Vị vua triều Nguyễn trị vì đúng 3 ngày và kết cục bi kịch

Chí Long |

Nguyễn Phúc Ưng Chân là vị vua thứ 5 của triều Nguyễn, với thời gian trị vì chỉ 3 ngày.

Theo sách "Việt Nam sử lược" (Trần Trọng Kim, NXB Tân Văn), Nguyễn Phúc Ưng Chân (1852 - 1883), tên húy khác là Nguyễn Phúc Ưng Ái. Ông là con thứ 2 của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga.

Vua Tự Đức lúc nhỏ mắc bệnh đậu mùa nên không có con, bèn nhận các con của anh em ruột làm con nuôi. Năm 1869, Tự Đức nhận nuôi Ưng Ái, ban tên tự là Ưng Chân, cho ra ở Dục Đức đường, giao Hoàng quý phi Vũ Thị Duyên trông nom dạy bảo.

Dục Đức là tên gọi của Ưng Chân khi ở Dục Đức Đường.

Người con nuôi không được vua Tự Đức yêu quý

Năm 1883, Dục Đức được phong làm Thụy Quốc công. Tháng 7 cùng năm, vua Tự Đức lâm bệnh, đưa di chiếu truyền ngôi cho Dục Đức. Đồng thời, vua giao cho các Phụ chính đại thần là Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết phò tá.

Trước đó, Tự Đức muốn bồi dưỡng một người con nuôi khác là Ưng Đăng lên ngôi nhưng tuổi còn quá trẻ. Với Dục Đức, vua thường kiếm cớ la rầy, quở mắng.

Theo sách "Chuyện ba vua Tự Đức - Thành Thái - Duy Tân" (Nguyễn Đắc Xuân, NXB Thuận Hóa), trong di chiếu của vua có đoạn phê bình tính nết của Dục Đức:

"... Ưng Chân lớn tuổi nhất, đã học hành lâu, từ lâu đã đến tuổi trưởng thành, tuy nhiên mắt hơi có tật, dù xưa nay vẫn giấu kín, sợ sau này không còn thấy sáng, tánh lại hiếu dâm, vì tâm tính rất xấu, không chắc đảm đương nổi việc lớn. Nhưng đất nước cần có vua lớn tuổi. Trong thời thế khó khăn này không dùng Ưng Chân thì dùng ai?".

Các quan Phụ chính đọc tờ di chiếu, dâng sớ lên vua xin bỏ mấy đoạn có liên quan đến tính nết xấu của tự quân và câu "chưa chắc đã đảm đương được việc lớn". Tuy nhiên, Tự Đức từ chối, cho rằng viết như thế để tự quân biết kiểm điểm và tu tỉnh.

Ngày 19.7.1883, Tự Đức qua đời, Dục Đức khóc lạy di chiếu ở điện Cần Chánh, sau đó vào điện Hoàng Phước chịu tang.

An Lăng thờ vua Dục Đức triều Nguyễn. Ảnh: Nguyễn Phong
An Lăng thờ vua Dục Đức triều Nguyễn. Ảnh: Nguyễn Phong

Bị phế truất sau 3 ngày

Không chỉ Tự Đức, hai trọng thần là Nguyễn Văn Tường và Tôn Tất Thuyết cũng không bằng lòng với Dục Đức.

Tự Đức vừa mất, Dục Đức triệu tập quần thần ở điện Quang Minh, đề nghị bỏ đoạn di chiếu nói không hay về mình.

Đình thần tâu rằng đã tâu xin bỏ nhưng Tiên đế không chịu. Dục Đức lại yêu cầu các quan sĩ nghĩ thêm và tìm cách để "tránh hại cho việc nước".

Sách "Đại Nam thực lục" (Quốc sử quán triều Nguyễn, NXB Hà Nội) chép lại: "Vốn là người bị dị tật ở mắt, lại mắc phải một số tật xấu trước đó nên lúc làm lễ lên ngôi, vua Dục Đức sai viên quan Trần Tiễn Thành bỏ qua một số đoạn viết không tốt về mình.

Khi đọc di chiếu nhường ngôi của Tiên đế, Trần Tiễn Thành cố tình lướt qua, nhưng bị hai đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phát hiện.

Sau lễ sắc phong, Trần Tiễn Thành bị hỏi tội làm sai lệch di chiếu và 2 đại thần cũng bẩm việc này lên Thái hậu Từ Dụ, vạch ra 4 tội của nhà vua, trong đó có tội cố tình sửa di chiếu của vua Tự Đức".

Trước sức ép của 2 vị đại thần quyền lực khuynh đảo triều đình, Thái hậu Từ Dũ không thể làm gì ngoài việc buộc phải đồng ý phế truất ngôi vị của Dục Đức.

Chỉ sau 3 ngày làm vua, chưa kịp đặt niên hiệu, Dục Đức đã trở thành kẻ trọng tội. Vua bị đưa vào quản thúc tại Dục Đức Đường. Sau đó, ông bị chuyển sang giam tại Thái Y Viện và cuối cùng chết vì đói và khát tại Ngục Thất Thừa Thiên.

Ngày 6.10.1883, Dục Đức qua đời, hưởng dương 32 tuổi. Ông để lại 8 bà vợ, 11 người con trai và 8 người con gái.

Theo sách "Kể chuyện chín chúa mười ba vua triều Nguyễn" (Tôn Thất Bình, NXB Trẻ), người cai ngục khai rằng ông tuyệt thực mà chết. Di hài của ông được an táng ở cánh đồng xứ Tứ Tây, xã An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Năm 1886, dưới triều vua Đồng Khánh, ông được truy phong là Thụy Nguyên quận vương, thụy là Trang Cung.

Năm 1889, Đồng Khánh băng hà, con của Dục Đức là Bửu Lân lên ngôi, tức vua Thành Thái. Vua cho lập miếu Hoàng khảo (hay Tân miếu) trong kinh thành để thờ cúng Dục Đức.

Năm 1892, Thành Thái truy tôn cha mình là Cung Huệ Hoàng đế, lăng của Dục Đức là An Lăng. Năm 1901, vua truy thụy cho cha mình là Khoan Nhân Duệ Triết Tĩnh Minh Huệ Hoàng đế, miếu hiệu là Cung Tông.

Chí Long
TIN LIÊN QUAN

Người không là vua nhưng có 3 con trai làm vua triều Nguyễn

Chí Long |

Lịch sử Việt có một vị vương gia chưa từng lên ngôi vua, nhưng lại có 3 con trai đều từng làm vua triều Nguyễn.

Cuộc đời công chúa triều Nguyễn đầu tiên đỗ thạc sĩ

Thùy Trang |

Công chúa Như Mai, con gái trưởng vua Hàm Nghi, là người phụ nữ đầu tiên của triều Nguyễn đỗ thạc sĩ ở nước ngoài.

Trắc nghiệm: Vua Bảo Đại là vị vua thứ bao nhiêu của triều Nguyễn?

Nhóm PV |

Vua Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á

Việt Bắc |

Hà Giang - Hẻm Tu Sản thuộc hạ nguồn sông Nho Quế mang vẻ đẹp kỳ vĩ của vách núi dựng đứng cao hơn 800m, được xem là hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á.

Nguyên nhân ban đầu vụ cháy rừng ở Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Theo UBND xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), nguyên nhân ban đầu đám cháy rừng ngày 12.8 nghi ngờ do người dân đốt thực bì.

Bà Trịnh Thị Minh Thanh điều hành công việc của Tỉnh ủy Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh được phân công điều hành công việc của Tỉnh ủy, sau khi ông Nguyễn Xuân Ký xin thôi giữ các chức vụ.

Thiếu giáo viên trầm trọng, Cà Mau tuyển mãi không xong

NHẬT HỒ |

Năm học 2023 - 2024 tỉnh Cà Mau thiếu 700 giáo viên, năm nay con số này có chiều hướng tăng dù tỉnh cho phép nhiều lần tuyển dụng.

Phê bình Sở Y tế Khánh Hòa xây dự án CDC rất chậm

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sở Y tế và nhà thầu vừa bị phê bình nghiêm khắc vì tiến độ thi công xây dựng dự án CDC tỉnh rất chậm, tỉ lệ giải ngân thấp.

Người không là vua nhưng có 3 con trai làm vua triều Nguyễn

Chí Long |

Lịch sử Việt có một vị vương gia chưa từng lên ngôi vua, nhưng lại có 3 con trai đều từng làm vua triều Nguyễn.

Cuộc đời công chúa triều Nguyễn đầu tiên đỗ thạc sĩ

Thùy Trang |

Công chúa Như Mai, con gái trưởng vua Hàm Nghi, là người phụ nữ đầu tiên của triều Nguyễn đỗ thạc sĩ ở nước ngoài.

Trắc nghiệm: Vua Bảo Đại là vị vua thứ bao nhiêu của triều Nguyễn?

Nhóm PV |

Vua Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.