Sửa đổi Luật Điện ảnh để quản lý việc phát hành, phổ biến phim trên Internet

Ngọc Bích |

Dịch vụ OTT TV  là một trong 5 loại hình dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18.01.2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Dịch vụ OTT TV có thể được triển khai theo phương thức trang thông tin điện tử (website) hoặc ứng dụng (hay còn gọi là app).

Doanh nghiệp (DN) trong nước cung cấp dịch vụ OTT TV phải có giấy phép do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) cấp. Nội dung trên dịch vụ: Phải gồm có kênh chương trình, và nội dung theo yêu cầu (VOD). Nội dung VOD trên dịch vụ được cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động PTTH biên tập theo quy định. Phim là một trong các loại nội dung VOD, thực hiện theo quy định của pháp luật về báo chí, điện ảnh (có giấy phép phổ biến phim hoặc có quyết định phát sóng của người đứng đầu các Đài PTTH).

Dịch vụ OTT TV do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý chỉ là một trong rất nhiều loại dịch vụ sử dụng mạng internet để cung cấp nội dung đến cho người dùng. Hiện trên mạng internet vẫn đang tồn tại các trang web, các app cung cấp phim (gồm cả miễn phí và thu tiền người xem thông qua hình thức cho thuê phim, cho mua phim) nhưng không được cấp có thẩm quyền về điện ảnh cấp phép phổ biến phim, nên có nhiều nội dung chưa phù hợp, thậm chí vi phạm pháp luật; cung cấp phim không có bản quyền... Để quản lý được các loại hình này, cần sửa đổi Luật điện ảnh một cách toàn diện.

Quản lý về phim là quản lý về nội dung và việc quản lý nội dung này phải được thực hiện đồng bộ về cách thức quản lý. Bởi việc phát sóng trên truyền hình, chiếu tại rạp hay cung cấp trên môi trường internet chỉ là phương thức để cung cấp phim đó đến người xem.

Với quan điểm, chủ trương quản lý thông tin trên hạ tầng mạng đã được quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP và cả Nghị định sửa đổi Nghị định 72/2013 đang được xây dựng, thì Luật Điện ảnh sửa đổi cần thống nhất việc phát hành, phổ biến phim trên mạng internet là dịch vụ ứng dụng chuyên ngành thuộc lĩnh vực điện ảnh và thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL.

Để quan điểm, chủ trương quản lý này đi vào cuộc sống nên những năm gần đây, trong các báo cáo kiến nghị Quốc hội, Chính phủ liên quan đến chính sách, Bộ TTTT đều nhấn mạnh: Hiện nay, lĩnh vực quản lý của hầu hết các Bộ, ngành đều được cung cấp trên mạng thông qua ứng dụng chuyên ngành, như mua bán trực tuyến, thanh toán trực tuyến, khám chữa bệnh trực tuyến, giáo dục - đào tạo trực tuyến, phát hành, phổ biến phim trực tuyến, thanh toán trực tuyến… Do đó, việc quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin, dịch vụ trên mạng liên quan đến nhiều Bộ, ngành. Vì vậy, để việc quản lý nội dung, dịch vụ trên mạng một cách hiệu quả cần có sự vào cuộc mạnh mẽ và có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành có liên quan. Đồng thời cũng cần có sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ, ngành để từng bộ, ngành chủ động trong công tác quản lý, quản lý tốt lĩnh vực thuộc trách nhiệm của mình trên môi trường mạng.

Trên thực tế, năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện khá tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành, phổ biến phim trên mạng internet, qua sự việc phim sitcom Căn hộ số 69 phát hành trên YouTube. Thời điểm đó, Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã vào cuộc. Ngày 20.6.2014, Cục Điện ảnh có văn bản gửi Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử lý êkip làm phim Căn hộ số 69 vì đã vi phạm Luật Điện ảnh, phát hành phim chưa có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và tự ý dán nhãn 18+. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định xử phạt hành chính Nguyễn Thành Nam (tức Nam Cito), giám đốc sản xuất Căn hộ số 69, 10 triệu đồng - mức phạt cao nhất đối với những hành vi vi phạm Nghị định 158 của Chính phủ. Quyết định nêu rõ, Nam Cito đã "chiếu phim chưa được phép phổ biến tại nơi công cộng". Ngoài ra, văn bản nêu rõ, tình tiết tăng nặng là nhà sản xuất phim "vi phạm hành chính có tổ chức".

Đồng bộ với quan điểm nêu trên, phù hợp với quy định pháp luật về báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị sửa đổi Luật Điện ảnh về phổ biến phim trên Internet, trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng internet theo hướng:

Thống nhất quản lý theo 1 tiêu chí chung, không phân biệt nội dung phim được chiếu ngoài rạp, chiếu trên truyền hình và chiếu trên mạng internet, theo đó cần quy định chi tiết nhất có thể về các nội dung bị cấm trên phim; nội dung bị hạn chế, ... Về đầu mối quản lý nội dung phim theo pháp luật về điện ảnh nên tập trung về Bộ VHTTDL.

Đối với phim phổ biến trên mạng internet, trên dịch vụ OTT TV phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh cấp giấy phép phổ biến hoặc phải được cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình biên tập, quyết định phát sóng, phổ biến.

Đồng thời, cần có các quy định về cảnh báo rõ ràng cho người xem về những nội dung có thể không phù hợp, nguy hiểm, ... và gỡ bỏ nội dung vi phạm khi có yêu cầu; đơn vị cung cấp buộc phải cung cấp công cụ để người xem có thể phản ánh về nội dung vi phạm, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Ngọc Bích
TIN LIÊN QUAN

3 tác phẩm điện ảnh “bom tấn” đổ bộ tại các rạp phim tháng 11

Tuấn Đạt |

Thị trường điện ảnh thế giới thời điểm cuối năm dần trở nên sôi động hơn trước sự đổ bộ của hàng loạt tác phẩm, hứa hẹn làm bùng nổ các rạp khi công chiếu.

Liên hoan phim - cơ hội để Huế khai thác mạnh hơn tiềm năng điện ảnh

Hoàng Văn Minh |

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII sắp được khai mạc tại Huế. Đây là cơ hội để Huế khai thác mạnh hơn nữa tiềm năng điện ảnh đã được chứng minh trong thời gian qua.

Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh: "Chúng tôi sẽ cẩn trọng khi cấm chiếu phim"

Hải Minh |

Theo Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Lý Phương Dung, việc quyết định dừng một bộ phim hay cấm chiếu phải có sự đánh giá cẩn trọng dựa trên nhiều cơ sở.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

3 tác phẩm điện ảnh “bom tấn” đổ bộ tại các rạp phim tháng 11

Tuấn Đạt |

Thị trường điện ảnh thế giới thời điểm cuối năm dần trở nên sôi động hơn trước sự đổ bộ của hàng loạt tác phẩm, hứa hẹn làm bùng nổ các rạp khi công chiếu.

Liên hoan phim - cơ hội để Huế khai thác mạnh hơn tiềm năng điện ảnh

Hoàng Văn Minh |

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII sắp được khai mạc tại Huế. Đây là cơ hội để Huế khai thác mạnh hơn nữa tiềm năng điện ảnh đã được chứng minh trong thời gian qua.

Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh: "Chúng tôi sẽ cẩn trọng khi cấm chiếu phim"

Hải Minh |

Theo Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Lý Phương Dung, việc quyết định dừng một bộ phim hay cấm chiếu phải có sự đánh giá cẩn trọng dựa trên nhiều cơ sở.