Phổ biến phim, nội dung truyền hình trên không gian mạng: Đã có chế tài, cần tăng cường giám sát

mỹ linh |

Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định nhằm quản lý, giám sát và đưa ra chế tài đối với các nội dung phim và truyền hình trên nền tảng xuyên biên giới trên không gian mạng.

Quản lý chặt cả nội dung và kinh doanh

Trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng từng thông tin, hiện Việt Nam có 35 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền với khoảng 14 triệu thuê bao, doanh thu khoảng 9.000 tỉ đồng/năm. Trong đó tổng số thuê bao truyền hình trả tiền qua Internet của các nền tảng xuyên biên giới như Netflix, Apple TV, WeTV đang cung cấp tại Việt Nam khoảng một triệu thuê bao, doanh thu ước tính gần 1.000 tỉ đồng/năm.

“Trong khi doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, luật pháp thì một số nền tảng xuyên biên giới không nộp thuế, không tuân thủ luật pháp Việt Nam. Đây là sự cạnh tranh không cân bằng”, ông Hùng nói.

Bộ trưởng Bộ thông tin còn cho hay, trong khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trong nước cơ bản phải tuân thủ quy định về cấp phép, biên tập nội dung, nộp phí đóng thuế thì doanh nghiệp nước ngoài chưa phải thực hiện các quy định pháp luật Việt Nam và năm nay có tốc độ tăng trưởng mạnh. Đó là chưa kể các nền tảng như Netflix có nhiều nội dung vi phạm quy định pháp luật Việt Nam về báo chí, điện ảnh, trẻ em, cụ thể phản ánh sai trái lịch sử, xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, có nội dung bạo lực, sử dụng ma túy, khiêu dâm…

Đây là vấn đề từng gây nhức nhối, đặc biệt khi Netflix có các nội dung vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, xuyên tạc lịch sử như: Phim phim tài liệu “Vietnam War” hay phim “Little Women”...

Điều chỉnh các doanh nghiệp nước ngoài

Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2023.

Nghị định 71 quy định các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên mạng internet với các nội dung là các chương trình phát thanh, truyền hình, chương trình tin tức, thời sự, thể thao, giải trí và phim thuộc đối tượng phải có Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Quy định mới tại Nghị định 71 điều chỉnh đến cả các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ truyền hình theo yêu cầu xuyên biên giới vào Việt Nam.

Trong vài năm qua, xu hướng xem các nội dung truyền hình trên tivi thông minh qua các ứng dụng truyền hình Internet của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình Internet ngày càng trở nên phổ biến. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có nhiều mẫu mã, chủng loại tivi thông mình do nhiều hãng sản xuất và phân phối.

Với tính năng tùy biến giao diện hệ điều hành, tivi thông minh thường được cài đặt sẵn một số ứng dụng xem truyền hình trên giao diện trang chủ màn hình, như Netflix, FPT Play, TV360, AmazonTV, Fim+, Youtube… Việc cài đặt sẵn các ứng dụng xem truyền hình giúp tăng trải nghiệm, hướng đến việc tối ưu hóa nhu cầu thưởng thức và người xem truyền hình dễ dàng tiếp cận các nội dung theo yêu cầu cá nhân. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng xem truyền hình cài đặt sẵn nêu trên và cả các ứng dụng được tích hợp thành phím bấm trên điều khiển tivi thông minh là các ứng dụng chưa được phép hoạt động tại Việt Nam. Trên các ứng dụng này đang tồn tại nhiều nội dung xấu, độc hại không phù hợp văn hóa Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng người xem là trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam.

Rõ ràng, khi Nghị định số 71/2022 chính thức đi vào thực tiễn cuộc sống, hoạt động quản lý nhà nước đối với các ứng dụng xem truyền hình trên mạng Internet sẽ được đẩy mạnh, đảm bảo các nội dung trên ứng dụng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, người dân sẽ dễ dàng tiếp cận các nội dung thông tin văn hóa, xã hội, giải trí truyền hình lành mạnh góp phần duy trì và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Đã có chế tài mạnh

Bên cạnh Nghị định 71, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 128/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 15.2.2023, tổ chức, doanh nghiệp, gồm cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vi phạm các quy định về phổ biến phim trên không gian mạng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, các hành vi vi phạm về phổ biến phim trên không gian mạng sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, tùy mức độ hành vi vi phạm. Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi không thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện phổ biến phim theo quy định; từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi không triển khai các giải pháp kỹ thuật, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm theo quy định.

Mức phạt tiền cao nhất từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng được áp dụng đối với các hành vi: Không bảo đảm một trong các điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định; Không thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phổ biến trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi xem phim, để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm theo quy định; Không ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Không gỡ bỏ phim vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh và các quy định của pháp luật khác có liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, hành vi không thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện phổ biến phim theo quy định sẽ bị xử phạt từ 20 triệu đến 40 triệu đồng.

Với hai Nghị định 71 và 128 có hiệu lực ngay từ đầu năm 2023, hành lang pháp lý để quản lý chặt chẽ hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng, hoạt động cung cấp dịch vụ PTTH theo yêu cầu trên mạng Internet của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam đã đầy đủ, hy vọng thời gian tới, sẽ đưa các hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng của các doanh nghiệp này vào khuôn khổ, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước trên cùng mặt bằng pháp lý.


mỹ linh
TIN LIÊN QUAN

Bộ Thông tin Truyền thông cảnh báo 2 loại hình lừa đảo chính trên không gian mạng Việt Nam

Vương Trần |

Theo ghi nhận từ cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%).

Bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, không gian mạng

Vương Trần |

Nhấn mạnh nhiều nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu nâng cao chất lượng, sức mạnh của Quân đội; duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, quản lý, bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, không gian mạng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Bộ Thông tin Truyền thông cảnh báo 2 loại hình lừa đảo chính trên không gian mạng Việt Nam

Vương Trần |

Theo ghi nhận từ cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%).

Bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, không gian mạng

Vương Trần |

Nhấn mạnh nhiều nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu nâng cao chất lượng, sức mạnh của Quân đội; duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, quản lý, bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, không gian mạng.