Người không là vua nhưng có 3 con trai làm vua triều Nguyễn

Chí Long |

Lịch sử Việt có một vị vương gia chưa từng lên ngôi vua, nhưng lại có 3 con trai đều từng làm vua triều Nguyễn.

Nguyễn Phúc Hồng Cai (1845 –1876), tôn hiệu Kiên Thái vương, là hoàng tử con vua Thiệu Trị, cũng là cha đẻ của 3 vị vua liên tiếp của triều Nguyễn sau này.

Theo sách "Quốc sử quán triều Nguyễn" (2006, NXB Giáo dục), Nguyễn Phúc Hồng Cai là con trai thứ 26 của vua Thiệu Trị, do Tài nhân Trương Thị Vĩnh sinh hạ. Ông bẩm sinh có tính tình nhân hậu, cần kiệm, biết tuân theo phép tắc.

Vốn chăm học từ nhỏ, từ khi ra ở phủ riêng, Hồng Cai cùng học với các vương công, hiểu biết sâu rộng về kinh sử. Nhờ đó, năm 1865 thời vua Tự Đức, ông được đặc cách phong làm Kiên Quốc công, thay vì Quận công như các hoàng thân khác trong hoàng tộc.

Năm 1876, ông qua đời, chỉ thọ 31 tuổi. Vua Tự Đức vô cùng thương tiếc, cho nghỉ chầu 3 ngày, ban cho ông thụy hiệu là Thuần Nghị, đồng thời tặng thêm quan tài của Đông Viên để tỏ lòng yêu quý em trai.

Lăng tẩm của ông được táng tại huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên. Cuộc đời của Hồng Cai tương đối yên bình, vì ra đi khi còn quá trẻ. Nhưng ít ai ngờ rằng, vị Quốc công ôn hòa ngày ấy lại là cha đẻ của 3 vị vua triều Nguyễn sau này.

Phủ Kiên Thái vương - cha đẻ của 3 vị vua nhà Nguyễn tại Huế. Ảnh: Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam
Phủ Kiên Thái vương - cha đẻ của 3 vị vua triều Nguyễn tại Huế. Ảnh: Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam

Sử sách ghi lại, vua Tự Đức không có con nên đã nhận 3 người con nuôi là: Nguyễn Phúc Ưng Ái, Nguyễn Phúc Ưng Kỷ và Nguyễn Phúc Ưng Đăng. Trong đó, Ưng Kỷ và Ưng Đăng là con ruột của Hồng Cai, nhà vua yêu mến Ưng Đăng nhất.

Tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức mất, di chúc cho sung Ưng Đăng làm hoàng tử thứ ba, đổi tên là Ưng Hỗ. Tuy nhiên, vì Ưng Hỗ còn quá nhỏ, người kế vị được chọn là Ưng Ái (tức Dục Đức).

Dục Đức chỉ ở ngôi được ba ngày thì đã bị các quan Phụ chánh đại thần Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết phế truất, tôn em trai vua Tự Đức là Hồng Dật lên ngôi, tức vua Hiệp Hòa. Hoàng tử Ưng Hỗ bị chuyển ra ở quán quan xá ngoài Cửu vụ khiêm.

Cuối năm 1883, vua Hiệp Hòa mưu giết các quan Phụ chánh Đại thần thất bại, bị xử tử. Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết họp các quan đại thần, tôn lập Ưng Hỗ lên ngôi, lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Khi đó, ông mới 15 tuổi, mọi việc trong triều đều do hai quan Phụ chính quyết định.

Nhưng chưa đầy 1 năm sau, Kiến Phúc bị bệnh qua đời. Lúc này, lẽ ra con nuôi thứ hai của Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi. Tuy nhiên, cuối cùng ngai vàng được giao cho Nguyễn Phúc Ưng Lịch - con trai thứ 5 của Hồng Cai.

Tháng 8.1884, Ưng Lịch lên ngôi vua khi 13 tuổi, niên hiệu là Hàm Nghi.

Năm 1885, triều đình Huế thất bại trước quân đội Pháp trong trận Kinh thành Huế, vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết bỏ ra Quảng Trị. Người Pháp lập Nguyễn Phúc Ưng Kỷ - con trai cả của Hồng Cai lên làm vua, niên hiệu là Đồng Khánh.

Năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), vua muốn tôn huy hiệu cho Kiên vương Hồng Cai và mẹ mình là phủ thiếp Bùi Thị Thanh, đồng thời cải thụy của Kiên vương thành Thuần Nghị. Đình thần và phủ Tôn Nhân cho là hợp tình hợp lễ, xin tấn tôn Kiên vương làm Kiên Thái vương, Bùi thị làm Kiên Thái vương phi.

Như vậy, cuộc đời của Kiên Thái vương Hồng Cai tương đối êm đềm, chưa từng chạm tới ngôi vua. Tuy nhiên, ông có 3 người con liên tiếp được lên làm Hoàng đế là vua Phúc Kiến, vua Hàm Nghi và vua Đồng Khánh.

Chí Long
TIN LIÊN QUAN

Cuộc đời công chúa triều Nguyễn đầu tiên đỗ thạc sĩ

Thùy Trang |

Công chúa Như Mai, con gái trưởng vua Hàm Nghi, là người phụ nữ đầu tiên của triều Nguyễn đỗ thạc sĩ ở nước ngoài.

Trắc nghiệm: Vua Bảo Đại là vị vua thứ bao nhiêu của triều Nguyễn?

Nhóm PV |

Vua Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Trắc nghiệm: Nữ giáo viên nào từng dạy học cho 3 vị vua nhà Nguyễn?

Nhóm PV |

Lịch sử Việt Nam ghi nhận một nữ giáo viên đặc biệt, từng dạy học cho 3 vị vua nhà Nguyễn, bà là ai?

Công đoàn Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, đồng hành cùng dân tộc

Nhóm PV |

Phát biểu tại ngày kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929 - 28.7.2024), trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, biểu dương 95 Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn cơ sở xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần thứ V và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh, 95 năm, trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, đồng hành cùng dân tộc...

Bác tin cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt có vấn đề về chất lượng

QUANG ĐẠI |

Nhà đầu tư cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt khẳng định thông tin dự án mới đi vào khai thác đã gặp vấn đề về chất lượng là không chính xác.

Kon Tum tiếp tục xảy ra động đất với độ lớn 2,6

Thanh Hải |

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu cho biết, trận động đất sáng nay (29.7), xảy ra lúc 7h8' tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Lạng Sơn đề xuất mở thêm tuyến đường bộ nối cửa khẩu Trung Quốc

Tô Công |

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có công văn số 1011/UBND-KT, đề xuất Bộ Giao thông Vận tải bổ sung tuyến vận tải hàng hóa đường bộ quốc tế Việt - Trung trên địa bàn.

Hungary đặt hạn chót giải quyết vụ Ukraina chặn dòng dầu Nga

Thanh Hà |

Hungary có thời hạn tới tháng 9 để giải quyết vụ tranh chấp với Ukraina về trung chuyển dầu của Nga từ nhà cung cấp dầu Lukoil.

Cuộc đời công chúa triều Nguyễn đầu tiên đỗ thạc sĩ

Thùy Trang |

Công chúa Như Mai, con gái trưởng vua Hàm Nghi, là người phụ nữ đầu tiên của triều Nguyễn đỗ thạc sĩ ở nước ngoài.

Trắc nghiệm: Vua Bảo Đại là vị vua thứ bao nhiêu của triều Nguyễn?

Nhóm PV |

Vua Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Trắc nghiệm: Nữ giáo viên nào từng dạy học cho 3 vị vua nhà Nguyễn?

Nhóm PV |

Lịch sử Việt Nam ghi nhận một nữ giáo viên đặc biệt, từng dạy học cho 3 vị vua nhà Nguyễn, bà là ai?