Tìm kế sách phát triển, thu hút khách tham quan bảo tàng

Thịnh Trang |

Bài toán tìm cách thu hút, hấp dẫn khách tham quan bảo tàng đã được đưa ra bàn luận tại nhiều cuộc họp, hội thảo chuyên môn, thu về không ít ý kiến, bài học rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn.

Đẩy mạnh xây dựng, đổi mới nội dung

Trong số hơn 160 bảo tàng trên cả nước, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn nằm trong top đông khách nhất, với bình quân 33.000 lượt khách tham quan/tháng trong năm 2023. Riêng 2 ngày lễ Trung thu vừa qua (28 và 29.9 dương lịch), bảo tàng đã đón hơn 11.000 lượt khách dù thời tiết không thuận lợi.

Bà An Thu Trà - Trưởng phòng Truyền thông và giáo dục Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - cho biết: “Lượng khách đến với bảo tàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội dung trưng bày, công tác truyền thông, vận hành duy trì… Trong đó, việc đổi mới, sáng tạo nội dung trưng bày có vai trò quan trọng”.

Theo đó, điểm nhấn nổi bật của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là không gian trưng bày văn hóa đa dạng, từ Đông Nam Á đến nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đặc biệt, từ cuối năm 2022, bảo tàng chính thức mở cửa Phòng khám phá văn hóa Hàn Quốc, với các hiện vật được chuyển trực tiếp từ Hàn Quốc sang Việt Nam, kèm theo màn hình trình chiếu lớn, thu hút rất nhiều bạn trẻ đến tham quan, trải nghiệm.

“Đầu năm 2023, bảo tàng thực hiện cuộc thăm dò ý kiến, kết quả cho thấy khoảng 80-90% bạn trẻ tới bảo tàng thời điểm đó để tham quan phòng Khám phá Văn hóa Hàn Quốc. Vào dịp cuối tuần, du khách phải xếp hàng dài để chờ đến lượt vào trải nghiệm” - bà Trà nói.

Ngoài những không gian cố định, theo bà Trà, các bảo tàng cần tổ chức các sự kiện, chuyên đề riêng, tập trung trưng bày thường xuyên để thu hút khách hàng quay lại nhiều lần.

Tổ chức trưng bày, sự kiện theo chuyên đề kết hợp với các hoạt động nghiệp vụ, truyền thông cũng là giải pháp giúp Bảo tàng Hà Nội thu hút thêm đông đảo du khách trong thời gian qua. Từ tháng 10.2022 đến nay, Bảo tàng Hà Nội đã trưng bày hàng chục chuyên đề, mở cửa đón công chúng tham quan được 3 trên 4 tầng của bảo tàng.

Kết quả, lượng khách trung bình đến với Bảo tàng Hà Nội tăng lên ở mức 300-500 lượt/ngày. Vào dịp cuối tuần, nghỉ lễ hay khai trương triển lãm mới, bảo tàng có thể đón tới hơn 1.000 lượt khách tham quan/ngày.

Để hấp dẫn thêm nhiều khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là đối tượng khách trẻ, ông Nguyễn Tiến Đà - Giám đốc Bảo tàng Hà Nội - cho biết: “Bảo tàng đã và đang tổ chức nhiều chủ đề, chuyên đề trưng bày, triển khai gắn với các giai đoạn, sự kiện, nhân vật trong lịch sử vẻ vang của dân tộc theo ý tưởng, thiết kế đồ họa chuẩn quốc tế”.

Ứng dụng công nghệ hiện đại

Một số bảo tàng lớn tại Việt Nam cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng cường trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho du khách.

Tiêu biểu, phòng Trưng bày ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã sử dụng máy Hologram trong không gian trưng bày, tạo nên hình ảnh hiện vật và các nhân vật lịch sử trong không gian 3D. Kết hợp với đó là phần mềm tương tác 3600 và công nghệ thực tế ảo (VR), giúp khách tham quan có thể cảm nhận hiện vật như trong không gian thực ở nhiều góc độ khác nhau.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cũng sử dụng công nghệ 3D để tái hiện 5 nhà tù lớn ở miền Nam Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trong một container mô phỏng đặt ngoài trời. Không những vậy, bảo tàng còn kết hợp công nghệ ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh… cho du khách cảm nhận tính thực tế, chân thật của các nhà tù xưa.

Bà An Thu Trà chia sẻ: “Không chỉ là công cụ tạo nên sự khác biệt, hấp dẫn du khách, không gian thực tế ảo, tương tác 3D tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam còn giúp các em nhỏ đến đây có thêm hứng thú học tập, ghi nhớ các hiện vật, sự kiện, nhân vật lịch sử. Nhờ đó, các thầy cô có thể dễ dàng hơn trong việc giảng dạy về văn hóa, lịch sử dân tộc cho các em”.

Ngoài ra, một số bảo tàng còn kết hợp ứng dụng công nghệ để tạo nên các tour tham quan mới phục vụ du khách. Trong đó, có thể kể đến tour tham quan trực tuyến 3D tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tour tham quan 360 độ tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam…

Thịnh Trang
TIN LIÊN QUAN

Vấn đề sống còn của bảo tàng trên thế giới hậu COVID-19

Thịnh Phạm |

Sau đại dịch COVID-19, nhiều bảo tàng đã phải tự đổi mới để thu hút du khách ghé thăm, mang đến những hoạt động thú vị và sáng tạo dành cho mọi lứa tuổi.

Loay hoay tìm nguồn thu từ bảo tàng tại Việt Nam

Tô Trang |

Trong khi nhiều bảo tàng lớn trên thế giới thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm, mang về nguồn thu khổng lồ cho kinh tế thì các bảo tàng tại Việt Nam, dù đã có một vài khởi sắc trong những năm trở lại đây nhưng vẫn chưa thực sự đem lại nguồn lợi nhuận như kỳ vọng.

Chấn hưng văn hóa không phải là xây nhiều bảo tàng và trung tâm văn hóa

Lê Thanh Phong |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang trình Chính phủ cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 với nguồn kinh phí hơn 350.000 tỉ đồng (khoảng 15 tỉ USD).

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - nơi lưu giữ tinh hoa vương triều nhà Nguyễn

PHÚC ĐẠT |

Trải qua 100 năm hình thành (1923 - 2023) từ tên gọi Musée Khai Dinh - Bảo tàng Khải Định ban đầu cho đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ngày hôm nay, nơi đây đã trở thành một địa chỉ văn hóa, nơi lưu giữ những tinh hoa của vương triều nhà Nguyễn.

Du khách xếp hàng thăm quan bảo tàng, di tích lịch sử dịp nghỉ lễ 2.9 ở Hà Nội

Thu Giang |

Hà Nội - Trong ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ 2.9, nhiều bảo tàng, di tích lịch sử ở trung tâm thành phố thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Trực tiếp ASIAD 19: Bóng chuyền nữ Việt Nam thi đấu bán kết

NHÓM PV |

Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu ở 10 môn gồm: Bắn cung, Bóng chuyền, Breaking, Cầu mây, Cờ tướng, Cờ vua, Jujitsu, Karate, Soft tennis, Vật trong ngày 6.10 tại ASIAD 19.

Từ vụ "bữa ăn 800.000 đồng" tới vấn đề dinh dưỡng của thể thao Việt Nam

NHÓM PV |

Câu chuyện về "bữa ăn 800.000 đồng" của các tuyển thủ đội bóng bàn trẻ Việt Nam đang gây xôn xao dư luận. Từ sự việc này cho thấy, vấn đề dinh dưỡng cho các vận động viên thể thao tại Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chương trình Góc nhìn thể thao số 131, trường quay của Báo Lao Động sẽ kết nối với chị Nguyễn Ngọc Trâm Anh là chuyên viên dinh dưỡng, hiện đang học Thạc sĩ ngành Dinh dưỡng Thể thao tại Anh Quốc để chia sẻ thêm về vấn đề này.

Ông Trần Văn Tân vẫn là đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam dù nhận án 6 năm tù

Hoàng Bin |

Gần 3 tháng sau khi bị tòa tuyên án 6 năm tù về tội danh nhận hối lộ, trong vụ chuyến bay giải cứu, ông Trần Văn Tân vẫn là đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam và chưa bị tỉnh này xử lý kỉ luật.

Vấn đề sống còn của bảo tàng trên thế giới hậu COVID-19

Thịnh Phạm |

Sau đại dịch COVID-19, nhiều bảo tàng đã phải tự đổi mới để thu hút du khách ghé thăm, mang đến những hoạt động thú vị và sáng tạo dành cho mọi lứa tuổi.

Loay hoay tìm nguồn thu từ bảo tàng tại Việt Nam

Tô Trang |

Trong khi nhiều bảo tàng lớn trên thế giới thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm, mang về nguồn thu khổng lồ cho kinh tế thì các bảo tàng tại Việt Nam, dù đã có một vài khởi sắc trong những năm trở lại đây nhưng vẫn chưa thực sự đem lại nguồn lợi nhuận như kỳ vọng.

Chấn hưng văn hóa không phải là xây nhiều bảo tàng và trung tâm văn hóa

Lê Thanh Phong |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang trình Chính phủ cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 với nguồn kinh phí hơn 350.000 tỉ đồng (khoảng 15 tỉ USD).

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - nơi lưu giữ tinh hoa vương triều nhà Nguyễn

PHÚC ĐẠT |

Trải qua 100 năm hình thành (1923 - 2023) từ tên gọi Musée Khai Dinh - Bảo tàng Khải Định ban đầu cho đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ngày hôm nay, nơi đây đã trở thành một địa chỉ văn hóa, nơi lưu giữ những tinh hoa của vương triều nhà Nguyễn.

Du khách xếp hàng thăm quan bảo tàng, di tích lịch sử dịp nghỉ lễ 2.9 ở Hà Nội

Thu Giang |

Hà Nội - Trong ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ 2.9, nhiều bảo tàng, di tích lịch sử ở trung tâm thành phố thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.