Nhà văn trăn trở với cuộc sống mưu sinh của người lao động dân tộc thiểu số

Thanh Hải (thực hiện) |

Tiểu thuyết “Chiếc yếm ngực màu đỏ” của nhà văn Đinh Ngọc Hùng viết về cuộc sống lao động, mưu sinh của đồng bào dân tộc thiểu số, giành giải Khuyến khích Cuộc thi “Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn”.

Dưới đây là những chia sẻ của nhà văn Đinh Ngọc Hùng với phóng viên Báo Lao Động về tác phẩm:

Cảm xúc của anh khi tác phẩm “Chiếc yếm ngực màu đỏ” đạt giải Khuyến khích Cuộc thi “Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn”?

- Tôi là người viết văn chuyên nghiệp và cũng đã tham gia một số cuộc thi. Trong đó, cuộc thi này để lại ấn tượng và cảm xúc sâu sắc nhất. Đây là cuộc thi có giải thưởng lớn nhất về văn chương từ trước đến nay mà tôi từng thấy. Mặc dù chỉ đạt giải Khuyến khích thôi nhưng đó là niềm vui cực lớn. Đặc biệt, đây là cuộc thi được tổ chức trang trọng và ý nghĩa ở Nhà hát Lớn, chứng minh đây là giải thưởng danh giá của toàn quốc.

Khi được giải, tôi đã khoe với anh em đồng nghiệp, khoe với đồng chí lãnh đạo. Sau đó, các bạn ở Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương cũng điện thoại chúc mừng, hỏi han. Cũng cảm ơn Liên đoàn Lao động đã thông tin để tôi biết đến để tham gia cuộc thi này.

Hôm 3.12, tôi có lên Hà Nội gặp lớp bạn bè cũ và được nhiều người chúc mừng, tôi nhận ra sự yêu mến, trân trọng của đồng nghiệp. Tôi vui và không nghĩ là giải thưởng của mình có sức lan tỏa như vậy.

Nguồn cảm hứng nào khiến anh đến với văn chương nói chung và thực hiện tác phẩm này nói riêng?

- Nói về viết văn, tôi đã viết từ những năm ngoài 20 tuổi. Năm 2015, tôi thi đậu khoa Sáng tác lý luận phê bình của Đại học Văn hóa Hà Nội, được tiếp xúc nhiều hơn với các đàn anh như thầy Phạm Xuân Nguyên, thầy Trần Hòa Bình, thầy Chu Văn Sơn… Tôi bắt đầu sáng tác chắc tay, ra bài đều đặn hơn trên các báo lớn.

Năm 2021 có cuộc thi về đề tài công nhân công đoàn, khơi dậy cho tôi niềm cảm hứng mãnh liệt để bắt đầu sáng tác tiểu thuyết. Tôi chọn viết về miền núi vì có một anh bạn thân, cũng làm phóng viên và hay trao đổi với nhau.

Tuy là cuốn tiểu thuyết đầu tay nhưng tôi viết khá suôn sẻ, mất hơn 2 tháng để hoàn thành. Sau đó, tôi gửi nhờ bạn chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về văn hóa sao cho chính xác nhất.

Thông điệp anh muốn gửi gắm qua tuyến nhân vật chính là gì?

- Trong cuốn tiểu thuyết này, tôi xây dựng 3 mạch truyện để kết cấu thành 1 truyện tổng thể. Trong đó, mạch truyện đầu tiên khiến tôi dồn nhiều nội lực, hiểu biết và tình cảm của mình nhất.

Tác phẩm kể về cuộc sống của những bạn trẻ người dân tộc đối mặt với nền kinh tế thị trường, cơm áo gạo tiền, mưu sinh, văn hóa và cả hủ tục, biến thiên đời sống, hội nhập quốc tế. Tất cả đã khiến những bạn trẻ này gồng mình đấu tranh để tìm được hướng đi, ấm no hạnh phúc. Hai mạch truyện còn lại mang tính chất bổ trợ.

Chất liệu từ đâu giúp anh hoàn thành tác phẩm này?

Tôi có làm công nhân và công tác tại 3 nhà máy thủy điện: Thủy điện Sê San 3, Thủy điện Plei Krông và Thủy điện Sơn La. Đó cũng là thời gian tôi được tiếp xúc với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Thái, Ê-đê... Chính điều đó tạo cho tôi khao khát khám phá vùng miền, được hòa đồng vào đời sống văn hóa của họ và viết về họ.

Đây cũng là cuốn tiểu thuyết được tôi cho vào rất nhiều chất vùng miền đã thu thập được. Trên cơ sở về trải nghiệm của bản thân, bài viết của bạn bè làm trong ngành báo chí đã giúp tôi hình thành nên cuốn tiểu thuyết này.

Có chi tiết nào trong tác phẩm khiến anh cảm thấy ám ảnh, nhớ mãi?

- Thứ nhất là việc hôn nhân cận huyết. Mặc dù nhà nước có chế độ hôn nhân, quy định độ tuổi, nhưng việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở vùng dân tộc vẫn xảy ra hằng ngày. Đây là những sự thật ám ảnh, đau lòng.

Thứ hai là chi tiết khiến tôi quyết định viết đề tài này. Bạn tôi có kể đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An, có những người mẹ mang thai nhưng trốn sang biên giới sinh nở và bán con của mình, lấy tiền về trang trải cuộc sống.

Thứ ba là những người con trai phải đi làm phu vàng ở các bãi vàng, đi đào mỏ. Có những người khi vào hang bị sập mang xác về bản, rất thương tâm.

Đó là những chi tiết ám ảnh mà tôi không nghĩ trong đời sống hiện đại lại có những việc như thế. Tất nhiên, đến bây giờ có những thứ đã được xử lý như việc sang biên giới bán bào thai… nhưng việc kết hôn cận huyết thì vẫn còn dai dẳng.

Cần phải giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho các bạn trẻ dân tộc thiểu số. Tuy điều đó không bị coi nhẹ nhưng để có những doanh nghiệp, dự án tiên phong về điều này thì chưa nhiều.

Việc các công ty sẵn sàng đến vùng sâu vùng xa mở công ty xí nghiệp, tạo công ăn việc làm cho các bạn trẻ dân tộc thiểu số thì vẫn còn hạn chế. Phải làm sao để giúp họ không phải rời xa quê hương, gia đình, nương rẫy mà vẫn có thể tiếp cận được phong cách làm việc hiện đại của công nhân bây giờ.

 
Thanh Hải (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Dạy nghề cho bà con dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm

BẢO LÂM |

Những năm qua, UBND huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đã thường xuyên quan tâm, tổ chức nhiều lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với định hướng phát triển du lịch cộng đồng.

BHXH Lào Cai tặng 1.542 thẻ BHYT đến với học sinh dân tộc thiểu số, người khó khăn

Quỳnh Chi |

Vừa qua, BHXH tỉnh Lào Cai đã phát động các chương trình ủng hộ tặng thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn năm 2023. Theo đó, toàn tỉnh sẽ trao tặng 1.542 thẻ BHYT đến với học sinh dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cuộc thi sáng tác văn học mang lại lợi ích thiết thực

Mỹ Linh thực hiện |

Thực hiện kế hoạch số 152/KH-TLĐ, ngày 23.11.2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tổ chức Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai tuyên truyền, khích lệ đoàn viên, người lao động tham gia. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Cảnh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa.

Vốn ưu đãi giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững

ANH HUY |

Nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp cho đồng bào, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số tại tỉnh Yên Bái, Hòa Bình có điều kiện phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững, tự chủ với cuộc sống.

Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Nhóm PV |

Ngày 26.11.2023, lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội, được phát trực tiếp trên báo Lao Động điện tử Laodong.vn, Fanpage, Youtube Báo Lao Động. Từ gần 500 truyện ngắn và tiểu thuyết dự thi, Ban Tổ chức đã lựa chọn 13 truyện ngắn và 11 tiểu thuyết đạt chất lượng để trao giải.

Đảm bảo quyền chính trị của người dân tộc thiểu số trong Quốc hội

HỮU CHÁNH |

Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc bảo đảm quyền chính trị, trong đó có quyền bầu cử, ứng cử cho người dân tộc thiểu số, bảo đảm phù hợp đại diện các dân tộc trong cơ quan Quốc hội.

Hỗ trợ tiếp cận thông tin với đồng bào dân tộc thiểu số

ANH HUY |

Giảm nghèo thông tin là 1 trong 6 mục tiêu giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, đã và đang được các cấp, các ngành triển khai quyết liệt.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Dạy nghề cho bà con dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm

BẢO LÂM |

Những năm qua, UBND huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đã thường xuyên quan tâm, tổ chức nhiều lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với định hướng phát triển du lịch cộng đồng.

BHXH Lào Cai tặng 1.542 thẻ BHYT đến với học sinh dân tộc thiểu số, người khó khăn

Quỳnh Chi |

Vừa qua, BHXH tỉnh Lào Cai đã phát động các chương trình ủng hộ tặng thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn năm 2023. Theo đó, toàn tỉnh sẽ trao tặng 1.542 thẻ BHYT đến với học sinh dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cuộc thi sáng tác văn học mang lại lợi ích thiết thực

Mỹ Linh thực hiện |

Thực hiện kế hoạch số 152/KH-TLĐ, ngày 23.11.2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tổ chức Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai tuyên truyền, khích lệ đoàn viên, người lao động tham gia. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Cảnh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa.

Vốn ưu đãi giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững

ANH HUY |

Nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp cho đồng bào, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số tại tỉnh Yên Bái, Hòa Bình có điều kiện phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững, tự chủ với cuộc sống.

Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Nhóm PV |

Ngày 26.11.2023, lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội, được phát trực tiếp trên báo Lao Động điện tử Laodong.vn, Fanpage, Youtube Báo Lao Động. Từ gần 500 truyện ngắn và tiểu thuyết dự thi, Ban Tổ chức đã lựa chọn 13 truyện ngắn và 11 tiểu thuyết đạt chất lượng để trao giải.

Đảm bảo quyền chính trị của người dân tộc thiểu số trong Quốc hội

HỮU CHÁNH |

Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc bảo đảm quyền chính trị, trong đó có quyền bầu cử, ứng cử cho người dân tộc thiểu số, bảo đảm phù hợp đại diện các dân tộc trong cơ quan Quốc hội.

Hỗ trợ tiếp cận thông tin với đồng bào dân tộc thiểu số

ANH HUY |

Giảm nghèo thông tin là 1 trong 6 mục tiêu giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, đã và đang được các cấp, các ngành triển khai quyết liệt.