Khai thác khoáng sản: Lợi doanh nghiệp hưởng, dân chịu trận

QUANG ĐẠI |

Với hàng trăm mỏ khoáng sản các loại, huyện Quỳ Hợp được mệnh danh là “thủ phủ” khoáng sản của Nghệ An. Nơi đây, người dân phải hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề từ hoạt động của các doanh nghiệp.

Xã có 13 mỏ khoáng sản, 58% hộ nghèo và cận nghèo

Xã Châu Hồng (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) là một trong những xã có nhiều mỏ khoáng sản nhất Nghệ An. Nơi đây có đến 13 mỏ khai thác đá trắng và quặng thiếc.

Đường vào xã Châu Hồng là tỉnh lộ 532 dài 25km, đi qua các xã Châu Quang, Châu Cường, Châu Hồng, Châu Tiến, được xây dựng từ những năm 1980. Do phải chịu hàng nghìn lượt xe tải trọng lớn chở quặng “cày” suốt ngày đêm, đường đã xuống cấp nghiêm trọng, chi chít ổ gà, lượn sóng.

Đồi núi ở Quỳ Hợp bị đào bới nham nhở bởi hoạt động khai thác khoáng sản. Ảnh: Quang Đại
Đồi núi ở Quỳ Hợp bị đào bới nham nhở bởi hoạt động khai thác khoáng sản. Ảnh: Quang Đại

Xe ô tô phải đi hàng tiếng đồng hồ mới vào đến Châu Hồng, ngồi trên xe dằn xóc rất mệt; còn người đi xe máy chẳng khác gì tra tấn.

“Mùa hè thì bụi, mưa thì bẩn, lúa hai bên đường cũng bị bụi đường bao phủ làm chết héo", anh Lương Văn Cầm (bản Na Hiêng, xã Châu Hồng) cho biết.

Dọc hai bên đường, thỉnh thoảng lại bắt gặp những công trường khai thác khoáng sản, đá khổng lồ, với những ngọn đồi núi bị đào bới nham nhở.

Tỉnh lộ 532 đi vào xã Châu Hồng đã xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm qua. Ảnh: Quang Đại
Tỉnh lộ 532 đi vào xã Châu Hồng đã xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm qua. Ảnh: Quang Đại

Từ năm 2020 đến 2022, người dân xã Châu Hồng bất an bởi tình trạng sụt lún đất, xuất hiện hàng trăm “hố tử thần” ở khắp nơi, nhà cửa bị nứt nẻ nghiêm trọng. Sau khi địa phương đình chỉ hoạt động bơm hút nước ngầm để khai thác khoáng sản của Công ty CP Tân Hoàng Khang, các hiện tượng đó mới chấm dứt.

Đến nay có 449 hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả vẫn chưa xong.

Mặc dù là thủ phủ khoáng sản với sản lượng khai thác lớn, nhưng số người dân xã Châu Hồng làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể. Tại đây, có đến 28% hộ nghèo, 30% hộ cận nghèo.

Trên đường vào Châu Hồng, phóng viên báo Lao Động được người dân kể có ông chủ đã bán mỏ với số tiền 700 tỉ đồng và đi nơi khác sinh sống.

Xử phạt hàng loạt doanh nghiệp khoáng sản

Khu xử lý nước thải của một doanh nghiệp khai thác đá tại Quỳ Hợp. Ảnh: Quang Đại
Khu xử lý nước thải của một doanh nghiệp khai thác đá tại Quỳ Hợp. Ảnh: Quang Đại

Theo số liệu từ UBND huyện Quỳ Hợp, đến tháng 3.2023, trên địa bàn huyện Quỳ Hợp có 79 mỏ khoáng sản được cấp phép còn hạn khai thác. Trong đó, có 14 mỏ khai thác quặng thiếc, 34 mỏ khai thác đá hoa trắng, 29 mỏ khai thác đá xây dựng, 1 mỏ khai thác nước khoáng, 1 mỏ cát sỏi.

Ngoài ra Quỳ Hợp còn có 78 mỏ đã hết hạn khai thác. Trong đó có 50 mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ của UBND tỉnh Nghệ An; có 158 xưởng chế biến khoáng sản, trong đó có 47 xưởng sản xuất hộ kinh doanh cá thể. Hoạt động khoáng sản tập trung ở 10 xã trọng điểm gồm: Châu Hồng, Châu Tiến, Châu Lộc, Thọ Hợp, Liên Hợp, Châu Cường, Châu Quang, Châu Thành, Minh Hợp và Nghĩa Xuân.

Trong quá trình khai thác khoáng sản, rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quỳ Hợp có sai phạm, vi phạm. Năm 2022, UBND huyện Quỳ Hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với 16 doanh nghiệp khai khoáng, với số tiền phạt lên tới gần 2,7 tỉ đồng. Huyện cũng đề nghị UBND tỉnh Nghệ An xử phạt Công ty CP Tân Hoàng Khang với số tiền hơn 276 triệu đồng.

Hoạt động khai thác khoáng sản ở Quỳ Hợp đang gây nhiều bức xúc cho người dân địa phương. Ảnh: Quang Đại
Hoạt động khai thác khoáng sản ở Quỳ Hợp đang gây nhiều bức xúc cho người dân địa phương. Ảnh: Quang Đại

Các hành vi vi phạm phổ biến là khai thác vượt quá phạm vi cho phép, lấn chiếm đất, không thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trường, không lắp trạm cân tại khu vực mỏ, vi phạm về nội quy lao động, không đầy đủ hồ sơ, chứng từ...

Về hiện tượng suối ở xã Châu Hồng đục ngầu, ông Cao Thế Bảo – Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳ Hợp cho biết, chủ yếu do người dân khai thác khoáng sản "chui"  trong hệ thống hang các-tơ gây ra.

"Người dân họ làm nhỏ lẻ, ẩn khuất dưới sông suối nên rất khó phát hiện, xử lý”- ông Cao Thế Bảo nói và khẳng định trên địa bàn đến nay không còn hiện tượng doanh nghiệp khai thác khoáng sản chui do kiểm tra gắt gao.

Trước đó, vào tháng 5.2022, trong chuyến công tác tại xã Châu Hồng để chỉ đạo xử lý tình trạng sụt lún đất, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung chia sẻ với những khó khăn, bức xúc của bà con do tình trạng khai thác khoáng sản gây ra.

Chủ tịch tỉnh Nghệ An khẳng định các công ty đóng thuế khi thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản chưa đủ để thực hiện tái đầu tư các công trình trên địa bàn bị ảnh hưởng.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Yên Bái xem xét kỷ luật cán bộ trong vụ khai thác khoáng sản trái phép

Văn Đức |

UBND huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) yêu cầu kiểm điểm và xem xét áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức xã Vân Hội trong việc để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

Bình Phước thanh tra việc sử dụng đất đai và quản lý tài nguyên khoáng sản

ĐÌNH TRỌNG |

Thanh tra tỉnh Bình Phước sẽ tiến hành thanh tra việc sử dụng đất đai và quản lý tài nguyên khoáng sản ở 3 địa phương và các đơn vị liên quan.

Hiện trạng mỏ than Bố Hạ sau khi lãnh đạo Công ty khoáng sản Bắc Giang xộ khám

Trần Tuấn |

Men theo khuôn viên khu vực khai thác tại mỏ than Bố Hạ (Yên Thế, Bắc Giang), có thể dễ dàng nhận thấy, một moong rộng hàng nghìn m2 được khoét xuống lòng đất để lấy than. Moong than này rất gần nơi sinh sống của người dân, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt và tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.

Chứng khoán: Xu hướng hồi phục yếu dần vì thiếu thông tin hỗ trợ

Gia Miêu |

Xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index vẫn là giảm điểm khi thị trường chứng khoán đã xuất hiện đỉnh sau và đáy sau thấp hơn đáy trước.

Người dân mong ngóng diện mạo mới của nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà (quận Đống Đa) đang tích cực công tắc giải phóng mắt bằng, nhằm tháo gỡ, tăng cường khả năng lưu thông cho một trong những khu vực chịu nhiều áp lực nhất trên địa bàn quận.

Chỉ trong vài ngày, một người đàn ông vi phạm nồng độ cồn đến 2 lần

Tô Thế |

Hà Nội - Tối 2.3, một người đàn ông điều khiển xe máy, vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,280 miligam/1 lít khí thở. Quá trình làm việc với Tổ công tác liên ngành 141, người này rất hợp tác, tuy nhiên lại không xuất trình được giấy phép lái xe. Hỏi ra mới biết, cách đây vài ngày người này đã từng vi phạm nồng độ cồn, bị xử lý và tước giấy phép lái xe, cũng như thu giữ 1 xe máy.

9 cán bộ trung tâm đăng kiểm 29-12D bị điều tra hành vi nhận hối lộ

Quang Việt |

Công an huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã tạm giữ hình sự 9 đối tượng thuộc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-12D để điều tra làm rõ hành vi nhận hối lộ.

Bức bối không lối thoát vì nạn thả rác từ tầng cao chung cư

Quý An |

Ở các thành phố lớn, nhiều chung cư mọc lên đáp ứng khá tốt nhu cầu nhà ở của người dân. Tuy nhiên, đôi khi có những hộ gia đình vô ý thức, thả rác từ tầng cao chung cư, trực tiếp đe dọa tính mạng người khác và gây mất vệ sinh chung.

Yên Bái xem xét kỷ luật cán bộ trong vụ khai thác khoáng sản trái phép

Văn Đức |

UBND huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) yêu cầu kiểm điểm và xem xét áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức xã Vân Hội trong việc để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

Bình Phước thanh tra việc sử dụng đất đai và quản lý tài nguyên khoáng sản

ĐÌNH TRỌNG |

Thanh tra tỉnh Bình Phước sẽ tiến hành thanh tra việc sử dụng đất đai và quản lý tài nguyên khoáng sản ở 3 địa phương và các đơn vị liên quan.

Hiện trạng mỏ than Bố Hạ sau khi lãnh đạo Công ty khoáng sản Bắc Giang xộ khám

Trần Tuấn |

Men theo khuôn viên khu vực khai thác tại mỏ than Bố Hạ (Yên Thế, Bắc Giang), có thể dễ dàng nhận thấy, một moong rộng hàng nghìn m2 được khoét xuống lòng đất để lấy than. Moong than này rất gần nơi sinh sống của người dân, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt và tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.