Tết Đoan Ngọ đổi thay theo thời gian trong mắt người thế hệ xưa

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Theo thời gian, quan niệm và cách thức ăn Tết Đoan Ngọ của người dân đã có nhiều đổi thay, nhiều người không còn niềm tin “diệt sâu bọ” như ngày xưa nữa.

Bà Nguyễn Thị Niên (90 tuổi, trú thôn Bộc Nguyên, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) trong ngày Tết Đoan Ngọ năm nay chỉ mua ít trái cây đặt lên bàn thờ gia tiên rồi thắp nén hương khấn vái mời tổ tiên hưởng lễ vật là xong.

Khi được hỏi vì sao làm đơn giản thế, bà Niên cười rồi kể: Trước đây vào thời bà còn trẻ, làm nông nghiệp như ngô, lúa, đậu, vừng... đều phụ thuộc vào thời tiết, gọi là “nhờ trời”. Thời tiết mưa thuận gió hòa, ít  sâu bệnh thì cho năng suất cao, ngược lại, thời tiết bất lợi, sâu bệnh nhiều thì mùa màng “mất trắng”.

“Khi chưa có kênh thủy lợi tưới tiêu chống hạn, chưa có thuốc sâu, thuốc cỏ nông dân đói kém, dễ mất mùa nhiều nên có niềm tin vào thần thánh, vào trời đất. Bởi thế mà người ta rất coi trọng, chu đáo làm mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ để nhờ trời đất phù hộ cho mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại. Nay thì khoa học phát triển, có thuốc trừ sâu bệnh, cỏ dại, thủy lợi phát triển đồng áng đầy nước gần như mùa nào cũng được mùa, cũng năng suất cao nên không còn niềm tin nhờ trời đất, nhờ thần linh nữa” - bà Niên chia sẻ.

Bà Niên kể, trước đây sau khi thu hoạch lúa xong, mọi gia đình chưa dám ăn gạo mới mà phải cất để chờ đến ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch mới đưa gạo mới ra cúng, rồi mới bắt đầu được ăn gạo mới dù cho đã hết sạch gạo ăn từ nhiều ngày trước.

Năm nay là năm nhuận âm lịch nên Tết Đoan Ngọ chậm lại, mùa màng đã thu hoạch xong, đã gieo cấy vụ mới lúa lên xanh tốt. Ảnh: Trần Tuấn.
Năm nay là năm nhuận âm lịch nên Tết Đoan Ngọ chậm lại, mùa màng đã thu hoạch xong, đã gieo cấy vụ mới lúa lên xanh tốt. Ảnh: Trần Tuấn.

Đó là chuyện của quá khứ, còn nhiều năm nay gia đình bà Niên cứ vào vụ thu hoạch lúa xong là xay xát lúa mới ăn cho ngon cơm dù gạo cũ vẫn còn đầy chum mà chẳng cất dành để cúng Tết Đoan Ngọ nữa. Ngày Tết gia đình bà cũng chẳng mấy khi soạn tiệc mặn cúng nữa mà chỉ mua đĩa trái cây thắp hướng cho đơn giản.

“Trước đây vào ngày Tết Đoan Ngọ, đúng vào giữa trưa chính ngọ, nhiều người đi hái những cây có vị thuốc nam như ngải cứu, diếp cá, hương nhu, mã đề... đem rửa sạch phơi khô cất để dành khi đau ốm đưa ra dùng với niềm tin hái lá thuốc vào ngày đó hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn” - bà Niên nhớ lại và thừa nhận quan niệm một thời như thế có phần chưa đúng, mang màu sắc mê tín.

Dâng mâm cúng Tết Đoan Ngọ năm nay, gia đình ông Trần Quốc Tịch (65 tuổi, ở thôn Bộc Nguyên, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên) bày lễ gồm một nồi cháo chè, một đĩa thịt lợn luộc và một đĩa trái cây, ít trầu cau, một chai rượu nhỏ, một ấm nước chè xanh.

Ông Tịch bày mâm cỗ đơn giản cúng Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Trần Tuấn.
Ông Tịch bày mâm cỗ đơn giản cúng Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Trần Tuấn.

Thắp nén hương cúng Tết Đoan Ngọ, ông Tịch mời tổ tiên hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn.

Theo ông Tịch, trước đây khi các con của ông đang ở nhà đông đủ thì mỗi dịp Tết Đoan Ngọ gia đình thường làm thịt từ 2 - 3 con vịt để quây quần ăn uống một bữa thật no say, gọi là liên hoan sau khi kết thúc một mùa vụ làm nông vất vả.

Thế nhưng, nhiều năm nay con cái đã lớn lập gia đình, đi làm ăn xa nên ngày Tết Đoan Ngọ gia đình ông cũng làm đơn giản, có khi chỉ mua đĩa trái cây thắp hương gọi là có thành tâm là được, không cầu kỳ lễ vật nhiều và ăn uống nhiều như trước nữa.

Vịt nhiều nông dân nuôi được nên là thịt vịt là món ăn được ưu tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ ở nông thôn. Ảnh: Trần Tuấn.
Vịt nhiều nông dân nuôi được nên là thịt vịt là món ăn được ưu tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ ở nông thôn. Ảnh: Trần Tuấn.

Hỏi vì sao nhiều nông dân hay chọn làm thịt vịt ăn vào dịp Tết Đoan Ngọ, ông Tịch giải thích vì với nông dân vịt là phổ biến, giá rẻ lại dễ mua. Thịt vịt lại đánh tiết canh ăn mát nên được nhiều gia đình lựa chọn ăn vào dịp Tết Đoan Ngọ đang cao điểm vào mùa hè nắng nóng để "hạ nhiệt" cơ thể thôi.

“Rõ ràng là theo thời gian, quan niệm, niềm tin tâm linh và cách thức ăn Tết Đoan Ngọ cũng đã khác trước nhiều. Giờ đơn giản hơn, thậm chí nhiều gia đình đã không duy trì cúng lễ vào ngày này nữa” - ông Tịch chia sẻ.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Người dân đổ xô đi mua đồ diệt sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ

Bảo Thoa - Hoàng Xuyến |

Hà Nội - Từ sáng sớm, tại chợ Hàng Bè (phố Gia Ngư, Hoàn Kiếm, Hà Nội) người dân đã tấp nập đi mua cơm rượu nếp, bánh tro, mâm lễ... để làm thủ tục giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Cúng Tết Đoan Ngọ và những điều cần lưu ý

Chí Long |

Phong tục cúng Tết Đoan Ngọ đã tồn tại từ xa xưa ở Việt Nam, nhưng cúng sao cho đúng, cho đủ lại là điều không phải ai cũng biết.

Nhộn nhịp chợ Tết Đoan Ngọ, ngàn bánh ú được bán trong 2 giờ

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Từ sáng sớm ngày 22.6, nhằm ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch – tức Tết Đoan Ngọ, các chợ tại Đà Nẵng đã nhộn nhịp hàng quán, người bán, mua các thức quà quê. Trong đó, mặt hàng bánh ú lá tro được nhiều người lựa chọn.

Thủ tướng kỳ vọng doanh nghiệp Việt - Hàn nêu cao tinh thần "cùng thắng"

Hiếu Anh |

Chiều 23.6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc 2023.

Lãi suất cho vay rục rịch giảm, thị trường bất động sản vẫn khó ấm lên

Phan Anh |

Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm lãi suất điều hành vào đầu tuần này, một số ngân hàng đã rục rịch giảm lãi suất cho vay. Đại diện một số doanh nghiệp đưa ra nhận định rằng mức lãi suất mong muốn có thể "hâm nóng" thị trường.

Tin 20h: Điểm chuẩn lớp 10 chênh lệch lớn giữa các trường

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 23.6: Bất ngờ với điểm chuẩn lớp 10 năm 2023; Cao tốc Bắc Nam qua Nghệ An xảy ra sự cố, lộ nhiều vấn đề; Khu nhà tập thể cũ nát tại phường Nghĩa Tân, Hà Nội tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn...

Khởi tố thêm 15 đối tượng vụ ông Trịnh Văn Quyết thao túng chứng khoán

VIỆT DŨNG |

Ngày 23.6, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố thêm 15 bị can liên quan đến vụ án cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thao túng chứng khoán.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lên tiếng vụ học sinh lớp 1 bị bỏ quên trên ô tô

Vân Trang |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội yêu cầu Phòng GDĐT quận Cầu Giấy kiểm tra, xác minh thông tin học sinh lớp 1 bị bỏ quên trên xe ô tô trong khi đi dã ngoại.

Người dân đổ xô đi mua đồ diệt sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ

Bảo Thoa - Hoàng Xuyến |

Hà Nội - Từ sáng sớm, tại chợ Hàng Bè (phố Gia Ngư, Hoàn Kiếm, Hà Nội) người dân đã tấp nập đi mua cơm rượu nếp, bánh tro, mâm lễ... để làm thủ tục giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Cúng Tết Đoan Ngọ và những điều cần lưu ý

Chí Long |

Phong tục cúng Tết Đoan Ngọ đã tồn tại từ xa xưa ở Việt Nam, nhưng cúng sao cho đúng, cho đủ lại là điều không phải ai cũng biết.

Nhộn nhịp chợ Tết Đoan Ngọ, ngàn bánh ú được bán trong 2 giờ

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Từ sáng sớm ngày 22.6, nhằm ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch – tức Tết Đoan Ngọ, các chợ tại Đà Nẵng đã nhộn nhịp hàng quán, người bán, mua các thức quà quê. Trong đó, mặt hàng bánh ú lá tro được nhiều người lựa chọn.