Nhà rông Tây Nguyên thành "trường học" của học sinh vùng cao

THANH TUẤN |

Những mái nhà rông ở Tây Nguyên vốn là nơi dân làng tụ họp, sinh hoạt văn hóa, bây giờ trở thành nơi các em học sinh vùng cao nghèo tìm đến để học bài. Do dịch bệnh COVID-19 nên một số địa bàn xa xôi, các em và thầy cô giáo chưa thể trở lại trường lớp học trực tiếp.

Năm học mới 2021-2022, toàn tỉnh Kon Tum có trên 164.300 học sinh từ mầm non đến THPT, trong đó, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số hơn 92.000 em. Sau khi có chủ trương việc thay đổi linh hoạt giữa học bài trực tuyến và trực tiếp, nhiều em học sinh vùng cao huyện Đăk Glei đã tụ họp về mái nhà rông truyền thống từ bao đời nay để học bài.

Nhà rông truyền thống ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Ảnh T.T
Nhà rông truyền thống ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Ảnh T.T

Tờ mờ sáng, em A Khun (14 tuổi) thức dậy nấu đồ ăn bỏ vào hộp, sau đó lội bộ hơn 2 cây số đường rừng đến điểm nhà rông làng Đăk Ung, huyện Đăk Glei. Tại đây, Khun được thầy cô giáo đo thân nhiệt, sắp xếp vào lớp học với khoảng 12 em học sinh khác. Các em chia thành từng nhóm học bài.

Nhà rông của người đồng bào rộng chừng 20m2, đủ để các em xếp hàng dài giãn cách. Sàn nhà được làm bằng gỗ lim, táu kiên cố, trần nhà cao được lợp bằng cỏ tranh che chở mưa gió, cho các em thêm yên tâm trau dồi kiến thức.

“Học bài ở nhà rông em thấy yên tĩnh, thoải mái như ở trường lớp. Có thầy cô giáo và bạn bè để trao đổi bài toán khó, bàn học hơi thấp một chút nhưng cũng không ảnh hưởng lắm đến việc học”, em A Khun chia sẻ.

Nhà rông trở thành trường lớp của các em học sinh vùng cao. Ảnh T.T
Nhà rông trở thành trường lớp của các em học sinh vùng cao. Ảnh T.T

Cô Nguyễn Thị Hạnh – giáo viên bộ môn Lịch sử trường Tiểu học và THCS Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei cho biết, ở vùng núi cao không có sóng di động, các em thiếu thiết bị học nên phải di chuyển ra các nhà rông của làng hoặc nhà văn hóa xã. Tại đây, thầy cô mang bàn ghế nhựa, gắn vội tấm bảng đen vào để giảng bài cho các em.

Điều kiện không như ở trường lớp, vì mặt bàn bằng tre nứa gồ ghề, ghế ngồi thấp nên có em phải khom lưng chép bài, nghe giảng. Thầy cô phải tìm cách linh hoạt để khắc phục khó khăn, động viên các em cố gắng. Nhiều thầy cô giáo hàng ngày phải đi xe máy hơn 20 cây số vào các điểm làng, thôn buôn, mang theo cuốn tập, sách vở để dạy bài cho các em.

Bà Phạm Thị Trung – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum – cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhà trường và thầy cô luôn linh hoạt điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp, trực tiếp hoặc trực tuyến, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”. Các điểm làng văn hóa, nhà rông trở thành trường lớp của các em. Đơn vị đang vận động các nhà tài trợ để hỗ trợ sóng di động, thiết bị phương tiện học qua mạng cho thầy cô và học sinh, trên tinh thần không để ai phải bỏ lại phía sau.

Hiện, ở Kon Tum do dịch bệnh nên nhiều em học sinh vẫn đang lưu trú ngoại tỉnh, chưa thể trở về với số lượng trên 400 em. Sở  GDĐT Kon Tum đã vận động thầy cô giáo tình nguyện tham gia “giờ học yêu thương”, thầy cô sẽ dạy các tiết học qua mạng cho các em từ lớp 1 đến lớp 12. Bước đầu đã có gần 500 thầy cô giáo tham gia chương trình giảng dạy này.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Ấm áp “Tủ mì 0 đồng” cho học sinh, người dân khó khăn vùng biên giới

VÕ TIẾN |

Gần 1 tháng nay, cứ mỗi sáng, hàng trăm ổ mì giá "0 đồng", những phần xôi nóng miễn phí đã được các đoàn viên thanh niên và chiến sĩ biên phòng gửi tặng cho các học sinh và những người khó khăn ở biên giới huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Ấm áp “Tủ mì 0 đồng” cho học sinh, người dân khó khăn vùng biên giới

VÕ TIẾN |

Gần 1 tháng nay, cứ mỗi sáng, hàng trăm ổ mì giá "0 đồng", những phần xôi nóng miễn phí đã được các đoàn viên thanh niên và chiến sĩ biên phòng gửi tặng cho các học sinh và những người khó khăn ở biên giới huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).