Loay hoay tìm nguồn thu từ bảo tàng tại Việt Nam

Tô Trang |

Trong khi nhiều bảo tàng lớn trên thế giới thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm, mang về nguồn thu khổng lồ cho kinh tế thì các bảo tàng tại Việt Nam, dù đã có một vài khởi sắc trong những năm trở lại đây nhưng vẫn chưa thực sự đem lại nguồn lợi nhuận như kỳ vọng.

Khai thác lợi nhuận từ bảo tàng trên thế giớ

Ford W. Bell, cựu Chủ tịch của Liên minh Bảo tàng Hoa Kỳ, nhận định về cốt lõi, bảo tàng là một trong những tổ chức giáo dục thiết yếu đối với cộng đồng, là nơi lưu trữ lịch sử, văn hóa quan trọng. Mỗi năm, các bảo tàng tại Mỹ đầu tư hơn 2 tỉ USD vào các chương trình giáo dục, thu hút khoảng 90 triệu học sinh, sinh viên đến tham quan, học tập.

Mặt khác, du lịch bảo tàng được coi là con đường ngắn nhất và nhanh nhất để tìm hiểu văn hóa, lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc. Do đó, các bảo tàng luôn nằm trong danh sách những điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần quan trọng trong ngành du lịch văn hóa của đất nước.

“Nghiên cứu cho thấy, khách du lịch văn hóa chi tiêu nhiều hơn và ở lại lâu hơn so với những khách du lịch khác”, Ford W. Bell tiết lộ với CNN.

Theo báo cáo của IBIS World về ngành công nghiệp bảo tàng ở Mỹ, doanh thu từ bảo tàng năm 2019 ước đạt khoảng 13 tỉ USD. Có hơn 10.000 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này, tạo ra khoảng 109.000 việc làm cho người lao động tại Mỹ.

Các bảo tàng nổi tiếng thế giới như bảo tàng Louvre (Pháp), Uffizi (Italy), Acropolis (Hy Lạp)… thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm, không chỉ đem lại nguồn thu khổng lồ cho nền kinh tế mà còn là phương tiện hữu hiệu giúp quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa, lịch sử quốc gia tới bạn bè quốc tế.

Tìm đường phát triển, thu lợi nhuận từ bảo tàng

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Việt Nam hiện có 162 bảo tàng, trong đó có 126 bảo tàng công lập và 36 bảo tàng ngoài công lập; lưu giữ hơn 3 triệu hiện vật phản ánh toàn diện về đất nước và con người Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn lợi kinh tế từ các bảo tàng chưa thực sự hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Tiến Đà - Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bảo tàng ế khách. Ông Đà cho biết: “Tùy theo điều kiện của từng bảo tàng, nguyên nhân vắng khách có thể do trưng bày nhàm chán, chậm đổi mới, ít các sự kiện chuyên đề, trình độ chuyên môn chưa đồng đều… Một số bảo tàng có địa điểm trưng bày không thuận tiện các tour tuyến tham quan, điều kiện kinh phí đầu tư còn hạn chế dẫn đến người làm bảo tàng không thể có những hoạt động sáng tạo…”.

Tuy nhiên, những năm trở lại đây, nhờ tìm đường cập nhật, đổi mới phương thức hoạt động, một số bảo tàng đã trở nên đông khách, trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước như Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật… Trong đó, Bảo tàng Chứng tích lịch sử, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam từng lọt Top những bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á do du khách bình chọn.

Thay vì con số hàng chục, hàng trăm ít ỏi, các bảo tàng bắt đầu đón hàng nghìn lượt khách mỗi tháng.

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, tính đến 15.9.2023, Bảo tàng Hà Nội đón hơn 102.000 lượt khách, tương đương khoảng 11.000 lượt khách mỗi tháng. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đón hơn 200.000 lượt khách chỉ trong 9 tháng đầu năm…

Tuy nhiên, hoạt động bảo tàng nói chung tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại. Lượng khách đến bảo tàng không đồng đều, chủ yếu chỉ tập trung ở một số bảo tàng nhất định ở thành phố lớn. Các bảo tàng nhỏ, đặc biệt là bảo tàng tại các huyện, tỉnh thành địa phương vẫn vắng khách ghé thăm. Hiển nhiên, hiệu quả nguồn thu từ bảo tàng chưa đạt kỳ vọng, còn rất nhỏ trong nền kinh tế.

Trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch văn hóa được đặt mục tiêu phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.

Tuy nhiên, bài toán đổi mới, khai thác ra sao để tận thu nguồn lợi nhuận khổng lồ từ các bảo tàng sẵn có tại Việt Nam vẫn là vấn đề nan giải.

Tô Trang
TIN LIÊN QUAN

Dự án bảo tàng rộng hơn 11ha ở Hải Phòng "đắp chiếu", thành bãi cỏ hoang

Hoàng Khôi |

Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Hải dương học nằm tại quận Đồ Sơn, Hải Phòng có diện tích hơn 11ha, được triển khai từ năm 2010. Tuy nhiên, hàng chục năm nay, dự án dở dang, phần lớn diện tích ngập cỏ dại.

Chấn hưng văn hóa không phải là xây nhiều bảo tàng và trung tâm văn hóa

Lê Thanh Phong |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang trình Chính phủ cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 với nguồn kinh phí hơn 350.000 tỉ đồng (khoảng 15 tỉ USD).

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - nơi lưu giữ tinh hoa vương triều nhà Nguyễn

PHÚC ĐẠT |

Trải qua 100 năm hình thành (1923 - 2023) từ tên gọi Musée Khai Dinh - Bảo tàng Khải Định ban đầu cho đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ngày hôm nay, nơi đây đã trở thành một địa chỉ văn hóa, nơi lưu giữ những tinh hoa của vương triều nhà Nguyễn.

Du khách xếp hàng thăm quan bảo tàng, di tích lịch sử dịp nghỉ lễ 2.9 ở Hà Nội

Thu Giang |

Hà Nội - Trong ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ 2.9, nhiều bảo tàng, di tích lịch sử ở trung tâm thành phố thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Về thăm bảo tàng Biệt động Sài Gòn duy nhất ở Việt Nam dịp 2.9

Diệu Mi |

Du khách sẽ trải nghiệm cảm giác quay ngược thời gian, về thăm lại những dấu tích của chiến sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định bên trong căn nhà 60 tuổi.

Cuộc hội ngộ lịch sử bên trong Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Bên trong Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định vừa được khánh thành ngày 27.8 không chỉ có những hiện vật với giá trị lịch sử to lớn, gắn liền với từng giai đoạn hoạt động cách mạng của lực lượng Biệt động Sài Gòn, mà còn là nơi diễn ra cuộc hội ngộ lịch sử của những anh hùng, nhân chứng sống của một lực lượng đặc biệt một thời.

Nhiều sĩ tử mông lung chọn ngành, chọn trường đại học

Trà My |

Dù mới đầu năm học, nhiều sĩ tử lớp 12 đã băn khoăn, lo lắng việc chọn ngành, chọn nghề, chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học năm 2024.

Dự án bảo tàng rộng hơn 11ha ở Hải Phòng "đắp chiếu", thành bãi cỏ hoang

Hoàng Khôi |

Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Hải dương học nằm tại quận Đồ Sơn, Hải Phòng có diện tích hơn 11ha, được triển khai từ năm 2010. Tuy nhiên, hàng chục năm nay, dự án dở dang, phần lớn diện tích ngập cỏ dại.

Chấn hưng văn hóa không phải là xây nhiều bảo tàng và trung tâm văn hóa

Lê Thanh Phong |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang trình Chính phủ cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 với nguồn kinh phí hơn 350.000 tỉ đồng (khoảng 15 tỉ USD).

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - nơi lưu giữ tinh hoa vương triều nhà Nguyễn

PHÚC ĐẠT |

Trải qua 100 năm hình thành (1923 - 2023) từ tên gọi Musée Khai Dinh - Bảo tàng Khải Định ban đầu cho đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ngày hôm nay, nơi đây đã trở thành một địa chỉ văn hóa, nơi lưu giữ những tinh hoa của vương triều nhà Nguyễn.

Du khách xếp hàng thăm quan bảo tàng, di tích lịch sử dịp nghỉ lễ 2.9 ở Hà Nội

Thu Giang |

Hà Nội - Trong ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ 2.9, nhiều bảo tàng, di tích lịch sử ở trung tâm thành phố thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Về thăm bảo tàng Biệt động Sài Gòn duy nhất ở Việt Nam dịp 2.9

Diệu Mi |

Du khách sẽ trải nghiệm cảm giác quay ngược thời gian, về thăm lại những dấu tích của chiến sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định bên trong căn nhà 60 tuổi.

Cuộc hội ngộ lịch sử bên trong Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Bên trong Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định vừa được khánh thành ngày 27.8 không chỉ có những hiện vật với giá trị lịch sử to lớn, gắn liền với từng giai đoạn hoạt động cách mạng của lực lượng Biệt động Sài Gòn, mà còn là nơi diễn ra cuộc hội ngộ lịch sử của những anh hùng, nhân chứng sống của một lực lượng đặc biệt một thời.