Nhiều điểm mới trong Dự thảo Luật Điện ảnh

Việt Văn |

Sau bao nhiêu lần chỉnh sửa, bổ sung qua nhiều hội nghị, hội thảo, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội Kỳ họp thứ 3 tháng 5.2022 thông qua. Không chỉ so với Luật Điện ảnh 2006 (sửa đổi, bổ sung 2009) mà ngay cả so với bản dự thảo Luật trình Quốc hội tháng 11.2021 thì dự thảo lần này đã có những chỉnh sửa đáng kể, để tạo hành lang pháp lý cho công nghiệp điện ảnh.

Làm rõ, vi chỉnh nhiều khái niệm cơ bản

Đã là Luật - mọi từ ngữ đều phải chuẩn chỉ. Khái niệm Điện ảnh trong dự thảo trình Quốc hội Kỳ họp thứ 3 này được hiểu là ngành nghệ thuật tổng hợp áp dụng công nghệ nghe nhìn và các thủ pháp sáng tác để sản xuất phim (trong dự thảo trước đây là nghệ thuật sáng tạo...). Cũng như “Phim” không còn là “tác phẩm nghệ thuật” mà đã được chỉnh sửa là “tác phẩm điện ảnh”.

Đặc biệt cụm từ công nghiệp điện ảnh trong dự thảo trình Quốc hội tháng 11.2021 ghi là Công nghiệp điện ảnh là hoạt động điện ảnh nhằm tạo ra các giá trị văn hóa nghệ thuật, kinh tế và thị trường điện ảnh. Còn nay chỉnh thành: Công nghiệp điện ảnh là ngành kinh tế sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, sử dụng tài năng nghệ thuật, tiềm năng văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra các tác phẩm điện ảnh và dịch vụ điện ảnh.

Với sự thay đổi này, có thể thấy điện ảnh đã được xác định là ngành kinh tế - tức là phải làm ra tiền, phải có lãi, có điều là “kinh tế sáng tạo” để tránh đổ đồng điện ảnh với các loại hình kinh doanh khác cũng như xác định tính đặc thù của điện ảnh.

Còn “Phân loại phim” là việc thẩm định nội dung phim, xếp loại phim để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến.

Ở mục 1 Điều 4. Nguyên tắc của hoạt động điện ảnh nêu rõ là “Xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của Nhân dân và hội nhập quốc tế. So với dự thảo năm ngoái là “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập quốc tế và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân”.

Mục  5 điều 4: Phát triển công nghiệp điện ảnh phù hợp quy luật thị trường, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chữ “phù hợp” ở đây thay thế cho từ “tôn trọng” trước đây là hợp lý.

Những bổ sung và một số khái niệm cần làm rõ thêm

Ở Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh có bổ sung mục 1 là “Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực, thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, phát triển thị trường điện ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”.

Về chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cho các hoạt động điện ảnh trong đó có sản xuất phim ở mục 2a điều 5 có nêu: Sản xuất phim thực hiện theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị của Nhà nước về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, miền núi, biên giới, hải đảo, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.

Đáng chú ý ở đây là cụm từ “bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam” đã thay thế cho “các vấn đề của cuộc sống đương đại” (như dự thảo tháng 11.2021).  Bởi khái niệm các vấn đề của cuộc sống đương đại còn khá chung chung và việc “nhận diện” đâu là vấn đề thực sự của cuộc sống đương đại phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn chủ quan của cá nhân.

Ngoài ra, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cho các hoạt động điện ảnh ở điều 5 mục 2 có thêm khoản i) Xây dựng trường quay hiện đại cung cấp dịch vụ sản xuất phim gắn với hoạt động du lịch, giải trí; và k) Xây dựng hệ thống hạ tầng thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh. Đưa câu chuyện trường quay vào dự án Luật là hoàn toàn đúng đắn, bởi điện ảnh Việt Nam muốn thực sự trở thành công nghiệp điện ảnh bắt buộc phải có những trường quay hiện đại, có thể làm bối cảnh cho 3, 4 đoàn làm phim cùng lúc và sau đó chính là địa điểm du lịch cho du khách...

Điều 9. Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh ở mục 1 “Nghiêm cấm hoạt động điện ảnh có nội dung sau đây” ở khoản h có ghi: “Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người,; trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa”.

Chắc chắn sẽ phải có những văn bản dưới Luật để hướng dẫn cho các nhà làm phim Việt rõ đâu là phim kích động bạo lực phải cấm và đâu là phim bạo lực “đúng Luật” khi nói cái ác để đề cao cái thiện. Bởi ranh giới trong chuyện này nhiều khi rất mong manh...

Nhìn chung, những thay đổi làm dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) chặt chẽ hơn và sát với tình hình hoạt động điện ảnh hiện nay hơn, tất nhiên việc soạn thảo các văn bản dưới Luật sẽ giải thích rõ và chi tiết hóa những quy định cụ thể trong Luật.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Góp ý về Luật Điện ảnh, rất cần “nói có sách mách có chứng”

Việt Văn |

Sáng 29.3, tiếp tục hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới đây. Nhiều ý kiến thẳng thắn, dân chủ, nhưng cũng có một số ý kiến chưa thực sự thuyết phục vì thiếu những dẫn chứng cụ thể.

Sửa đổi Luật Điện ảnh để quản lý việc phát hành, phổ biến phim trên Internet

Ngọc Bích |

Dịch vụ OTT TV  là một trong 5 loại hình dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18.01.2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Dịch vụ OTT TV có thể được triển khai theo phương thức trang thông tin điện tử (website) hoặc ứng dụng (hay còn gọi là app).

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Góp ý về Luật Điện ảnh, rất cần “nói có sách mách có chứng”

Việt Văn |

Sáng 29.3, tiếp tục hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới đây. Nhiều ý kiến thẳng thắn, dân chủ, nhưng cũng có một số ý kiến chưa thực sự thuyết phục vì thiếu những dẫn chứng cụ thể.

Sửa đổi Luật Điện ảnh để quản lý việc phát hành, phổ biến phim trên Internet

Ngọc Bích |

Dịch vụ OTT TV  là một trong 5 loại hình dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18.01.2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Dịch vụ OTT TV có thể được triển khai theo phương thức trang thông tin điện tử (website) hoặc ứng dụng (hay còn gọi là app).