Phát triển công nghiệp văn hóa: Bao giờ thành “con gà đẻ trứng vàng”?

Mi Lan |

Việt Nam chúng ta đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa, để từ đó tiến tới xuất khẩu thương hiệu văn hóa. Chiến lược được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Vậy, hiện giờ, chúng ta có gì giữa bối cảnh công nghiệp văn hóa toàn cầu đang kiếm bộn tiền?

Gần nhất, Thành ủy Hà Nội đã lên kế hoạch thực hiện chiến lược “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP của thành phố, dự kiến con số này tăng lên 10% vào năm 2045.

Công nghiệp văn hóa - “con gà đẻ trứng vàng” ở nhiều quốc gia

Thuật ngữ “công nghiệp văn hóa” (The Culture Industry) lần đầu tiên xuất hiện năm 1944, trong cuốn sách “Dialectic of Enlightenment” của hai nhà nghiên cứu người Đức là Theodor W. Adorno và Max Horkneimer. Cho đến nay, ngành công nghiệp văn hóa đã và đang giúp nhiều quốc gia trên thế giới kiếm bộn tiền.

Tại buổi lễ bế mạc của Olympic Rio năm 2016, cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo xuất hiện với tư cách nước chủ nhà của Olympic 2020 đã mặc trang phục của nhân vật trò chơi điện tử huyền thoại Super Mario, xuất hiện kèm video với hàng loạt biểu tượng văn hóa của Nhật như Doraemon, mèo Hello Kitty... đây đều là những thương hiệu văn hóa xuất khẩu siêu lợi nhuận của Nhật Bản. Từ năm 2013, chiến lược xuất khẩu văn hóa ở Nhật đã được khởi xướng với hàng loạt biểu tượng văn hóa được xuất khẩu.

Thần kỳ nhất, phải kể đến ngành công nghiệp văn hóa giải trí phát triển như vũ bão và tạo sức ảnh hưởng rộng khắp thế giới của Hàn Quốc. Mới nhất, khi nhóm nhạc Blackpink trình diễn trên sân khấu âm nhạc của lễ trao giải MTV Video Music Awards 2022, Kpop đã cho thấy họ chinh phục khán giả Mỹ bằng âm nhạc bản địa như thế nào. Giờ đây, Kpop với những nhóm nhạc hát tiếng Hàn đã khuynh đảo những bảng xếp hạng âm nhạc lớn nhất thế giới và tham gia trình diễn trên những sân khấu lớn nhất hành tinh.

Chỉ bằng sức mạnh của nền công nghiệp văn hóa giải trí, trong đó mũi nhọn là âm nhạc và phim ảnh, Hàn Quốc - từ một quốc gia nghèo bậc nhất Châu Á thập niên 1960 đã trở thành nền kinh tế có GDP đứng thứ 4 Châu Á và đứng thứ 10 thế giới (theo số liệu năm 2020).

Một nhóm nhạc Kpop nộp thuế ngang bằng một hãng xe ô tô. Cụ thể hơn, nếu so sánh giá trị kinh tế của nhóm nhạc hàng đầu Hàn Quốc là BTS - với nền xuất khẩu đang đứng thứ 2 thế giới của Việt Nam là xuất khẩu gạo, sẽ thấy, BTS đang kiếm được nhiều tiền hơn cả ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 6,2 triệu tấn tương đương 3,3 tỉ USD, tăng 5% so với năm 2020. Trong khi, từ năm 2018, New York Post dẫn số liệu của Viện Nghiên cứu Hyundai (HRI) ước tính 7 thành viên BTS đã mang về cho nền kinh tế Hàn Quốc 3,6 tỉ USD mỗi năm. Con số này tương đương với đóng góp của 26 công ty có quy mô trung bình khi đó.

Đến năm 2020, theo CNN, BTS đã đóng góp giá trị hơn 4,5 tỉ USD cho nền kinh tế Hàn Quốc, chiếm 0,3% tổng GDP.

Có nghĩa, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2021 chưa bằng đóng góp của 1 nhóm nhạc Kpop - BTS cho GDP Hàn Quốc - tính từ số liệu năm 2018. Điều đó cho thấy, những sản phẩm văn hóa có thể đóng góp cho kinh tế ở mức lớn như thế nào.

Với phim ảnh, Hàn Quốc cũng cho thấy sự phát triển vượt bậc, tiến xa khỏi biên giới, tạo sức ảnh hưởng khắp toàn cầu và mang đến lợi nhuận “khủng” ở nhiều ngành nghề, bao gồm cả du lịch, thời trang, mỹ phẩm, điện thoại, xuất khẩu xe hơi...

Việt Nam chúng ta có gì?

Nền công nghiệp văn hóa ở Việt Nam được xác định gồm 12 lĩnh vực chính: Quảng cáo, Kiến trúc, Phần mềm và các trò chơi giải trí, Thủ công mỹ nghệ, Thiết kế, Điện ảnh, Xuất bản, Thời trang; Nghệ thuật biểu diễn (gồm âm nhạc và nhiều ngành biểu diễn khác như múa - nhạc hiện đại, giao hưởng, opera, ballet, kịch hát dân ca, tạp kỹ...), Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Truyền hình và phát thanh; Du lịch văn hóa.

Trong kế hoạch phát triển nền công nghiệp văn hóa của Thủ đô, Hà Nội kỳ vọng, thời gian tới điện ảnh sẽ có những bộ phim bom tấn, bên cạnh đó những điểm đến di sản, những làng nghề truyền thống, truyền hình... sẽ mang đến doanh thu cho GRDP như ở các quốc gia khác.

Thế nhưng, nhìn trên thực tiễn, điện ảnh Việt đang đối diện với nhiều khó khăn. Sau 2 năm tê liệt vì dịch, loạt phim ra rạp trong 8 tháng đầu năm 2022 hầu hết đều thua lỗ nặng nề. Nếu điện ảnh, truyền hình, âm nhạc... là những lĩnh vực giúp Hàn Quốc khuynh đảo thế giới, ở Việt Nam, đó lại là những ngành đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trong 12 lĩnh vực được xác định là “mũi nhọn” giúp công nghiệp văn hóa ở Việt Nam phát triển trong 5 năm tới, chỉ có 2 ngành được được đánh giá có tiềm năng hơn cả là Du lịch văn hóa và Thủ công mỹ nghệ. Du lịch văn hóa đang có sức hút với khách quốc tế, trong khi Thủ công mỹ nghệ đã tìm được đường xuất khẩu từ lâu.

Theo đánh giá của NSND Trọng Trinh, với những lĩnh vực đang phát triển lớn mạnh ở nhiều quốc gia như điện ảnh, âm nhạc, thời trang, truyền hình... sẽ phải cần thêm nhiều thời gian, phải cần đến sự đầu tư đồng bộ từ nhà nước, cần lực lượng nhân tài, cần sự hỗ trợ từ các ban ngành, cần cả chiến lược đào tạo con người ở mọi khâu sản xuất...

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Đến 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn

Hạ Nguyên |

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 217/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22.2.2022 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tìm hướng xây dựng một nền công nghiệp văn hóa có lợi nhuận

Hào Hoa |

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ VHTTDL đã tổng kết và hiện đang trình Chính phủ ban hành một chiến lược mới về công nghiệp văn hóa theo hướng có trọng tâm trọng điểm, trong đó phát huy tối đa những lợi thế của các ngành có tiềm năng đóng góp cho công nghiệp văn hóa chứ không phải khu trú lại.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Đến 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn

Hạ Nguyên |

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 217/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22.2.2022 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tìm hướng xây dựng một nền công nghiệp văn hóa có lợi nhuận

Hào Hoa |

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ VHTTDL đã tổng kết và hiện đang trình Chính phủ ban hành một chiến lược mới về công nghiệp văn hóa theo hướng có trọng tâm trọng điểm, trong đó phát huy tối đa những lợi thế của các ngành có tiềm năng đóng góp cho công nghiệp văn hóa chứ không phải khu trú lại.