Tiếng chuông đánh thức mảng đề tài công nhân trong văn học

Việt Hà |

Văn học đề tài người lao động thường khô cứng, nhu cầu bạn đọc hiện nay chưa cao… là những lý do khiến nhiều nhà văn chưa sáng tác mảng đề tài này. Những cuộc thi viết về đề tài người công nhân sẽ là tiếng chuông đánh thức các cây bút.

Quá khứ huy hoàng của văn học dành cho công nhân

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa/ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”, những câu thơ trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận viết từ năm 1958 vẫn ngân vang đến hôm nay như khúc tráng ca ca ngợi công việc của ngư dân.

Văn học viết về người lao động từng có nhiều tác phẩm lay động lòng người như thế. Văn học từng khắc họa thành công về những người lao động ở nông trường Điện Biên trong “Mùa lạc” (Nguyễn Khải) với triết lý sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ hy sinh, gian khó; hình tượng anh kỹ sư và những người đang thầm lặng ngày đêm cống hiến cho quê hương, đất nước trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long…

Trong địa hạt viết về người công nhân, công nghiệp, trước đây cũng có tác phẩm để lại dấu ấn như: Gió tươi (Nguyễn Sơn Hà), Đêm ấy vùng than ai thức (Lý Biên Cương), Người kiểm tu (Tô Ngọc Hiến), Mở hầm (Nguyễn Dậu), Những ngày thường đã cháy lên (Xuân Cang), Đứng trước biển (Nguyễn Mạnh Tuấn)...

Nhà thơ Hoàng Việt Hằng hồi tưởng thời thanh xuân của bà (những năm 1970-1980), văn học viết về người lao động nói chung, về người công nhân nói riêng rất huy hoàng. “Những tác phẩm thời ấy đánh thức cả một thế hệ” - nhà thơ nói.

Theo đánh giá của nhà thơ Hoàng Việt Hằng, từ những năm 1990 trở đi, những tác phẩm văn học đề tài công nhân dần phai nhạt trong công chúng, tác phẩm mới về đề tài này cũng rất ít. Còn nhà văn Uông Triều thì tỏ ra bối rối khi được hỏi anh ấn tượng với tác phẩm nào viết về người lao động hiện nay. Vốn là biên tập viên một tạp chí văn học, tiếp xúc với tác phẩm văn chương đương thời và liên quan nhiều đến bếp núc bản thảo, Uông Triều thừa nhận, anh nhận được rất ít tác phẩm về đề tài người công nhân.

Lý do đề tài công nhân trong văn học ngày càng vắng bóng

Trong khi đề tài về đô thị, miền núi và văn học lấy bối cảnh lịch sử đang trỗi dậy thì văn chương viết về người lao động có phần lép vế.

Nhà văn Uông Triều lý giải sự thiếu vắng tác phẩm về người công nhân qua ba lý do. Thứ nhất, đây là mảng đề tài không dễ viết, có thể người ta cho rằng, viết về lao động thì khô cứng, thiếu lãng mạn nên không hứng thú. Thứ hai, lao động là thứ đang diễn ra, cảm giác nó không phải là ký ức hay kỷ niệm, trong khi văn chương thường là viết về ký ức, đây cũng là một thách thức. Lý do thứ ba đến từ độc giả, nhu cầu xã hội về mảng đề tài này; nếu được quan tâm nhiều, mảng đề tài này sẽ có tác phẩm. Người viết trước khi đặt bút họ cần suy nghĩ về tính thực tế và khả năng “sống sót” của tác phẩm chứ không phải sẽ viết bất kỳ mảng đề tài gì.

Theo nhà văn Uông Triều, muốn có những tác phẩm hay về người lao động, về người công nhân và công nghiệp, cần có những chủ trương, định hướng của nhà nước hoặc những chuyển biến tự thân của người viết.

Còn nhà thơ Hoàng Việt Hằng thì cho rằng, văn học cần những khoảng lặng để ngẫm ngợi. Bà tin tưởng các nhà văn khi có đủ độ lắng sẽ cho ra đời tác phẩm hay về mảng đề tài này.

Nhà thơ Hoàng Việt Hằng cũng nhận định, những cuộc vận động sáng tác về đề tài người lao động, người công nhân như cuộc thi viết do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Báo Lao động phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức sẽ là tiếng chuông đánh thức người cầm bút với một mảng đề tài không dễ viết này...,

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Báo Lao Động phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam trực tiếp tổ chức thực hiện. Cuộc thi được phát động từ tháng 11.2021, kết thúc nhận tác phẩm vào 30.8.2023 và trao giải vào cuối năm 2023.

Mục đích của cuộc thi là tạo cơ hội để các nhà văn chuyên nghiệp và không chuyên, người lao động trong và ngoài nước sáng tạo những tác phẩm văn học phản ánh thực tiễn phong phú, nhiều màu sắc về đời sống, việc làm của người công nhân, khích lệ, động viên công nhân hăng say lao động đổi mới, sáng tạo; tôn vinh lực lượng tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về vai trò, hoạt động thiết thực, hiệu quả của tổ chức Công đoàn, góp phần phát triển văn hóa đọc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.

 
Việt Hà
TIN LIÊN QUAN

Cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật

. |

Ngày 25.7, tại Thủ đô Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập (25.7.1948 - 25.7.2023). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Lễ kỷ niệm. Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

VƯƠNG TRẦN |

Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập (1948 – 2023) Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam là dịp để giới văn nghệ sĩ cả nước ôn lại truyền thống trong đấu tranh cách mạng và trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước.

Đời sống công nhân chân thực, sinh động qua lăng kính văn học

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Từ những chuyến đi thực tế đến các khu công nghiệp, hòa mình vào đời sống công nhân lao động, các tác giả của Chi hội nhà văn công nhân, thuộc Hội nhà văn Việt Nam đã có trải nghiệm chân thực để làm nguồn cảm hứng sáng tác văn học công nhân – Một đề tài không dễ viết. Qua lăng kính văn học, đời sống công nhân lao động hiện lên sinh động, nhiều màu sắc nhưng cũng rất thời sự.

Công bố thành lập Giải thưởng Văn học Kim Đồng

Thanh Hương |

Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng chính thức công bố thành lập Giải thưởng Văn học Kim Đồng và phát động cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi 2023 - 2025.

Văn học công nhân cần đưa hình tượng thành biểu tượng

Huyền Chi |

Văn học công nhân từng có nhiều tác phẩm giá trị, khắc họa hình ảnh người công nhân của thời đại như "Cửa biển" của Nguyên Hồng, "Mưa mùa hạ" của Ma Văn Kháng, "Vùng mỏ" của Võ Huy Tâm, "Suối gang" của Xuân Cang... Trong bối cảnh lực lượng công nhân có nhiều thay đổi: Được tiếp cận công nghệ hiện đại, có trình độ cao, được công đoàn bảo vệ quyền lợi, nền văn học Việt Nam đang thiếu những tác phẩm lớn tương xứng với vai trò của giai cấp này.

Tuyển Việt Nam thắng thuyết phục Philippines trận ra quân vòng loại 2 World Cup 2026

NHÓM PV |

Đội tuyển Việt Nam khởi đầu thuận lợi tại vòng loại 2 World Cup 2026 khu vực châu Á với chiến thắng 2-0 trên sân Philippines.

Bến xe lớn nhất nước bất ngờ đón lượng khách tăng gần 60%

MINH QUÂN |

TPHCM - Bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức) bất ngờ tăng 20% phương tiện đăng ký hoạt động và tăng gần 60% khách, sau khi cơ quan chức năng xử lý mạnh tay “xe dù, bến cóc”.

Nguyên nhân xảy ra đợt mưa lũ làm 5 người chết và mất tích ở miền Trung

MINH HÀ |

Ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra những nhận định về đợt mưa lũ làm 5 người chết và mất tích tại 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị trong những ngày vừa qua.

Cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật

. |

Ngày 25.7, tại Thủ đô Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập (25.7.1948 - 25.7.2023). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Lễ kỷ niệm. Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

VƯƠNG TRẦN |

Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập (1948 – 2023) Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam là dịp để giới văn nghệ sĩ cả nước ôn lại truyền thống trong đấu tranh cách mạng và trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước.

Đời sống công nhân chân thực, sinh động qua lăng kính văn học

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Từ những chuyến đi thực tế đến các khu công nghiệp, hòa mình vào đời sống công nhân lao động, các tác giả của Chi hội nhà văn công nhân, thuộc Hội nhà văn Việt Nam đã có trải nghiệm chân thực để làm nguồn cảm hứng sáng tác văn học công nhân – Một đề tài không dễ viết. Qua lăng kính văn học, đời sống công nhân lao động hiện lên sinh động, nhiều màu sắc nhưng cũng rất thời sự.

Công bố thành lập Giải thưởng Văn học Kim Đồng

Thanh Hương |

Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng chính thức công bố thành lập Giải thưởng Văn học Kim Đồng và phát động cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi 2023 - 2025.

Văn học công nhân cần đưa hình tượng thành biểu tượng

Huyền Chi |

Văn học công nhân từng có nhiều tác phẩm giá trị, khắc họa hình ảnh người công nhân của thời đại như "Cửa biển" của Nguyên Hồng, "Mưa mùa hạ" của Ma Văn Kháng, "Vùng mỏ" của Võ Huy Tâm, "Suối gang" của Xuân Cang... Trong bối cảnh lực lượng công nhân có nhiều thay đổi: Được tiếp cận công nghệ hiện đại, có trình độ cao, được công đoàn bảo vệ quyền lợi, nền văn học Việt Nam đang thiếu những tác phẩm lớn tương xứng với vai trò của giai cấp này.