Tổng Giám đốc VCPMC lên tiếng khi loạt đơn vị tố bị thu tiền tác quyền đắt đỏ

Mi Lan |

Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) - nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn trả lời Lao Động loạt câu hỏi liên quan đến những kiện tụng xung quanh biểu mức tính nhuận bút tác quyền.

Các đơn vị tổ chức biểu diễn khẳng định, họ tôn trọng tác quyền và sẵn sàng đóng tác quyền, tuy nhiên, đóng bao nhiêu, đóng như thế nào lại đang là vấn đề chưa thể thỏa thuận được với phía VCPMC. Theo đó, các đơn vị cung cấp biểu mức nhuận bút các đơn vị tổ chức sự kiện phải trả cho VCPMC theo công thức: “5% x (70% sức chứa nơi biểu diễn x bình quân giá vé)/lượt biểu diễn”. Với công thức này, tùy vào sức chứa và giá vé, có đơn vị phải trả 50 triệu tiền tác quyền/1 đêm, có đơn vị phải trả 200 triệu/1 đêm. Theo họ, đây là cách tính giá tác quyền đắt đỏ, phía VCPMC phản hồi như thế nào về điều này?

- Đây là cách tính theo doanh thu buổi biểu diễn đã áp dụng từ nhiều năm nay, được VCPMC xây dựng từ biểu mức nhuận bút năm 2006, căn cứ theo quy định của Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11.6.2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút, cụ thể tại Điều 16 – “Nhuận bút trả theo doanh thu buổi diễn”: Nhuận bút cho tác phẩm sử dụng dưới hình thức nghệ thuật biểu diễn được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu buổi diễn; Đối với tác phẩm âm nhạc, bên sử dụng tác phẩm trích từ 15 - 21% doanh thu buổi diễn để trả nhuận bút cho: biên kịch, nhạc sĩ, nhạc sĩ phối khí, nhạc sĩ chuyển thể, hoạ sĩ theo thoả thuận trong hợp đồng.

Từ buổi diễn thứ 21 của nhạc kịch, tác giả hưởng thêm nhuận bút khuyến khích bằng 2% doanh thu buổi diễn.

Theo quy định này, cách tính theo doanh thu buổi biểu diễn đã đảm bảo được tính công bằng, phù hợp với thực tế, với quy mô, tính chất của buổi biểu diễn. Nếu chương trình có quy mô lớn, số lượng vé và giá vé bán cao thì theo tỷ lệ quy định, phần nhuận bút chia sẻ cho các tác giả/nhạc sĩ cũng sẽ cao; chương trình quy mô nhỏ, giá vé thấp thì phần chia sẻ nhuận bút sẽ thấp. Do đó, có những chương trình chỉ thu khoảng trên dưới 20 triệu đồng hoặc vài triệu đồng, chỉ một số ít chương trình thu được mức nhuận bút cao.

Ví dụ: Năm 2019, có một chương trình biểu diễn quy mô lớn, tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (sức chứa tới trên 3.300 chỗ), giá vé ghi nhận tại “Vi bằng” là trung bình 2.000.000đồng/vé, mức cao hơn từ 3.000.000 đồng-4.000.000đồng/vé; từ quy định nhuận bút tính theo % doanh thu buổi biểu diễn thì mức nhuận bút chương trình này được tính vào khoảng 200 triệu.

Tuy nhiên thì cho đến nay, sau hơn 2 năm kiện tụng với phán quyết của Tòa án tại bản án sơ thẩm tuyên buộc đơn vị tổ chức biểu diễn phải bồi thường toàn bộ số tiền nhuận bút cho các tác giả, thế nhưng đơn vị tổ chức biểu diễn của chương trình này vẫn nhất quyết không trả tiền, tiếp tục kháng cáo, khiến các tác giả hết sức bất bình.

Còn nếu để nói đến 2 chữ “đắt đỏ”, thì hẳn ai cũng có thể nhẩm tính được như sau: Với doanh thu đêm diễn lên đến 5-6 tỉ đồng như vậy, trích ra một phần doanh thu trong đó là 200 triệu đồng để trả tiền nhuận bút cho mấy chục bài hát của các nhạc sĩ sáng tác - chủ sở hữu của tác phẩm âm nhạc - thì số tiền nhuận bút ấy liệu có “đắt đỏ” gì không? Một điều cực kỳ vô lý là khi các đơn vị biểu diễn tự ý lấy tác phẩm (tài sản của tác giả) để kinh doanh bán vé và tự đưa ra giá vé cùng mức tài trợ kim cương, vàng, bạc cho chương trình có giá từ vài chục triệu, thậm chí vài trăm triệu sao không ai có ý kiến gì?

Có Luật nào chi phối giá vé của các đơn vị biểu diễn hay không?. Các đơn vị biểu diễn “tố” VCPMC thu tác quyền cao, nhưng cho đến nay, các nhạc sĩ cũng chưa nhận được một đồng nhuận bút nào từ chương trình tiền tỉ ấy dù đã nhọc nhằn kiện tụng. Đây là một điều hết sức phản cảm, một nghịch lý đau lòng vẫn còn tồn tại trong xã hội văn minh khi mà nhiều cá nhân, tổ chức đang cố tình lách luật, cố tình xâm phạm quyền tác giả một cách trắng trợn.

Giám đốc VCPMC - nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn.
Tổng Giám đốc VCPMC - nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn. Ảnh: VCPMC

Các đơn vị cho rằng, đây là công thức tính nhuận bút tác quyền do VCPMC tự đưa ra, không có tính pháp lý, không dựa theo quy định nào, cũng không giống với cách tính của các nước trên thế giới. VCPMC có thể trao đổi về vấn đề này?

- VCPMC là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập và hoạt động tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Về tính pháp lý, như đã đề cập, phương thức tính mức nhuận bút theo % doanh thu buổi biểu diễn được thực hiện theo các văn bản pháp luật ngay từ thời điểm xây dựng biểu mức năm 2006, căn cứ hướng dẫn tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC của Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Tài chính, đồng thời có sự tham vấn của tổ chức CISAC và nhiều tổ chức quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực bản quyền; biểu mức của VCPMC khi xây dựng cũng đã báo cáo Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (văn bản số 4737/BVHTT-BQTG ngày 16/11/2006).

Theo pháp luật hiện hành, trách nhiệm của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong việc xây dựng biểu mức tiếp tục được quy định tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP: “Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan xây dựng Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 29 của Luật sở hữu trí tuệ và quyền lợi vật chất quy định tại khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ”.

Do đó, khi các đơn vị tổ chức biểu diễn đặt vấn đề tìm hiểu về tính pháp lý, hay các quy định có liên quan, VCPMC đều giải thích rõ và hướng dẫn tìm hiểu các quy định để các đơn vị hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trên tinh thần thượng tôn pháp luật Việt Nam, tôn trọng các giá trị sáng tạo, quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Trong nhiều năm qua, VCPMC đã tiến hành nhiều cuộc kiện tụng với các đơn vị tổ chức sự kiện do họ không nộp tác quyền sau đêm diễn. Phía những đơn vị này nói, kiện tụng sẽ còn kéo dài, họ sẽ kháng cáo, vì họ không phục cách VCPMC tự đặt giá, tự đặt công thức và yêu cầu họ phải tuân theo. Trong khi, đêm diễn có thể không bán được vé (nhưng biểu mức nhuận bút vẫn nhân với 70% sức chứa). Việc VCPMC tự đưa ra cách tính, mức giá... theo các đơn vị tổ chức là có dấu hiệu độc quyền trên thị trường. VCPMC nghĩ như thế nào về việc này?

- Việc này đã có Tòa án phân xử, có các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Các vụ kiện đã diễn ra trong nhiều năm nay, dù nhọc nhằn nhưng chúng tôi vẫn kiên trì và quyết tâm đi đến tận cùng để bảo vệ lẽ phải và sự công bằng xã hội.

Và kết quả của những nỗ lực mà VCPMC đã vượt qua, chính là kết quả của từng bước mang được lợi ích chính đáng về cho từng tác giả mà quyền và lợi ích bị xâm phạm, bù đắp phần nào những tổn thương tinh thần cho các nhạc sĩ.

Trước đó, bà Ngọc Châm - Giám đốc Công ty TNHH Vàng son một thuở cùng nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn tố bị VCPMC tính giá tác quyền đắt đỏ, độc quyền. Ảnh: NVCC
Trước đó, bà Ngọc Châm - Giám đốc Công ty TNHH Vàng son một thuở cùng nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn tố bị VCPMC tính giá tác quyền đắt đỏ, độc quyền. Ảnh: NVCC

Các đơn vị tổ chức và một số ý kiến trung lập đề xuất rằng, nên chăng, Bộ Văn hóa, hoặc Bộ tài chính có quy định bằng văn bản về mức nộp tác quyền - VCPMC sẽ là nơi thu, và các đơn vị tổ chức sẽ nộp theo quy định của pháp luật. Ý kiến của VCPMC?

Chúng tôi không có ý kiến sâu về vấn đề này. Đây là vấn đề hoạch định chính sách pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước; dù ở góc độ nào thì các chính sách pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng đều nhằm thực thi bảo hộ quyền công dân, quyền tự do sáng tạo và thụ hưởng lợi ích từ những hoạt động ấy, phù hợp với Hiến pháp của Việt Nam.

Thời gian qua cho đến nay, thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan luôn là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Tất cả những gì mà VCPMC đã nỗ lực và được đánh giá bằng những bằng khen cho Tập thể, cá nhân do Ban Tuyên giáo Trung ương, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Trung ương, Hội Nhạc sĩ Việt Nam.... trao tặng tại Lễ kỷ niệm 20 năm xây dựng và trưởng thành đã khẳng định vai trò chức năng và nhiệm vụ mà VCPMC thực thi trong suốt 20 năm qua.

Đặc biệt những đánh giá của Chủ tịch CISAC toàn cầu tại Lễ kỷ niệm cũng đã khẳng định VCPMC không chỉ là một CMO vững mạnh của quốc gia Việt Nam mà còn là hình mẫu để các CMO quốc tế học hỏi và phát triển. VCPMC tự hào là đại diện duy nhất của Việt Nam - thành viên của CISAC và cũng là 1 đơn vị góp phần thúc đẩy các hoạt động quốc tế khi chúng ta tham gia vào công ước Berne.

Đối chiếu với một số quốc gia như Mỹ, Australia, mức phí tác quyền với tác phẩm âm nhạc biểu diễn trên sân khấu cũng đang thấp hơn so với mức 5-10 triệu/1 bài (như VCPMC đặt ra cho các đơn vị tổ chức).  Việc mâu thuẫn về mặt quyền lợi sẽ luôn xảy ra những cuộc khiếu kiện kéo dài giữa các bên. VCPMC nghĩ như thế nào về việc giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn này?

- Về vấn đề nhuận bút, chúng tôi đã phân tích đầy đủ ở trên, không cần thiết nhắc lại nữa.

Về việc kiện tụng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhạc sĩ, chúng tôi vẫn kiên trì và sẽ cùng tác giả theo kiện đến cùng nhằm giải quyết dứt điểm, hạn chế tối đa hành vi xâm phạm quyền tác giả. Chúng tôi luôn vững vàng, tin tưởng vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.

Theo Luật sư Trần Thị Tám, giữa VCPMC và các đơn vị tổ chức biểu diễn là mối quan hệ “thuận mua vừa bán“, cần có sự cân bằng về quyền lợi.
Theo Luật sư Trần Thị Tám, giữa VCPMC và các đơn vị tổ chức biểu diễn là mối quan hệ “thuận mua vừa bán“, cần có sự cân bằng về quyền lợi.

Phía các đơn vị tổ chức biểu diễn cũng gửi kiến nghị mong VCPMC có thể công khai số phần trăm tiền tác quyền gửi cho tác giả, và phần trăm gửi cho ngân sách nhà nước cụ thể như thế nào?

- Các báo cáo hàng năm về số tiền thu được, số tiền chi trả cho tác giả đều được chúng tôi công khai đầy đủ trên website và thông qua kênh báo chí.

Trên tinh thần tuân thủ quy định tại Điều 56 Luật SHTT và các quy định pháp luật liên quan cũng như đảm bảo các cam kết với quốc tế, chúng tôi thực hiện báo cáo đầy đủ đến cơ quan chủ quản là Hội Nhạc sĩ Việt Nam, cơ quan quản lý Nhà nước là Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, báo cáo đầy đủ đến các tác giả, nhạc sĩ là thành viên VCPMC; chi tiết phân phối, danh sách tác phẩm, đơn vị sử dụng và số tiền phân phối mỗi quý đều được gửi báo cáo chi tiết cho từng cá nhân tác giả hoặc người đại diện của tác giả; thực hiện kiểm toán hàng năm theo quy định, báo cáo tài chính theo yêu cầu của quốc tế, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nghĩa vụ Thuế đối với Nhà nước.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Thế giới tính tiền tác quyền âm nhạc trong các liveshow như thế nào?

Chí Long |

Phí tác quyền âm nhạc được chi trả khác nhau ở các quốc gia trên thế giới, phụ thuộc vào luật pháp, thỏa thuận giữa các bên liên quan, cách thức, mục đích sử dụng tác phẩm âm nhạc...

Nhiều đơn vị tổ chức phản ứng với cách tính tiền tác quyền âm nhạc

Nhóm PV |

Những kiện tụng qua lại giữa các đơn vị tổ chức biểu diễn và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) kéo dài trong nhiều năm và chưa có dấu hiệu kết thúc.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thế giới tính tiền tác quyền âm nhạc trong các liveshow như thế nào?

Chí Long |

Phí tác quyền âm nhạc được chi trả khác nhau ở các quốc gia trên thế giới, phụ thuộc vào luật pháp, thỏa thuận giữa các bên liên quan, cách thức, mục đích sử dụng tác phẩm âm nhạc...

Nhiều đơn vị tổ chức phản ứng với cách tính tiền tác quyền âm nhạc

Nhóm PV |

Những kiện tụng qua lại giữa các đơn vị tổ chức biểu diễn và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) kéo dài trong nhiều năm và chưa có dấu hiệu kết thúc.