Quy hoạch vùng nguyên liệu để giữ mái nhà rông Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Kon Tum là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có số lượng lớn nhà rông quy mô, còn giữ gìn được nét văn hoá đặc sắc, góp phần thu hút khách du lịch. Một số địa phương hiện nay đang quy hoạch vùng trồng nguyên liệu mây, tre, nứa... để phục vụ việc duy tu, sửa chữa mái nhà rông đúng nguyên bản truyền thống từ ngàn đời xa xưa.

Ngày 3.7, theo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, hiện trên địa bàn có 434 nhà rông, trong đó có 182 nhà rông làm bằng vật liệu truyền thống, 252 nhà rông làm bằng vật liệu bán truyền thống, vật liệu hiện đại. Chính quyền hỗ trợ xây mới 2 nhà rông, sửa chữa 14 nhà rông của đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhà rông của đồng bào Tây Nguyên từ xa xưa gắn liền với các giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghề truyền thống, tín ngưỡng dân gian, cồng chiêng, múa xoang...

Trải qua thời gian, nhiều nhà rông bị hư hại, xuống cấp, một số thôn làng sửa chữa lại nhà rông không đúng cách, sai với thiết kế khiến hình ảnh nhà rông trở nên xa lạ, kệch cỡm.

Nhà rông ở Măng Đen trở thành điểm du lịch, yêu thích của giới trẻ. Ảnh Thanh Tuấn
Nhà rông ở Măng Đen trở thành điểm du lịch yêu thích của giới trẻ. Ảnh Thanh Tuấn

Mới đây, huyện miền núi Đăk Glei đã quy hoạch lại vùng trồng các nguyên liệu như cỏ tranh, tre, nứa, mây… Vùng nguyên liệu vừa giúp người dân bản địa nâng cao đời sống vật chất vừa có vật liệu để phục vụ cho xây mới, sửa chữa lại các ngôi nhà rông bề thế của thôn làng.

Anh Nay Luôn, người dân xã Đăk Pek, huyện Đăk Glei cho biết: “Nhà rông là nơi diễn ra hội họp, các buổi tuyên truyền pháp luật, sinh hoạt hoạt văn hoá cộng đồng của người dân. Mỗi lần thấy mái nhà rông, con em trong làng đều yên tâm sản xuất, gắn bó với quê hương bản quán”.

Buổi sinh hoạt tuyên truyền pháp luật dưới mái nhà rông. Ảnh Thanh Tuấn
Một buổi sinh hoạt tuyên truyền pháp luật dưới mái nhà rông. Ảnh Thanh Tuấn

Tại Kon Tum, nhiều địa phương triển khai thực hiện việc bảo tồn, phục hồi nhà rông truyền thống đạt hiệu quả cao, một số huyện đạt tỷ lệ 100% thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số có nhà rông như: huyện Sa Thầy, Tu Mơ Rông và Kon Rẫy.

Trong đó, huyện Kon Rẫy đạt tỷ lệ 100% nhà rông làm hoàn toàn bằng nguyên vật liệu truyền thống.

Dưới mái nhà rông, các giá trị văn hóa như lễ hội, nghề truyền thống, tín ngưỡng dân gian, các sự kiện trọng đại như mừng lúa mới, cúng giọt nước, cầu mưa... được diễn ra trong không khí linh thiêng, thể hiện tinh thần lao động cần cù, truyền thống giữ làng, giữ nước của người bản địa.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Dân làng góp tiền của để dựng nhà rông nguyên bản

THANH TUẤN |

Nhà rông truyền thống trải qua hàng chục năm mưa gió đã bị hư hỏng, mục ruỗng, dân làng ở xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, quyết định gom nhặt từng đồng để dựng lại nhà mới đúng với nguyên bản. Với người dân, nhà rông là linh hồn của văn hoá truyền thống cha ông từ xưa để lại. 

Nhà rông bằng gỗ trắc, lái buôn trả tiền tỉ làng cũng không bán

THANH TUẤN |

Gia Lai – Nhiều năm qua, người dân ở xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai tự hào với 2 ngôi nhà rông truyền thống lớn nhất Tây Nguyên hiện nay. Đặc biệt nhà rông làng Kon Sơ Lăh lại được làm bằng gỗ trắc quý, luôn trong tầm ngắm chèo kéo, ngã giá bán mua của giới thương buôn.

Nhà rông Tây Nguyên thành "trường học" của học sinh vùng cao

THANH TUẤN |

Những mái nhà rông ở Tây Nguyên vốn là nơi dân làng tụ họp, sinh hoạt văn hóa, bây giờ trở thành nơi các em học sinh vùng cao nghèo tìm đến để học bài. Do dịch bệnh COVID-19 nên một số địa bàn xa xôi, các em và thầy cô giáo chưa thể trở lại trường lớp học trực tiếp.

Danh sách dài những công việc của cán bộ dân số, truyền thông

Quế Chi (T/H) |

Câu chuyện cán bộ dân số xã không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 100% theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm của dư luận. Báo Lao Động tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của nhiều viên chức dân số, viên chức truyền thông gửi đến.

Phụ huynh Hà Nội cuống cuồng xếp hàng từ 5h sáng nộp hồ sơ lớp 10

Trà My |

Hết “chạy ngược, chạy xuôi” đưa con đi học thêm để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, phụ huynh ở Hà Nội lại tiếp tục con đường tìm trường cho con sau khi biết điểm thi.

Cao điểm du lịch hè Vũng Tàu đón khoảng 130.000 du khách mỗi tuần

Thành An |

Đón đông khách du lịch vào cuối tuần, TP Vũng Tàu vẫn bảo đảm an toàn, môi trường sạch đẹp, hình ảnh thân thiện.

Mất khoảng 10 ngày để "bế" được du thuyền 80 tấn ra khỏi hồ Tây

Tô Thế |

Hà Nội - Du thuyền Potomac dài khoảng 40m, trọng lượng 80 tấn đang được khẩn trương tháo dỡ, di dời ra khỏi hồ Tây. Đây cũng là du thuyền cuối cùng vẫn đang ngự trị trên mặt hồ Tây.

Blackpink vừa công bố giá vé đêm diễn, khán giả Việt "kêu khóc" vì quá đắt

Huyền Chi |

Ngay sau khi sơ đồ, giá vé của đêm diễn Born Pink của Blackpink tại Hà Nội được công bố, mạng xã hội một lần nữa bùng nổ.

Dân làng góp tiền của để dựng nhà rông nguyên bản

THANH TUẤN |

Nhà rông truyền thống trải qua hàng chục năm mưa gió đã bị hư hỏng, mục ruỗng, dân làng ở xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, quyết định gom nhặt từng đồng để dựng lại nhà mới đúng với nguyên bản. Với người dân, nhà rông là linh hồn của văn hoá truyền thống cha ông từ xưa để lại. 

Nhà rông bằng gỗ trắc, lái buôn trả tiền tỉ làng cũng không bán

THANH TUẤN |

Gia Lai – Nhiều năm qua, người dân ở xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai tự hào với 2 ngôi nhà rông truyền thống lớn nhất Tây Nguyên hiện nay. Đặc biệt nhà rông làng Kon Sơ Lăh lại được làm bằng gỗ trắc quý, luôn trong tầm ngắm chèo kéo, ngã giá bán mua của giới thương buôn.

Nhà rông Tây Nguyên thành "trường học" của học sinh vùng cao

THANH TUẤN |

Những mái nhà rông ở Tây Nguyên vốn là nơi dân làng tụ họp, sinh hoạt văn hóa, bây giờ trở thành nơi các em học sinh vùng cao nghèo tìm đến để học bài. Do dịch bệnh COVID-19 nên một số địa bàn xa xôi, các em và thầy cô giáo chưa thể trở lại trường lớp học trực tiếp.