Tích lũy hành trang văn hóa đủ đầy để tự tin bước vào tương lai

Nhà văn Bùi Việt Thắng |

Trong Diễn văn khai mạc đọc tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (diễn ra tại Hà Nội, 24.11.1946), Hồ Chủ tịch khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. 

Từ hội nghị đến hội nghị...

Trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng của thời cuộc khi chính quyền Dân chủ nhân dân còn non trẻ, khi con thuyền cách mạng đang vượt qua bão tố dưới sự chèo lái tài tình của người thuyền trưởng vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã đặc biệt quan tâm đến văn hóa, coi đó là động lực phát triển xã hội dưới ánh sáng của tiến hóa, tiến bộ và nhân văn. Bước vào cuộc kháng chiến thần thánh chín năm toàn dân - toàn diện - trường kỳ (1946-1954), một lần nữa văn hóa được đề lên thành một mặt trận: “Song từ nay trở đi, chúng ta cần phải xây đắp một nền văn hóa kháng chiến kiến quốc thiết thực và rộng rãi, để giúp sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của toàn dân” (đó chính là tinh thần triệt để “Kháng chiến hóa văn hóa. Văn hóa hóa kháng chiến”).

Định hướng chiến lược này được Hồ Chủ tịch khẳng định trong Thư gửi Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc (từ ngày 16 đến 20.7.1948). Khi cuộc kháng chiến đã chuyển sang tình thế, cục diện mới, Người càng quan tâm đến mặt trận không tiếng súng nhưng vô cùng quan trọng: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các họa sĩ nhân dịp Triển lãm Hội họa, năm 1951).

Vào hạ tuần tháng 11.2021, Hội nghị Văn hóa toàn quốc (được coi là lần thứ ba) sẽ được tổ chức (hình thức trực tuyến), tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị lần này có ý nghĩa đặc biệt vì diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ảnh hưởng toàn diện đến đời sống xã hội không chỉ riêng Việt Nam, nó tác động mạnh mẽ và làm thay đổi toàn thế giới. Mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng dân tộc qua đại dịch phải tư duy mới, hành động mới để tồn tại và phát triển trong điều kiện không thuận lợi. “Tồn tại hay không tồn tại?” - đang là câu hỏi lớn đặt ra trước nhân loại 7 tỉ người, trong đó có Việt Nam.

Nhân Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp diễn ra, là một người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, thiết nghĩ, những chia sẻ của chúng tôi, có thể được trao đổi để đi tới đồng thuận trong cách nhìn nhận và đánh giá văn hóa hiện thời.

Chính sách văn hóa

Đường lối và chính sách: Có đường lối đúng đắn nhưng nếu chính sách (thực tiễn hóa đường lối) không phù hợp thì mục tiêu chiến lược của văn hóa chậm cán đích. Nhìn vào một số phong trào mang tính chất văn hóa - xã hội - nhân văn, cụ thể như Gia đình văn hóa, người có tâm huyết và trách nhiệm công dân sẽ nhìn ra “gót chân Asin” của quy trình thực hiện. Là bởi chúng ta nặng về phong trào, hình thức, thành tích. Trong khi thực tế cho thấy văn hóa gia đình đang nhiều nguy cơ rạn nứt (tình trạng ly hôn bùng phát, bạo lực gia đình gia tăng, tình nghĩa ruột thịt có nguy cơ biến tướng,...). Ở ta có hẳn một Ủy ban Quốc gia chuyên trách về di sản văn hóa, nhưng khi có sự kiện văn hóa thì khâu tổ chức triển khai chưa tốt.

Chẳng hạn, năm 2020, kỷ niệm 255 năm sinh và 200 năm mất Đại thi hào - Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Du (1765-1820), mọi người đều thấy tỉnh Hà Tĩnh, Hội Kiều học Việt Nam tất bật tổ chức sự kiện văn hóa lớn, cũng vì cái khó bó cái khôn. Được biết, ở Liên bang Nga hiện nay, mọi sự kiện quan trọng như thế đã có Ủy ban Di sản quốc gia phụ trách từ A tới Z (ví dụ, đã có Sắc lệnh về “Ngày Tiếng Nga”, căn cứ theo ngày sinh của “Mặt trời của thi ca Nga” - Đại thi hào A. Pushkin, 1799-1837). Ở ta, con cháu Đại thi hào cũng muốn có “Ngày Tiếng Việt”, song truy tầm mãi không tìm ra chính xác ngày mất của Đại thi hào, tác giả tuyệt phẩm Truyện Kiều. Không ít chuyên gia về Đại thi hào Nguyễn Du nhưng đều bó tay. Có vẻ như trong nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa, ở ta hiện nay, khoảng cách giữa nói và làm là con đường dài...

Nhân lực và vật lực: Chúng ta đang thích thú nói/viết về ngành “Công nghiệp văn hóa” như một chiến lược. Sản xuất văn hóa tuy được gọi là đặc thù (vì làm ra sản phẩm đặc biệt), nhưng lại không có gì quá khác thường so với các ngành sản xuất khác, vẫn có cái chung muôn thuở: Đòi hỏi nhân lực và vật lực dồi dào tiềm năng. Hiện diễn ra tình trạng sau: Có nhân lực nhưng thiếu vật lực, có vật lực nhưng thiếu nhân lực, thiếu cả nhân lực lẫn vật lực trong các ngành nghệ thuật (nhất là Điện ảnh).

Hội Nhà văn Việt Nam hiện có hơn 1.000 hội viên (tính những người đang sống và sáng tác), nhưng số nhà văn trẻ (dưới 35 tuổi) chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Vấn đề nhân lực đang đặt ra khẩn thiết. Vì thế, BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025) đặc biệt quan tâm đến “văn trẻ”. Nhưng đấy là đường lối, đi vào thực tiễn thì gặp muôn vàn khó khăn: Chưa có chính sách phù hợp nên ít người dấn thân cho nghiệp văn, đời sống thúc bách, chế độ nhuận bút thấp nếu không nói bất hợp lý, sáng tạo nghệ thuật là con đường khổ ải đòi hỏi tinh thần tận hiến,...

Không gian văn hóa: Nếu con người tồn tại (sống) cần đến thực phẩm, khí trời, nước uống, nơi ăn chốn ở, ăn mặc, phương tiện đi lại,... theo nghĩa thông thường, thì văn hóa là nhu cầu cao cấp, thuộc về đời sống tinh thần. Một môi trường/ không gian văn hóa tốt đẹp sẽ kích thích con người sống tốt đẹp. Đã có câu nói cửa miệng, giá như “tình cảm như ngày xưa, vật chất như hôm nay”. Thoạt nghe có vẻ phi logic. Nhưng suy ngẫm sâu xa thì thấy có phần đúng. Có lần, một phụ huynh đặt câu hỏi: “Theo thầy giáo, vì sao trẻ con bây giờ không ngoan, không ham học như xưa?”. Chúng tôi có câu trả lời khiến cả phụ huynh, cả thầy giáo xót xa: “Vì người lớn ít làm gương! Vì thầy, cô không như xưa!”.

Từ “văn hóa” hiện đang “phủ sóng” xã hội (văn hóa môi trường, văn hóa kinh tế, văn hóa chính trị, văn hóa học đường, văn hóa giao thông, văn hóa công cộng, văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý, văn hóa giao tiếp,...).

Nhưng đấy là vỏ âm thanh dễ dàng phát ngôn nhất, bất cứ lúc nào, ở đâu. Thực tiễn cho thấy, không gian/môi trường văn hóa đang bị xâm thực, có nhiều tiềm ẩn ô nhiễm. Một cuộc “xâm lăng văn hóa” như “thế lực mềm” đang dai dẳng, lúc âm thầm, lúc quyết liệt từ bên ngoài “đổ bộ” vào Việt Nam, xem ra khó bề chống đỡ nếu chúng ta không có sức đề kháng mạnh. Lúc này, hơn bao giờ hết, chiến lược “phải làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn nếu chúng ta muốn nhân đạo”, trở nên khẩn thiết.

Lý do để hy vọng

Không bi quan, nhưng cũng không lạc quan tếu, dẫu cho thực tiễn còn ngổn ngang trăm mối khi nhìn sâu vào lĩnh vực văn hóa - được coi là phần tinh tế nhất trong đời sống tinh thần của con người. Chúng ta, tuy nhiên, vẫn có đủ lý do để hy vọng nếu biết tựa vững và phát huy truyền thống: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” (Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo). Văn hóa, cũng như bất kỳ lĩnh vực đời sống xã hội khác, cần song hành nói đi đôi với làm. Chúng ta, nếu là người thông minh, hãy hành động ngay vì văn hóa, biết cách tích lũy hành trang văn hóa đủ đầy để tự tin bước vào tương lai.

Nhà văn Bùi Việt Thắng
TIN LIÊN QUAN

Đừng để đứt gãy những giá trị văn hóa truyền thống!

Việt Văn (thực hiện) |

Nhà nghiên cứu, họa sĩ, tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế có nhiều tâm huyết với các giá trị văn hóa dân tộc. Anh là tác giả của nhiều cuốn sách như “Dịch đồ - cách tiếp cận từ thị giác”, “Đồ án trang trí mỹ thuật ở đền Vua Đinh-Lê”, “Song xưa phố cũ”, “Nghê Việt tinh tuyển”... Anh cũng hai lần nhận Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”. Đặc biệt, anh đã đóng góp nhiều công sức nghiên cứu về con Nghê, đưa hình ảnh Nghê tạo hình trên nhiều chất liệu, phục dựng điệu múa Nghê để giới thiệu trong các tour du lịch khám phá Việt Nam…

Thủ tướng đề nghị Pháp hỗ trợ trùng tu các di sản văn hóa Pháp - Việt Nam

Hải Anh |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ cho việc phát triển năng lực y tế cho Việt Nam, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý văn hóa, xem xét tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa Pháp – Việt như cầu Long Biên...

Phật giáo đồng hành, gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc

Phong Quang- Phùng Minh |

Tuyên Quang- Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang vừa có chuyến thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Tuyên Quang. 

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Đừng để đứt gãy những giá trị văn hóa truyền thống!

Việt Văn (thực hiện) |

Nhà nghiên cứu, họa sĩ, tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế có nhiều tâm huyết với các giá trị văn hóa dân tộc. Anh là tác giả của nhiều cuốn sách như “Dịch đồ - cách tiếp cận từ thị giác”, “Đồ án trang trí mỹ thuật ở đền Vua Đinh-Lê”, “Song xưa phố cũ”, “Nghê Việt tinh tuyển”... Anh cũng hai lần nhận Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”. Đặc biệt, anh đã đóng góp nhiều công sức nghiên cứu về con Nghê, đưa hình ảnh Nghê tạo hình trên nhiều chất liệu, phục dựng điệu múa Nghê để giới thiệu trong các tour du lịch khám phá Việt Nam…

Thủ tướng đề nghị Pháp hỗ trợ trùng tu các di sản văn hóa Pháp - Việt Nam

Hải Anh |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ cho việc phát triển năng lực y tế cho Việt Nam, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý văn hóa, xem xét tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa Pháp – Việt như cầu Long Biên...

Phật giáo đồng hành, gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc

Phong Quang- Phùng Minh |

Tuyên Quang- Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang vừa có chuyến thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Tuyên Quang.