Rồng trên gốm Việt

NGUYỄN DÒNG - Nhà sưu tập và nghiên cứu cổ vật |

Rồng Việt Nam gắn liền cùng tâm thức dân tộc Việt, luôn mãi đi tìm hình dáng và ý nghĩa phù hợp nhất cho từng thời đại, luôn vận động, biến đổi như thể sự vận động, biến đổi không ngừng ấy là một thể hiện sống động của bản sắc văn hóa Việt Nam.

Người Việt Nam luôn tự hào là dòng giống con Rồng cháu Tiên. Rồng là biểu tượng văn hóa có độ phổ biến vào loại cao nhất ở Việt Nam, khởi nguồn từ hình tượng cá sấu trên trống đồng Đông Sơn.

Trải qua quá trình giao thoa với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Rồng Việt Nam dần định hình, có thân dài như rắn, có sừng, móng vuốt, từng thời kỳ lịch sử được khoác lên màu sắc của Phật giáo hay Nho giáo, cuối cùng quay trở về với dân gian, hiện diện như một biểu tượng của sự tự do, phóng khoáng, mạnh mẽ nhưng thánh thiện, của cái đẹp và quyền quý và năng lực tâm linh siêu nhiên.

Rồng Việt Nam gắn liền cùng tâm thức dân tộc Việt, luôn mãi đi tìm hình dáng và ý nghĩa phù hợp nhất cho từng thời đại, luôn vận động, biến đổi như thể sự vận động, biến đổi không ngừng ấy là một thể hiện sống động của bản sắc văn hóa Việt Nam.

Bắt đầu từ thời Lý, khi Đại Việt giành được độc lập sau cả ngàn năm Bắc thuộc thì Rồng Việt được định hình với hình thái riêng, oai phong nhưng hiền hòa và gần gũi với người dân. Rồng xuất hiện ở mọi nơi tôn nghiêm như đền đài, cung điện, đình chùa, miếu mạo, lăng tẩm...

Khi Lý Công Uẩn lên ngôi và lập Chiếu dời đô, ông đã chọn thành Đại La ở trung tâm bờ cõi đất nước, nơi có thế rồng cuộn, hổ ngồi, nơi hội họp của bốn phương và đặt tên là Thăng Long - rồng bay lên, thể hiện vị thế và ước nguyện vươn lên của đất nước Đại Việt. Cũng từ đây Rồng Đại Việt đã mang một hình hài riêng biệt, không giống Rồng phương Bắc và các nơi khác trên thế giới.

Cũng từ thời điểm này hình tượng Rồng Đại Việt xuất hiện với tần xuất cao nhất trong các linh thú và người Việt xếp Rồng đứng đầu tứ linh là Long - Ly - Quy - Phụng.

Rồng xuất hiện trong các công trình kiến trúc và sinh hoạt văn hóa và trong thời Lý - Trần, khi Phật giáo trở thành quốc giáo thì hình tượng Rồng thời Lý - Trần cũng mang màu sắc Phật giáo rất rõ nét. Kinh điển Phật giáo có các điển tích 9 con rồng (cửu long) phun nước tắm cho Thái tử khi giáng sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục Hỏa long, Long Vương nghe kinh thập thiện, Long nữ thành Phật...

Cùng với các chất liệu gỗ, đá thì gốm là chất liệu khá phổ biến thể hiện hình tượng Rồng một cách rất sinh động và đa dạng.

Tại di tích Hoàng thành Thăng Long, khi khai quật đã phát lộ hàng ngàn tiêu bản có liên quan đến Rồng thuộc các tầng văn hóa khác nhau rất đa dạng, phong phú và quý hiếm, thể hiện sự biến đổi về hình tượng Rồng qua các giai đoạn lịch sử dân tộc.

Từ thế kỷ XV, khi Nho giáo ảnh hưởng mạnh ở nước ta thì hình tượng Rồng lại biểu trưng cho vương quyền, trong đó Rồng năm móng chỉ được sử dụng nơi cung vua, phủ chúa. Mọi đồ dùng quan trọng của vua chúa đều gắn với hình tượng Rồng như Long ấn, Long bào, Long sàng v.v... thậm chí vẻ mặt, thân thể của vua cũng gắn với Rồng như long nhan, long thể... Đồ dùng gốm sứ và tơ lụa có rồng năm móng thì chỉ có nhà vua mới được dùng.

Đối với các nhà sưu tập cổ vật thì những hiện vật, trong đó có gốm sứ có hình tượng rồng luôn là những món đồ trân quý ai cũng mong sở hữu và có giá trị rất cao, thậm chí là cao nhất trong bộ sưu tập hàng ngàn món khác nhau.

Nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024, xin trân trọng giới thiệu một số cổ vật gốm Việt quý hiếm có hình tượng rồng, một số còn lưu giữ tại Việt Nam và một số hiện vẫn còn lưu lạc nơi hải ngoại:

THẠP GỐM CỬU LONG HÓA SEN. Đây là chiếc thạp lớn, thuộc dòng gốm hoa nâu đặc sắc thời Lý - Trần. Thạp có ba tầng hoa văn. Giữa thân thạp được trang trí bằng biểu tượng sen dây vòng quanh thân thạp, hai tầng hoa văn trên và dưới là các họa tiết Cửu long hóa sen, một mô típ dựa theo điển tích 9 con rồng nhà Phật.
THẠP GỐM CỬU LONG HÓA SEN. Đây là chiếc thạp lớn, thuộc dòng gốm hoa nâu đặc sắc thời Lý - Trần. Thạp có ba tầng hoa văn. Giữa thân thạp được trang trí bằng biểu tượng sen dây vòng quanh thân thạp, hai tầng hoa văn trên và dưới là các họa tiết Cửu long hóa sen, một mô típ dựa theo điển tích 9 con rồng nhà Phật.
ẤM ĐẦU RỒNG, ĐUÔI VẸT - một chiếc ấm thuộc dòng gốm men ngà thời Lý, thế kỷ XI - XIII. Chiếc ấm có 16 múi và điểm độc đáo nhất là chiếc vòi ấm đầu rồng tuyệt hảo, tương đồng với những chiếc đầu rồng đất nung tìm thấy trong di tích Hoàng Thành Thăng Long.
ẤM ĐẦU RỒNG, ĐUÔI VẸT - một chiếc ấm thuộc dòng gốm men ngà thời Lý, thế kỷ XI - XIII. Chiếc ấm có 16 múi và điểm độc đáo nhất là chiếc vòi ấm đầu rồng tuyệt hảo, tương đồng với những chiếc đầu rồng đất nung tìm thấy trong di tích Hoàng Thành Thăng Long.
ẤM RỒNG THỜI TRẦN MEN NGỌC, thế kỷ XIII - XIV. Chiếc vòi ấm là đầu rồng, quai ấm là đuôi rồng, thân và vai ấm có những ám họa và khánh vân đắp nổi. Gốm men ngọc là một dòng gốm độc đáo thời Trần và chiếc ấm này có khả năng được chế tác tại lò gốm Thiên Trường, nơi cung cấp các loại gốm cao cấp cho triều đình.
ẤM RỒNG THỜI TRẦN MEN NGỌC, thế kỷ XIII - XIV. Chiếc vòi ấm là đầu rồng, quai ấm là đuôi rồng, thân và vai ấm có những ám họa và khánh vân đắp nổi. Gốm men ngọc là một dòng gốm độc đáo thời Trần và chiếc ấm này có khả năng được chế tác tại lò gốm Thiên Trường, nơi cung cấp các loại gốm cao cấp cho triều đình.
BÁT RỒNG THỜI LÊ SƠ, thế kỷ XV. Loại bát này được chế tác tại lò gốm Thăng Long, nơi cung cấp gốm cho cung điện nhà Vua. Loại dùng trong hoàng cung vẽ rồng năm móng, loại xuất khẩu chỉ vẽ bốn móng.
BÁT RỒNG THỜI LÊ SƠ, thế kỷ XV. Loại bát này được chế tác tại lò gốm Thăng Long, nơi cung cấp gốm cho cung điện nhà Vua. Loại dùng trong hoàng cung vẽ rồng năm móng, loại xuất khẩu chỉ vẽ bốn móng.
ĐĨA RỒNG THỜI LÊ SƠ, thế kỷ XV thuộc lò gốm Thăng Long. Điều đặc biệt ở đây là trong lòng có chữ KÍNH, dưới trôn khắc chìm chữ CẤM chỉ nơi cung điện của nhà Vua thời Lê. Loại đĩa này được trân quý và chỉ được dùng trong cung thành.
ĐĨA RỒNG THỜI LÊ SƠ, thế kỷ XV thuộc lò gốm Thăng Long. Điều đặc biệt ở đây là trong lòng có chữ KÍNH, dưới trôn khắc chìm chữ CẤM chỉ nơi cung điện của nhà Vua thời Lê. Loại đĩa này được trân quý và chỉ được dùng trong cung thành.
BÌNH RỒNG THỜI LÊ SƠ, thế kỷ XV. Chiếc bình tìm thấy trên con tàu đắm Cù Lao Chàm, Hội An một trong những hiện vật quý hiếm bậc nhất trong hàng vạn hiện vật được trục vớt. Rất tiếc chiếc bình này được đem bán đấu giá ở nước ngoài và không rõ hiện đang lưu lạc nơi nào.
BÌNH RỒNG THỜI LÊ SƠ, thế kỷ XV. Chiếc bình tìm thấy trên con tàu đắm Cù Lao Chàm, Hội An một trong những hiện vật quý hiếm bậc nhất trong hàng vạn hiện vật được trục vớt. Rất tiếc chiếc bình này được đem bán đấu giá ở nước ngoài và không rõ hiện đang lưu lạc nơi nào.
CHÂN ĐÈN THỜI MẠC, thế kỷ XVI - XVII, màu lam xám được chế tác bởi nghệ nhân Đặng Huyền Thông với các biểu tượng Phật giáo hết sức tinh xảo. Loại chân đèn này hiện còn rất ít, lại có minh văn nên rất có giá trị.
CHÂN ĐÈN THỜI MẠC, thế kỷ XVI - XVII, màu lam xám được chế tác bởi nghệ nhân Đặng Huyền Thông với các biểu tượng Phật giáo hết sức tinh xảo. Loại chân đèn này hiện còn rất ít, lại có minh văn nên rất có giá trị.
LƯ HƯƠNG THỜI MẠC, thế kỷ XVI - XVII màu men lục với các biểu tượng Long  - Ly - Quy - Phụng rất hài hòa, cân đối, thuộc loại rất quý hiếm.
LƯ HƯƠNG THỜI MẠC, thế kỷ XVI - XVII màu men lục với các biểu tượng Long - Ly - Quy - Phụng rất hài hòa, cân đối, thuộc loại rất quý hiếm.
ỐNG BÚT THỜI LÊ - TRỊNH, thế kỷ XVIII trong bộ văn phòng tứ bảo với hiệu đề Nội Phủ Thị Đông đồ dùng được Chúa Trịnh đặt ký kiểu tại lò gốm sứ Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc)  được dùng trong cung điện dành riêng cho các Thái tử.
ỐNG BÚT THỜI LÊ - TRỊNH, thế kỷ XVIII trong bộ văn phòng tứ bảo với hiệu đề Nội Phủ Thị Đông đồ dùng được Chúa Trịnh đặt ký kiểu tại lò gốm sứ Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc) được dùng trong cung điện dành riêng cho các Thái tử.
NGUYỄN DÒNG - Nhà sưu tập và nghiên cứu cổ vật
TIN LIÊN QUAN

Hình ảnh loài rồng trong nghệ thuật, văn hóa Việt

Thùy Trang - Thanh Hương |

Trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, rồng là loài vật đóng vai trò đặc biệt.

Rồng - biểu tượng của phương Đông và sự sinh sôi

Tường Minh |

Theo sách “Thuyết văn giải tự”, rồng là biểu tượng của sự sinh sôi mạnh mẽ, của phương Đông và của mùa xuân…

Linh vật rồng, trước hết phải là biểu tượng của mùa xuân và thịnh vượng

Hoàng Văn Minh |

Công ty Cổ phần Công viên cây xanh thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã chỉnh sửa lại một số chi tiết của cặp linh vật rồng sau khi bị chê là nhìn “lúc giống rắn, lúc giống lươn”.

Tết vui trên những công trình Tấm lòng Vàng

PHONG LINH |

“Tôi tin năm nay sẽ là một mùa Tết vui của bà con miền Tây, ít nhất là đối với những hộ gia đình, người dân lưu thông qua chiếc cầu, con đường do Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm lòng Vàng Lao Động tài trợ” - bà Lê Thị Đẩu (thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) chia sẻ.

Xả súng tại ga tàu điện ngầm ở New York, Mỹ

Thanh Hà |

1 người chết, 5 người bị thương trong vụ xả súng ở ga tàu điện ngầm thành phố New York, Mỹ tối 12.2.

Khám phá phái võ từng tôi luyện để bảo vệ vua triều Nguyễn (Phần I)

NHÓM PV |

HUẾ - Là phái võ gia truyền hình thành từ thời nhà Nguyễn, thuộc dòng võ Kinh, hệ Hắc Hổ với nhiều cao thủ võ nghệ lưu truyền qua nhiều đời, Võ Kinh Vạn An phái đã và đang gìn giữ, phát huy giá trị của võ thuật cổ truyền Việt Nam. Đến nay Võ Kinh Vạn An là một phái võ có tầm ảnh hưởng không những trong nước mà còn rất được mến mộ ở nước ngoài.

Nhà thiết kế Công Trí: Tôi như người thưởng ngoạn khi bước vào thời trang quốc tế

vi ly (thực hiện) |

Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà thiết kế Công Trí, anh được đánh giá là nhà thiết kế hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Công Trí nhận được đơn đặt hàng từ những ngôi sao danh tiếng thế giới như: Katy Perry, BlackPink, Adele hay Rihanna...

Sáng tạo nhìn từ làng du lịch tốt nhất thế giới

Thanh Hải |

Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO (World Tourism Organization) đã vinh danh Tân Hóa, thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là làng du lịch tốt nhất thế giới từ giữa tháng 10.2023.

Hình ảnh loài rồng trong nghệ thuật, văn hóa Việt

Thùy Trang - Thanh Hương |

Trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, rồng là loài vật đóng vai trò đặc biệt.

Rồng - biểu tượng của phương Đông và sự sinh sôi

Tường Minh |

Theo sách “Thuyết văn giải tự”, rồng là biểu tượng của sự sinh sôi mạnh mẽ, của phương Đông và của mùa xuân…

Linh vật rồng, trước hết phải là biểu tượng của mùa xuân và thịnh vượng

Hoàng Văn Minh |

Công ty Cổ phần Công viên cây xanh thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã chỉnh sửa lại một số chi tiết của cặp linh vật rồng sau khi bị chê là nhìn “lúc giống rắn, lúc giống lươn”.