xưa trồng và cho đến nay, không xuất hiện bất cứ cây Xích Tùng nào mọc tự nhiên.

Theo giới chuyên môn, rừng Xích Tùng cổ trên Yên Tử là do các bậc tiền nhân trồng, bởi có hàng, lối và ở những vị trí đặc biệt. Thể hiện rõ nhất là ở khu vực Đường Tùng - nơi hiện còn khoảng 70 cây được trồng hai bên con đường hành hương.

Báo Lao Động từng có loạt bài phản ánh về việc rừng Xích Tùng cổ trên Yên Tử do các bậc tiền nhân trồng liên tục chết hoặc bị sâu bệnh tấn công.

Các chuyên gia lâm nghiệp “khám” bệnh cho những “cụ” Xích Tùng trên Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng
Các chuyên gia lâm nghiệp “khám” bệnh cho những “cụ” Xích Tùng trên Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng

Vài năm trở lại đây, đã có trên 20 cây chết; hàng trăm cây có thân, gốc bị mục rỗng một phần, cụt ngọn, thân nghiêng, sâu bệnh hại nặng... Riêng Đường Tùng có 69 cây thì 7 cây chết đứng, 51 cây bị mục rỗng thân, gốc và sâu bệnh hại...

Theo Ban Quản lý Di tích và rừng Quốc gia Yên Tử, trên Yên Tử còn khoảng 230 cây, phân bố tập trung ở Đường Tùng, Am Dược, Chùa Hoa Yên, thác Vàng, thác Bạc…

Để “cứu” rừng Xích Tùng cổ trên Yên Tử, Quảng Ninh đã có riêng một dự án, mời các chuyên gia hàng đầu về lâm nghiệp trong nước về để “khám, chữa” bệnh cho các “cụ” Xích Tùng cổ với những phác đồ điều trị đặc biệt.

Các nhân viên Ban Quản lý rừng quốc gia và di tích Yên Tử thu lượm hạt Xích Tùng trên Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng
Các nhân viên Ban Quản lý rừng quốc gia và di tích Yên Tử thu lượm hạt Xích Tùng trên Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng

Cùng với đó, sẽ tiếp tục nghiên cứu đưa các cây trong vườn cây giống Xích Tùng của anh Sự về trồng trên rừng Yên Tử.

Rừng Xích Tùng cổ được coi là những nhân chứng đặc biệt của núi thiêng Yên Tử, nơi có Thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, đồng thời là vị sư tổ thứ nhất.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Thu hồi đất dự án Phim trường cổ trên Yên Tử

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Được giao đất từ năm 2016 để xây dựng Trường quay phim cổ trang Việt Nam tại Khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh nhưng đến nay hiện trường vẫn là khu đất bỏ hoang.

Quảng Ninh: Làng Nương Yên Tử vào mùa đẹp nhất trong năm

Thiên Hà |

Quảng Ninh - Không gian văn hóa Làng Nương dưới chân núi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) những ngày vào thu đang là điểm đến thu hút du khách bậc nhất trong thời gian gần đây bởi cảnh sắc thiên nhiên đầy quyến rũ và say đắm lòng người.

Trình UNESCO tiêu chí nào để công nhận Quần thể di tích, danh thắng Yên Tử?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ngày 29.6, tại Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng tỉnh Bắc Giang và Hải Dương tổ chức Hội thảo khoa học thống nhất tiêu chí xếp hạng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử để trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Rừng quốc gia Yên Tử - Nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý

Phạm Học |

Rừng quốc gia Yên Tử, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh không những có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, tâm linh mà còn được xem như là một bảo tàng lớn lưu giữ nhiều nguồn gen quý trong hệ sinh thái rừng đặc dụng Việt Nam.

Chợ bán đồ cúng, vàng mã lớn nhất TPHCM đông nghịt khách ngày vía Thần Tài

Anh Tú - Khánh Linh |

TPHCM - Chợ Thiếc (quận 11, TPHCM) là nơi chuyên bán đồ cúng từ vàng mã đến hoa, bánh kẹo, đặc biệt là các loại bánh chỉ có ngày vía Thần Tài mới có như bánh thuẫn, bánh bông lan cỡ đại, bánh đào tiên, bánh tổ... Ngày vía Thần Tài, khu bán vàng mã, đồ cúng ở thủ phủ chợ Thiếc tấp nập người dân đến mua các lễ vật về cúng, cầu mong một năm tài lộc, thịnh vượng.

Công viên Cầu Giấy có diện mạo mới, người dân thích thú đi bộ thể dục

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Nhiều người dân vui mừng khi hàng rào tại một số vị trí quanh Công viên Cầu Giấy được tháo dỡ để mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận.

Hoàng Anh Gia Lai đối diện án phạt nặng nếu bỏ V.League 2023

AN NGUYÊN |

Theo điều lệ giải đấu và quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai có khả năng đối diện với án phạt nặng nếu quyết định không tham dự V.League 2023.

Giá đất nền giảm sâu, giá căn hộ chung cư vẫn cao chót vót

Khương Duy |

Sau đại dịch COVID-19, giá đất nền đã được điều chỉnh về giá trị thực, gần như tương đương mức cuối năm 2021 khi chưa xảy ra cơn sốt đất. Trong khi căn hộ chung cư không nằm trong xu hướng giảm giá bán.

Thu hồi đất dự án Phim trường cổ trên Yên Tử

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Được giao đất từ năm 2016 để xây dựng Trường quay phim cổ trang Việt Nam tại Khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh nhưng đến nay hiện trường vẫn là khu đất bỏ hoang.

Quảng Ninh: Làng Nương Yên Tử vào mùa đẹp nhất trong năm

Thiên Hà |

Quảng Ninh - Không gian văn hóa Làng Nương dưới chân núi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) những ngày vào thu đang là điểm đến thu hút du khách bậc nhất trong thời gian gần đây bởi cảnh sắc thiên nhiên đầy quyến rũ và say đắm lòng người.

Trình UNESCO tiêu chí nào để công nhận Quần thể di tích, danh thắng Yên Tử?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ngày 29.6, tại Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng tỉnh Bắc Giang và Hải Dương tổ chức Hội thảo khoa học thống nhất tiêu chí xếp hạng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử để trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Rừng quốc gia Yên Tử - Nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý

Phạm Học |

Rừng quốc gia Yên Tử, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh không những có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, tâm linh mà còn được xem như là một bảo tàng lớn lưu giữ nhiều nguồn gen quý trong hệ sinh thái rừng đặc dụng Việt Nam.