Nhà văn Niê Thanh Mai:“Gió ở đây, nắng ở đây đều ấm áp như tình người"

Việt Văn (thực hiện) |

Nhà văn Niê Thanh Mai hiện là Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk; đã đoạt nhiều giải thưởng... Lao Động có cuộc trò chuyện với chị về văn và đời...

Ý tưởng chủ đạo nào bao trùm trong các tác phẩm của chị, có phải chăng là sự đau đáu làm sao để lưu giữ được bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên?

- Thực ra không phải riêng mình mà tất cả những ai từng sống và gắn bó với Tây Nguyên đều chung điều đó. Không biết có phải vì những người đàn ông trung niên da ngăm, nụ cười hiền đều giống cha tôi… mà tôi đều nghĩ đến quê mình mỗi khi đặt bút viết.

Tôi có một tham vọng rất lớn. Tôi muốn bất cứ ai đọc truyện của mình, họ đều muốn xách túi lên để đến đây.

Một bài báo viết rằng: Niê Thanh Mai viết để “trả nợ” buôn làng. Chị “nợ” những gì và bao giờ thì trả hết nợ?

- Tôi viết vì tha thiết với quê hương, vùng đất của mình đấy chứ. Đó là sự tự nguyện và hạnh phúc khi được tắm mình trong những điều đẹp đẽ rất đỗi bình dị của vùng đất nơi tôi sinh ra và lớn lên đấy, không phải là sự trả nợ đâu.

Thực ra tôi không thích cụm từ “trả nợ”. Đấy là nghĩa vụ. Là miễn cưỡng khi buộc phải thế. Mà tôi thì không hề miễn cưỡng. Tôi hạnh phúc khi được viết. Hạnh phúc vì sau chuỗi ngày rất dài vì bận rộn với những bộn bề công việc, lo toan cho cuộc sống, gia đình, tôi đã không thể viết một cách thực sự được. Bây giờ, ngay cả lúc những bộn bề của cuộc sống vẫn ngổn ngang, ngay cả lúc sóng gió và những vất vả vẫn còn đó nhưng tôi tìm được cho mình điểm tựa tinh thần rất lớn. Đó là được tiếp tục viết và trải lòng mình. Hạnh phúc chỉ đơn thuần là như thế mà thôi.

Chị viết bằng những trải nghiệm của bản thân hay bằng trí tưởng tượng, hư cấu nhiều hơn? Và chị có sợ một ngày nào đó, chữ nghĩa cứ tuột khỏi tay mình?

- Tôi không hư cấu nhiều…Tất cả nhân vật của mình, tôi đã gặp, đã tiếp xúc và nghe kể. Tất cả những cốt truyện của tôi có thể trong cuộc đời của ai đó. Những chi tiết vụn vặt nào đó. Bất chợt lúc viết tự tìm về với tôi. Vì thế có lúc tôi viết rất nhanh, như thể lên đồng. Không biết có thể vì thế mà một đôi lúc vừa viết vừa hoảng hốt, vì câu chữ cứ thế cuốn tôi đi. Không biết có phải vì những điều ấy mà lúc nào tôi cũng sợ nhân vật của mình tổn thương. Tôi yêu nhân vật trong tác phẩm của mình. Bất kể là tốt hay xấu, họ luôn có phần con người trong đó.

“Anh hỏi tôi, có một ngày chữ nghĩa cứ tuột khỏi tay mình?” Tôi tự hỏi điều đó cách đây vài năm. Khi ngồi trước máy tính hàng giờ đồng hồ, tôi không thể viết được đoạn văn nào. Lúc ấy tôi đã bật khóc và tuyệt vọng. Tôi tự trách mình ghê gớm.

Sau đó, tôi bắt đầu viết lại được. Chậm. Và tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng vì điều đó. Tôi đã nghĩ, không biết tôi sẽ viết được nhiều và dài lâu hay không? Nhưng bây giờ, lúc này mình đang tìm được niềm vui cùng văn chương và bạn bè.

Độc giả đón nhận những tác phẩm của chị như thế nào? Và chị có bị tác động bởi những phản hồi của độc giả?

- Có người thờ ơ. Có người thích thú. Đó là chuyện bình thường khi mình xuất bản đứa con tinh thần của mình. Nhưng tôi không bao giờ tặng/bán sách cho người không yêu sách. Thậm chí khi người ta nhắn tin đề nghị tôi bán sách vì họ muốn ủng hộ tôi. Tôi đã từ chối. Tôi muốn những gì mình viết bằng hết tâm trí và tình yêu phải đến với người cần thực sự chứ không phải vì sự vị nể hay tội nghiệp.

Những khen chê dành cho tác phẩm của tôi có đủ. Tôi luôn lắng nghe. Và những khi ấy tôi thẳng thắn nhìn lại bản thân mình và tự hỏi “Vì sao lại thế?” Có lúc tôi thấy họ chê đúng. Họ góp ý đúng. Thế là tôi lại mày mò tìm hiểu. Nhất là khi tác phẩm của tôi viết về vùng đất Tây nguyên với những đặc trưng về dân tộc, văn hoá rất riêng. Mà kiến thức về văn hoá là vô tận.

Có những cô chú, anh chị đã dành thời gian để nói chuyện với tôi về tác phẩm họ đọc được. Họ cho tôi thấy rằng tôi chưa thoát ra khỏi những quanh quẩn đời thường như thế nào… Không ít lời góp ý chân thành đã cho tôi những điều tốt đẹp như thế. Tôi nghĩ với một người viết, thực sự đó là điều giá trị từ bạn đọc, từ đồng nghiệp của mình.

Là một nữ chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Đắk Lắk khi còn khá trẻ, chỉ có hành động cụ thể mới thuyết phục được những bậc “tiền bối” trong làng văn nghệ tỉnh nhà, chị đã có những sáng kiến, đổi mới nào?

- Vốn dĩ văn học nghệ thuật là sự sáng tạo, là một chuỗi của những đổi mới rồi. Tôi chỉ là thế hệ hậu sinh tiếp nối những tâm huyết, nguyện vọng của các thế hệ văn nghệ sĩ tiền bối, làm tiếp công việc quản lý VHNT mà thôi.

Trang web của Hội văn học nghệ thuật Đắk Lắk mới ra mắt tháng 9.2022 như một dấu mốc đánh dấu một chặng đường mới, chị kỳ vọng gì ở nó và điều chị trăn trở nhất với lực lượng sáng tác của tỉnh nhà là gì?

- Hội VHNT Đắk Lắk là một trong ít Hội cấp tỉnh thực hiện và ra mắt trang website muộn mằn so với các tỉnh bạn. Mặc dù vậy, đối với văn nghệ sĩ Đắk Lắk chúng tôi, đây được xem là dấu mốc đáng nhớ để tiếp theo những hoạt động mang tính cập nhật công nghệ mới để góp phần lan toả tác phẩm văn học nghệ thuật sẽ đến gần hơn với công chúng.

Tôi trăn trở về nhiều điều lắm. Nhất là sự phát triển của văn học nghệ thuật của Đắk Lắk nói riêng, vùng Tây nguyên nói chung vẫn còn chậm quá, manh mún quá. Chưa có tác phẩm xuất sắc, chưa có tác giả nổi bật. Tiếng nói về văn hoá và vùng đất Tây nguyên chưa thu hút các văn nghệ sĩ dốc hết tâm sức để làm bật lên nét đẹp ấy trên diễn đàn. Và còn nhiều điều mà không thể một lúc có thể kể hết lúc này…

Cảm ơn Niê Thanh Mai và chờ đón những tác phẩm mới đặc sắc của chị!.

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - người viết chữ bằng chân qua đời

DI PY |

TPHCM - Theo thông tin từ người thân, vào 2h ngày 28.9, nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - người thầy viết chữ bằng chân - qua đời tại TP Thủ Đức (TP.HCM), hưởng thọ 76 tuổi.

“Nhà văn chúng tôi vẫn đau đáu, day dứt với số phận người lao động”

Hiền Hương (thực hiện) |

“Hình ảnh người công nhân, nông dân hay công an, quân đội... chỉ là đề tài. Văn học phải số phận hóa, nhân cách hóa, nhân văn hóa những câu chuyện ấy” -  nhà thơ, nhà văn  Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam - chia sẻ trong cuộc trò chuyện với Lao Động.

Chính phủ luôn muốn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các nhà văn

Tường Minh |

“Lãnh đạo Chính phủ luôn muốn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các nhà văn để cùng bàn bạc, tìm hướng phát triển sự nghiệp văn học nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X .

Vì sao chúng ta viết - góc nhìn của lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam

Tường Minh |

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch và nhà thơ Trần Hữu Việt, Trưởng ban Văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam nói  về "vì sao chúng ta viết".

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - người viết chữ bằng chân qua đời

DI PY |

TPHCM - Theo thông tin từ người thân, vào 2h ngày 28.9, nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - người thầy viết chữ bằng chân - qua đời tại TP Thủ Đức (TP.HCM), hưởng thọ 76 tuổi.

“Nhà văn chúng tôi vẫn đau đáu, day dứt với số phận người lao động”

Hiền Hương (thực hiện) |

“Hình ảnh người công nhân, nông dân hay công an, quân đội... chỉ là đề tài. Văn học phải số phận hóa, nhân cách hóa, nhân văn hóa những câu chuyện ấy” -  nhà thơ, nhà văn  Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam - chia sẻ trong cuộc trò chuyện với Lao Động.

Chính phủ luôn muốn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các nhà văn

Tường Minh |

“Lãnh đạo Chính phủ luôn muốn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các nhà văn để cùng bàn bạc, tìm hướng phát triển sự nghiệp văn học nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X .

Vì sao chúng ta viết - góc nhìn của lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam

Tường Minh |

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch và nhà thơ Trần Hữu Việt, Trưởng ban Văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam nói  về "vì sao chúng ta viết".