Sứ mệnh thời đại và 9 năm rực rỡ của văn học Việt Nam nhìn từ Đề cương Văn hóa

Hào Hoa |

Đề cương văn hóa năm 1943 đã soi rọi chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân dân, tinh thần chiến đấu cho văn học Việt Nam và làm nên 9 năm rực rỡ bậc nhất của văn học cách mạng giai đoạn 1945-1954.

Mỗi văn nghệ sĩ là một chiến sĩ và sứ mệnh thời đại

Tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) vào tháng 2.1943, Đảng đã thông qua Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo. Đây được xem là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa.

Đề cương Văn hóa. Ảnh: Tư liệu
Đề cương Văn hóa. Ảnh: Tư liệu

Ba yếu tố quan trọng nhất của cuộc cách mạng văn hóa dựa trên Đề cương Văn hóa là: Tư tưởng, học thuật và nghệ thuật.

Trong đó, nghệ thuật (văn học nghệ thuật) là lĩnh vực quan trọng và tinh tế của văn hóa, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ, tinh thần yêu nước và chiến đấu của cả một dân tộc.

Văn học đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng tư tưởng, truyền cảm hứng, giáo dục bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, lối sống. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954 được Đảng và Nhà nước dành nhiều quan tâm, động viên, cổ vũ tinh thần sáng tác cho đội ngũ văn nghệ sĩ nói riêng, cho cả dân tộc nói chung.

Đề cương Văn hóa cùng với quan điểm đường lối, chính sách văn hóa, nghệ thuật giai đoạn này với khẩu hiệu xuyên suốt: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Sau Đề cương Văn hóa là Hội nghị Văn hóa lần thứ nhất diễn ra năm 1946, Hội nghị Văn hóa lần thứ hai diễn ra năm 1948, giới văn nghệ sĩ được đề cao hơn bao giờ hết vai trò sáng tác, tuyên truyền của mình.

Ủy ban Văn hóa toàn quốc được thành lập có nhiệm vụ liên lạc với giới văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước, lập một số tiểu ban văn hóa, tìm đường lối sáng tác, đồng thời mở nhiều cuộc thi ở nhiều cấp trung ương đến địa phương. Nhiều giải thưởng, hội thi được tổ chức quy tụ lực lượng tham gia đông đảo như: Giải thưởng văn nghệ, Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc, Hội nghị văn nghệ bộ đội...

Tinh thần sáng tác văn học nghệ thuật của dân tộc được đẩy lên cao. Mọi công tác văn hóa được kêu gọi tập trung tuyên truyền cổ động cho các nhiệm vụ kháng chiến. Giá trị nhân văn, chủ nghĩa yêu nước được đặt lên vị trí cao nhất.

Nhận thức được sứ mệnh lịch sử trên vai, giữa bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra cam go, mỗi văn nghệ sĩ đều phải dấn thân, nhập cuộc với tư cách của một chiến sĩ. Mỗi nghệ sĩ là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.

Sáng tác trên tinh thần của người chiến sĩ được dẫn đường bởi chủ nghĩa yêu nước, văn học giai đoạn 1945-1954 thấm đẫm tinh thần thực tế, phản ánh cuộc chiến đấu gian lao và anh dũng, phản ánh cuộc sống vất vả nhưng lạc quan, cả dân tộc vững vàng vượt qua khó khăn, hy sinh mất mát, hướng đến ngày chiến thắng.

Các văn nghệ sĩ trong kháng chiến chống Pháp ở Thái Nguyên. Họ đã làm nên giai đoạn văn học cách mạng rực rỡ. Ảnh: Tư Liệu
Các văn nghệ sĩ trong kháng chiến chống Pháp ở Thái Nguyên. Họ gánh trên vai sứ mệnh lịch sử và đã làm nên giai đoạn văn học cách mạng rực rỡ. Ảnh: Tư Liệu

Tinh thần sáng tác thăng hoa của thế hệ nhà văn, nhà thơ tài hoa được Đảng, cách mạng dẫn đường đã biến giai đoạn 1945-1954 trở thành dòng chảy văn học cách mạng phát triển rực rỡ bậc nhất.

Tầm vóc thời đại của giai đoạn văn chương rực rỡ

Hiếm có giai đoạn văn học nào, cùng lúc nở rộ nhiều tài năng đến vậy. Từ 1945-1954, văn học Việt Nam đạt thành tựu rực rỡ cả với cả thơ ca và văn xuôi (truyện, ký). Nhiều nhà văn, nhà thơ tài hoa, bung hết sức sáng tác, và nở rộ những tác phẩm xuất sắc cùng lúc.

Thơ ca 1945-1954 tiếp nối mạch nguồn sáng tác được khơi dậy mạnh mẽ từ Thơ Mới, nhiều nhà thơ dẫn đầu phong trào này đã quy tụ dưới ngọn cờ cách mạng, tập trung sáng tác và tiếp tục tỏa sáng với sức ảnh hưởng lớn như: Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên...

Cùng với đó là lực lượng các nhà thơ trưởng thành từ phong trào văn nghệ quần chúng, phong trào cách mạng, từ lực lượng quân đội đến các tầng lớp lao động đều tham gia sáng tác, biến thơ ca giai đoạn 1945-1954 phát triển đa dạng, phong phú từ ngòi bút, phong cách, lực lượng tác giả đến số lượng tác phẩm.

Nói như Hoài Thanh – Hoài Chân, chưa bao giờ cảm nhận được rõ nét tinh thần yêu thơ ca của cả một dân tộc như thế. Đất nước vừa căng mình chiến đấu, vừa sáng tác thơ.

“...Hầu hết những người mang ba lô lặng lẽ đi trên các nẻo đường kháng chiến trong một quyển sổ tay nào đó thế nào cũng có ít bài thơ... Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếng súng, tiếng nhạc, tiếng thơ cùng hòa điệu” – Hoài Thanh viết.

Thơ ca giai đoạn 1945-1954 ca ngợi thắng lợi vĩ đại của cách mạng, và niềm vui, niềm tự hào của toàn dân. Đứng dưới cờ cách mạng, Xuân Diệu có “Ngọn quốc kỳ”, Nguyễn Huy Tưởng viết kịch “Bắc Sơn”, Chính Hữu có “Đồng chí”, Quang Dũng có “Tây Tiến”, Tố Hữu có “Việt Bắc”, Nguyễn Đình Thi có “Đất nước”...

Văn xuôi giai đoạn 1945-1954 cũng đạt đến đỉnh cao với nhiều tác giả xuất sắc như Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Kim Lân, Tô Hoài, Hồ Phương... Văn xuôi (truyện -ký) giai đoạn này tái hiện tội ác của thực dân và tay sai, đánh tan sự ảo tưởng lừa mị của chúng, từ đó đặt niềm tin vào thắng lợi cách mạng.

Đề cương Văn hóa được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia VN. Ảnh: Hải Nguyễn
Đề cương Văn hóa được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia VN. Ảnh: Hải Nguyễn

Văn xuôi 1945-1954 với dòng văn học hiện thực phê phán đã tạo ra hàng loạt tác phẩm kinh điển cho văn học Việt Nam cho đến tận bây giờ. Có thể kế đến hàng loạt truyện ngắn của Nam Cao, tập truyện Tây Bắc của Tô Hoài, “Vợ nhặt”, “Làng” của Kim Lân, Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, Lò lửa và địa ngục của Nguyên Hồng...

Văn học cách mạng 1945-1954 đã mang đến cái nhìn chân thật nhất, ghi lại giai đoạn lịch sử đầy biến động, là cuộc chiến đấu và sản xuất song hành, là câu chuyện tiền tuyến và hậu phương, là nỗi đau hy sinh và niềm tin vào chiến thắng...

Từ chất liệu đầy ắp của thời cuộc, văn học 1945-1954 đã khoác lên mình tầm vóc sử thi của thời đại, khi được viết nên từ chính những người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, những người đã dấn thân, đã lao vào cuộc chiến sinh tử, anh dũng của dân tộc.

Hào Hoa
TIN LIÊN QUAN

Kỷ niệm 80 năm đề cương về văn hóa với nhiều hình thức đa dạng, lan tỏa

THEO CHINHPHU.VN |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” với các hình thức đa dạng, tiết kiệm, hiệu quả, có sức lan tỏa sâu rộng.

Nhìn lại và phát huy giá trị thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Mai Hương |

Nhân Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp cùng các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện có quy mô, ý nghĩa to lớn, nhằm nhìn lại và tiếp tục phát huy giá trị lịch sử, giá trị thực tiễn của bản Đề cương.

Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam

Hải Ngọc |

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm "Đề cương văn hóa Việt Nam" (1943-2023).

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Kỷ niệm 80 năm đề cương về văn hóa với nhiều hình thức đa dạng, lan tỏa

THEO CHINHPHU.VN |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” với các hình thức đa dạng, tiết kiệm, hiệu quả, có sức lan tỏa sâu rộng.

Nhìn lại và phát huy giá trị thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Mai Hương |

Nhân Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp cùng các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện có quy mô, ý nghĩa to lớn, nhằm nhìn lại và tiếp tục phát huy giá trị lịch sử, giá trị thực tiễn của bản Đề cương.

Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam

Hải Ngọc |

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm "Đề cương văn hóa Việt Nam" (1943-2023).